Việt Nam có nhiều cơ hội đón làn sóng đầu tư hậu Covid-19

Chia sẻ

Ngày 15/6, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội trường về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2019, tình hình thực hiện những tháng đầu năm 2020; phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2018.

Đại biểu quốc hội Nguyễn Thị Lan (đoàn Hà Nội) phát biểu thảo luận tại phiên họpẢnh: Quochoi.vnĐại biểu quốc hội Nguyễn Thị Lan (đoàn Hà Nội) phát biểu thảo luận tại phiên họp Ảnh: Quochoi.vn

Tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

Qua thảo luận tại phiên họp, các đại biểu Quốc hội cho rằng, thời gian qua, tăng trưởng kinh tế toàn cầu sụt giảm mạnh, thị trường bị thu hẹp, nhất là lĩnh vực dịch vụ. Theo dự báo mới nhất của Ngân hàng Thế giới, năm 2020, kinh tế toàn cầu có thể tăng trưởng âm 5,2%. Tại Việt Nam, mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19 nhưng tăng trưởng GDP trong quý I/2020 đã đạt 3,82%, thuộc nhóm những nước tăng trưởng cao của khu vực và trên thế giới; lạm phát được kiểm soát, giá tiêu dùng được bình ổn; an ninh năng lượng, an toàn thực phẩm được bảo đảm… Đây là cơ hội tốt để Việt Nam lập trình quá trình mở lại nền kinh tế, chủ động bảo vệ năng lực sản xuất, kinh doanh trong nước, phát huy động lực kép và sức mạnh của dân tộc Việt Nam để phát triển kinh tế, ổn định xã hội.

Tuy nhiên, các đại biểu nhấn mạnh, mặc dù chúng ta đã có những thành tựu trong việc chống dịch, nhưng kinh tế nước ta đã phải chịu ảnh hưởng, sa sút nghiêm trọng từ dịch bệnh, việc quay lại phục hồi nền kinh tế trong thời gian tới như thế nào là rất quan trọng.

Theo đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (đoàn Bến Tre), cần thiết phải bổ sung vào Kỳ họp thứ 9 này một Nghị quyết riêng về việc phục hồi kinh tế - xã hội sau dịch để đồng hành cùng Chính phủ và nhân dân. Cùng với đó, đề nghị Chính phủ nới lỏng tối đa cho các doanh nghiệp (DN) hoạt động và phát triển.

“Dọn tổ đón đại bàng thì cũng nên rắc thóc cho chào mào, chim sẻ”

Thảo luận về giải pháp để thực hiện mục tiêu kép “Tái khởi động lại và khôi phục nền kinh tế”, tại phiên họp, nhiều ý kiến đại biểu cũng đề nghị, thời gian tới, chúng ta cần tập trung tháo gỡ khó khăn cho DN. Những tháng đầu năm 2020, dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng hầu hết đến các DN từ doanh thu, việc làm, thu nhập, đời sống của người lao động… Chính phủ đã ban hành những chính sách để hỗ trợ DN, hộ kinh doanh, người lao động nhưng quá trình thực hiện các chính sách còn chậm đi vào cuộc sống.

Theo đại biểu Quốc hội Bùi Thanh Tùng (đoàn Hải Phòng), thời gian qua, nhờ sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng, nhiều địa phương đã “trải thảm đỏ” cho các tập đoàn, DN lớn đa quốc gia về đầu tư ở địa phương mình. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, nhiều DN phải mất từ 3-4 năm cho việc chạy lòng vòng và bước dần qua các thủ tục này, thực sự cảm thấy hụt hơi, nản chí. Các đại biểu cho rằng, “chúng ta đang dọn tổ đón đại bàng thì cũng nên rắc thóc cho chào mào, chim sẻ” để thực sự có được sự công bằng và tạo niềm tin cho cộng đồng DN phát huy nội lực của DN trong nước, góp phần nhanh chóng hồi phục kinh tế.

Theo đại biểu Nguyễn Thị Lan (đoàn Hà Nội), trong thời gian trước mắt và lâu dài, chúng ta cần chú trọng phát triển khoa học công nghệ để áp dụng cả trong quản lý, tổ chức sản xuất, giám sát an toàn chất lượng, đặc biệt là phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo công nghệ, coi đây là giải pháp đột phá, động lực then chốt cho sự phát triển kinh tế-xã hội nhanh và bền vững.

LÝ THANH

Tin cùng chuyên mục

Giải đáp những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động

Giải đáp những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động

(PNTĐ) -Ngày 24/4, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đan Phượng tổ chức buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến, truyền thông chính sách năm 2024 với chủ đề "Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động"; với sự tham dự của hơn 300 cán bộ công đoàn, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) huyện Đan Phượng.
Hơn 600 điểm cầu tổ chức tập huấn về Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

Hơn 600 điểm cầu tổ chức tập huấn về Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

(PNTĐ) - Sáng 23/4, Ban Chỉ đạo xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở thành phố Hà Nội phối hợp với Ban Tổ chức Thành ủy tổ chức lớp tập huấn việc thực hiện Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở và các Nghị định liên quan bằng hình thức trực tuyến từ điểm cầu Thành ủy đến 610 điểm cầu cơ sở. Đồng chí Đỗ Anh Tuấn, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Dân vận Thành ủy, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở thành phố dự và phát biểu chỉ đạo.