Sinh con trái tuyến có được hưởng BHYT không?

Chia sẻ

Ngoài tiền chế độ thai sản thì các chi phí khi sinh con cũng luôn là mối quan tâm của nhiều người. Đặc biệt, khi sinh con không đúng nơi đăng ký khám, chữa bệnh ghi trên thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) thì liệu có được hỗ trợ?

Câu hỏi:

Bạn Nguyễn Hồng Nhung - Bắc Từ Liêm gửi thư hỏi Báo PNTĐ về trường hợp sinh con trái tuyến có được hưởng BHYT?

Trả lời: 

Thế nào là sinh con trái tuyến?

Theo Điều 11 Thông tư 40/2015/TT-BYT và khoản 6 Điều 15 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, các trường hợp được xác định là đúng tuyến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế bao gồm:

  • Người có thẻ BHYT đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám, chữa bệnh tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện được khám, chữa bệnh BHYT tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa, hoặc bệnh viện tuyến huyện trong cùng tỉnh;
  • Người có thẻ BHYT đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám, chữa bệnh tuyến xã chuyển tuyến đến bệnh viện huyện;
  • Người có thẻ BHYT được bệnh viện tuyến huyện, bao gồm cả bệnh viện đã được xếp hạng I, hạng II và bệnh viện đa khoa/chuyên khoa, viện chuyên khoa, trung tâm chuyên khoa tuyến tỉnh chuyển tuyến đến trung tâm chuyên khoa tuyến tỉnh hoặc bệnh viện đa khoa/chuyên khoa, viện chuyên khoa tuyến tỉnh cùng hạng hoặc hạng thấp hơn;
  • Cấp cứu;
  • Người bệnh được chuyển tuyến khám, chữa bệnh có bệnh khác kèm theo, bệnh được phát hiện hoặc phát sinh ngoài bệnh đã ghi trên giấy chuyển tuyến, cơ sở khám, chữa bệnh nơi tiếp nhận khám, chữa bệnh đối với các bệnh đó trong phạm vi chuyên môn;
  • Người có thẻ BHYT trong thời gian đi công tác, làm việc lưu động, học tập trung được khám, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám, chữa bệnh cùng tuyến hoặc tương đương với cơ sở đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu ghi trên thẻ BHYT.

Như vậy, tương tự như trường hợp khám, chữa bệnh, nếu người mẹ sinh con không thuộc một trong các trường hợp nêu trên thì được coi là sinh con trái tuyến. 

Sinh con trái tuyến có được hưởng BHYT không? - ảnh 1Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Sinh con trái tuyến có được hưởng BHYT?

Khoản 15 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung 2014 quy định mức hưởng BHYT trái tuyến như sau:

  • Tại bệnh viện tuyến Trung ương: 40% chi phí điều trị nội trú;
  • Tại bệnh viện tuyến tỉnh: 60% chi phí điều trị nội trú đến ngày 31/12/2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01/01/2021 trong phạm vi cả nước;
  • Tại bệnh viện tuyến huyện: 100% chi phí khám, chữa bệnh.

Và như vậy, dù sinh con trái tuyến, người tham gia BHYT vẫn được Quỹ Bảo hiểm y tế hỗ trợ với các mức nêu trên.

Điều đặc biệt, khi phải cấp cứu, dù sinh con tại bất kỳ cơ sở khám, chữa bệnh nào thì người mẹ cũng được xác định là sinh con đúng tuyến BHYT.

Khi đó, người mẹ sẽ được hỗ trợ với mức quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP:

  • 100% chi phí khi sinh con tại tuyến xã;
  • 95% chi phí nếu thuộc hộ gia đình cận nghèo;
  • 80% chi phí nếu thuộc các đối tượng khác. 

 Báo PNTĐ

Tin cùng chuyên mục

Người dân Triều Khúc lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

Người dân Triều Khúc lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

(PNTĐ) - Người dân thôn Triều Khúc (Thanh Trì, Hà Nội) vừa trải qua một tuần thiếu nước sinh hoạt. Để tiết kiệm nước, họ phải tận dụng cả nước rửa rau để rửa bát, thậm chí không dám tắm hàng ngày vì lo ngại nguồn nước có thể bị cắt bất cứ lúc nào.
Làm thế nào để bảo vệ tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng?

Làm thế nào để bảo vệ tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng?

(PNTĐ) - Vụ việc một khách hàng bị “bốc hơi” 58 tỷ đồng tại Ngân hàng MSB vẫn đang là câu chuyện nóng hổi, khiến nhiều người có tiền gửi tiết kiệm hoang mang. Và, làm thế nào để bảo vệ tiền gửi tại ngân hàng (nơi được cho là an toàn nay bỗng nhiên trở nên rủi ro) là chủ đề đang được nhiều người dân quan tâm hiện nay.
Hàng trăm người dân “khát” nước sạch vì dự án treo

Hàng trăm người dân “khát” nước sạch vì dự án treo

(PNTĐ) - Nhiều