Bước "chuyển mình" của công tác Hội những năm đầu thời kỳ Đổi mới

Chia sẻ

Đại hội Đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ VI (1987) được xem là dấu mốc trong đổi mới nội dung, phương thức hoạt động Hội. Đại hội xác định phải chuyển mạnh hoạt động thiết thực của Hội xuống cơ sở, địa bàn dân cư, đi sâu vào từng đối tượng, vận động giáo dục phụ nữ; tập trung mọi hoạt động của Hội vào việc đấu tranh thực hiện các chính sách xã hội

Chủ tịch danh dự Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Định thăm hỏi các nữ thương binh nặng ở TPHCM năm 1992

Chủ tịch danh dự Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Định thăm hỏi các nữ thương binh nặng ở TPHCM năm 1992.

Bước vào thời kỳ đổi mới, đời sống của các tầng lớp phụ nữ mặc dù đã được cải thiện nhưng còn nhiều khó khăn: một bộ phận đáng kể phụ nữ không có hoặc không đủ việc làm, thu nhập thấp; nhiều chị em phải làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, sức khỏe giảm sút; phụ nữ bị phân biệt đối xử, là nạn nhân của các tệ nạn xã hội như: mại dâm, nghiện hút, cờ bạc, mê tín dị đoan...; một bộ phận phụ nữ giảm sút lòng tin, sa vào lối sống thực dụng, ích kỷ, vi phạm pháp luật ...

Chính vì thế , nhu cầu cấp thiết của đa số phụ nữ lúc đó chính là nhu cầu có việc làm với mức thu nhập ổn định, nhu cầu chăm sóc sức khỏe... Cùng với bước tiến của quá trình đổi mới, nhu cầu của phụ nữ cũng không ngừng phát triển: nhu cầu việc làm với mức thu nhập tăng; nhu cầu học nghề, tạo việc làm, có thu nhập, có tích lũy, thành đạt trong nghề nghiệp...; nhu cầu được nâng cao trình độ, nâng cao nhận thức, nâng cao đời sống tinh thần; nhu cầu được giao lưu văn hóa, nhu cầu du lịch, làm đẹp, thể dục thể thao, tín ngưỡng tôn giáo, tham gia các hoạt động xã hội ...

Vì quyền lợi chính đáng của phụ nữ, vì sự phát triển của phong trào phụ nữ, cũng chính vì sự phát triển chung của đất nước, với chức năng và trách nhiệm của Hội – là nòng cốt trong phong trào phụ nữ, yêu cầu đối với Hội là phải đổi mới toàn diện nội dung, phương thức hoạt động của Hội LHPN Việt Nam, bỏ những cái sai, lạc hậu, giữ lại duy trì và phát huy những cái tốt; những cái đúng nhưng chưa hiệu quả, chưa làm tốt thì cần phải thay đổi để tổ chức cho hiệu quả hơn, đáp ứng yêu cầu của sự phát triển. 

Công nhân tại một nhà máy dệt may ở TPHCM, năm 1988Công nhân tại một nhà máy dệt may ở TPHCM, năm 1988

Đại hội Đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ VI (1987) xác định phải chuyển mạnh hoạt động thiết thực của Hội xuống cơ sở, địa bàn dân cư, đi sâu vào từng đối tượng, vận động giáo dục phụ nữ; tập trung mọi hoạt động của Hội vào việc đấu tranh thực hiện các chính sách xã hội và chăm lo đời sống mọi mặt của phụ nữ.

Năm 1989, xuất phát từ yêu cầu thực tế, TƯ Hội LHPN Việt Nam đã ra Chỉ thị số 21/CT ngày 28/02/1989 về phát động 2 cuộc vận động: "Nuôi dạy con tốt; góp phần hạn chế trẻ em suy dinh dưỡng và bỏ học";  "Phụ nữ giúp nhau làm kinh tế" nhằm phát huy vai trò tiềm năng của các tầng lớp phụ nữ thực hiện những mục tiêu kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước, nhằm động viên phụ nữ hỗ trợ nhau phát triển kinh tế gia đình - một thành phần quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Đồng thời, nâng cao kiến thức bảo vệ sức khỏe cho bà mẹ trẻ em, góp phần giải quyết trình trạng suy dinh dưỡng, bỏ học ở trẻ nhỏ. Thông qua đó chăm sóc xây dựng người phụ nữ tiến bộ, thực hiện quyền làm chủ, bình đẳng của phụ nữ trong tham gia quản lý Nhà nước và tổ chức cuộc sống gia đình; củng cố tổ chức Hội, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động gắn liền giáo dục chính trị với chăm lo lợi ích thiết thực của phụ nữ.

Theo tài liệu TƯ Hội LHPN Việt Nam
 

Theo https://phunuvietnam.vn/buoc-chuyen-minh-cua-cong-tac-hoi-nhung-nam-dau-thoi-ky-doi-moi-20200623210516052.htm

Tin cùng chuyên mục

Tập huấn kỹ năng phòng, chống tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng

Tập huấn kỹ năng phòng, chống tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng

(PNTĐ) - Sáng 19/4, Hội LHPN Hà Nội đã tổ chức Hội nghị tập huấn kỹ năng phòng, chống tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng cho lãnh đạo, cán bộ Hội các quận, huyện, thị xã, đơn vị trực thuộc; các đồng chí là cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Hội LHPN Hà Nội.
Tổng kết tình hình thực hiện Kết luận số 01-KL/TƯ năm 2023-2024 trong các cấp Hội

Tổng kết tình hình thực hiện Kết luận số 01-KL/TƯ năm 2023-2024 trong các cấp Hội

(PNTĐ) - Ngày 15/4, Hội LHPN quận Thanh Xuân đã tổ chức Hội nghị Tổng kết đánh giá tình hình thực hiện Kết luận số 01-KL/TƯ, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị năm 2023-2024 trong các cấp Hội và Tập huấn Quán triệt chuyên đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” năm 2024.
Nữ chủ tịch Hội hết lòng vì hội viên

Nữ chủ tịch Hội hết lòng vì hội viên

(PNTĐ) - Chị Bùi Thị Ngọc, sinh năm 1982 người dân tộc Mường đã có 18 năm gắn bó với tổ chức Hội Phụ nữ và 7 năm giữ chức vụ Chủ tịch Hội LHPN xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Chị không những hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà còn có nhiều đóng góp trong sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, góp phần xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.