Đình Kim Lũ và ý nghĩa gia đình Việt từ thời thượng cổ

Chia sẻ

Đình Kim Lũ thờ ngài Quý Minh Đại Vương, vị thần đã hiển linh, hiển thánh phò giúp nhân dân, đất nước qua nhiều giai đoạn lịch sử.

Theo nhiều nguồn tài liệu, ngài Quý Minh Đại Vương và ngài Cao Sơn Đại Vương (thờ tại đền Kim Liên) là anh em ruột và cùng là anh em họ với Đức Thánh Tản Viên (một trong “Tứ bất tử” của dân tộc ta). Hằng năm, trong ngày hội làng, bà con Kim Lũ vẫn rước kiệu ngài lên đền làng Kim Văn để thỉnh ngài Mỵ Nương Ngọc Hoa, vợ thần Tản Viên - Sơn Tinh về dự đại lễ.

Cũng như rất nhiều ngôi làng khác, làng Kim Lũ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội ngày nay xưa kia được gọi là Kẻ Lủ. “Kẻ” là cách gọi cổ xưa thay cho việc gọi “Làng” như ngày nay. Ví như Hà Nội có Kẻ Mơ, Kẻ Mọc, Kẻ Đơ, Kẻ Đáy, Kẻ Giàn… Sau này, làng có tên chữ là Kim Lũ (theo nghĩa Hán Nôm là Sợi dây vàng - ý nói đó là sự giàu có, thịnh vượng).

Đình Kim Lũ, làng Đại Kim, quận Hoàng Mai.Đình Kim Lũ, làng Đại Kim, quận Hoàng Mai.

Kim Lũ từ xa xưa được xem là một ngôi làng văn hiến với rất nhiều người đỗ đạt cao và giàu có nằm ven dòng Tô Giang nên thơ. Làng Kim Lũ với những danh nhân vang danh thiên hạ như ngài Tể Tướng Nguyễn Công Thái (1684-1758), danh nhân Nguyễn Văn Siêu (1799-1872), nhà thơ Tản Đà (1889- 1939)… Làng còn là nơi còn lưu giữ những điểm thờ tự gắn với những tích truyện độc đáo trong dân gian như: khu thờ Thần Nông (liên quan tới tích truyện về tổ tiên người Việt), điện Kim Long (gắn với vua Lê Thần Tông) hay chuyện về Chúa Chổm…

Tại đình làng Kim Lũ, tương truyền, bà con nhân dân đã cử một đoàn bô lão lên đền Hùng xin thẻ và được thờ thần Quý Minh Đại Vương. Còn bà con làng Kim Văn được thờ ngài Mỵ Nương Ngọc Hoa (vợ của Đức Tản Viên Sơn Thánh mà chúng ta thường được biết qua câu chuyện Sơn Tinh - Thủy Tinh). Có rất nhiều tích truyện truyền thuyết về ngài Quý Minh Đại Vương mà mỗi tích truyện đều gắn với các thần phả tại nơi thờ tự. Có nhiều nơi cho rằng Ngài là một trong 50 người con của vua Lạc Long Quân. Có nơi cho rằng Ngài là con cầu tự hoặc có xuất thân là dân thường nhưng tài nghệ và đức độ phi phàm nên được nhân dân tôn thờ, phong thánh ngay khi còn trẻ.

Đã có rất nhiều nhà nghiên cứu và các cuộc hội thảo bàn về việc đi tìm ra dòng giống đích thực của dân tộc Việt Nam hay nhận diện tiền thân để biết được đích xác xuất thân, tên họ của một vị thần - đây là điều không thể, bởi nó vượt qua ngoài sự nghĩ bàn của chúng ta, chỉ trừ căn cơ hay cơ duyên nào đó, với lý do chính đáng đặc biệt may ra chúng ta mới có cơ hội để được biết. Gần đây, các nhà nghiên cứu và các nhà sử học tìm được nhiều chứng cớ về việc có giai đoạn tại Việt Nam đã có trào lưu… sáng tác sử trong khi đó, chính sử là điều không thể nào sáng tác được.

Do vậy, các tích truyện trong dân gian càng không thể đem ra đối chiếu hay so sánh đúng sai trong khi ngay cả với chính sử chúng ta còn đang bị ảnh hưởng bởi các tác phẩm hư cấu của nước bạn Trung Hoa. Điều quan trọng nhất là với nhân dân ta từ muôn đời nay, qua từng giai đoạn cam go của lịch sử, những thăng trầm, biến động ai là người cứu giúp nhân dân, có công với nước, có ích với dân thì người đó được trân trọng, được thờ cúng và đôi khi được đưa vào những câu chuyện huyền hoặc để ca ngợi công đức cao dày như một phong cách sáng tác quen thấy trong các tác phẩm văn học dân gian xưa nay.

Theo chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước trong cả thời bình và thời loạn chúng ta đều thấy sự hiển linh, hiển thánh của các vị thần là có thật nhưng để lý giải thì bằng vốn kiến thức đời thường sẽ không thể thuyết phục, do vậy, chúng ta chấp nhận các câu chuyện truyền miệng từ dân gian. Với ngài Quý Minh Đại Vương cũng thế, qua việc thờ tự và công đức, bà con nhân dân đã khẳng định ngài Quý Minh Đại Vương và ngài Cao Sơn Đại Vương là anh ruột và có mối liên hệ mật thiết với Đức Thánh Tản Viên. Các Ngài đã hiển linh - hiển thánh - giáng sinh, giáng ứng để phù trợ cho nhiều triều đại qua cơn binh lửa, phù hộ nhân dân làm ăn, thịnh vượng ở thời bình. Với công đức lớn lao Đức Tản Viên được nhân dân tôn là một trong “Tứ bất tử” của dân tộc, ngài Quý Minh Đại Vương là “Tứ trấn Hoa Lư” – một trong bốn vị thần trấn giữ tại cố đô Hoa Lư xưa. Còn ngài Cao Sơn Đại Vương hiện là “Tứ trấn Thăng Long” được thờ tại đền Kim Liên. Ngài Mỵ nương Ngọc Hoa ít được nhắc tới nhưng với những ai yêu văn học cổ dân gian đều biết tới nàng Mỵ nương - Công chúa con vua Hùng Vương thứ 18 trong cuộc chiến tình trường kéo dài hàng mấy ngàn năm giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh.

Điều đáng trân trọng ở đây, là giữa hư và thực, giữa truyền thuyết và thực tế người dân Việt Nam vẫn luôn trọng tình nghĩa, đề cao giá trị gia đình nên dù công đức hiển hách, uy linh ngút trời, thì hàng năm, trong ngày đại lễ bà con nhân dân làng Kim Lũ vẫn rước kiệu ngài Quý Minh Đại Vương lên vấn an chị dâu Mỵ Nương Ngọc Hoa để về dự hội làng.

BẠC KHAO LAN 

Tin cùng chuyên mục

Tạ lỗi với mẹ

Tạ lỗi với mẹ

(PNTĐ) - Chiếc xe vòng qua một quả đồi, rồi qua thêm một thung lũng nhỏ. Quãng đường hơn 200km nên mãi đến lúc mặt trời gần đứng bóng Bình mới đến mộ của mẹ. Năm nào cũng vậy, cứ đến ngày 3/3 âm lịch là Bình lại về quê để tảo mộ. Đó là tục lệ của quê Bình.
Về thăm nhà xưa

Về thăm nhà xưa

(PNTĐ) - Sáng nay, cả đại gia đình chúng tôi trở về thăm ngôi nhà xưa-nơi ông bà tôi từng ở và nuôi bác và bố tôi khôn lớn. Ngôi nhà nằm ở vùng trung du, cách Hà Nội 2 giờ đi xe.
Nữ chủ tịch Hội hết lòng vì hội viên

Nữ chủ tịch Hội hết lòng vì hội viên

(PNTĐ) - Chị Bùi Thị Ngọc, sinh năm 1982 người dân tộc Mường đã có 18 năm gắn bó với tổ chức Hội Phụ nữ và 7 năm giữ chức vụ Chủ tịch Hội LHPN xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Chị không những hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà còn có nhiều đóng góp trong sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, góp phần xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.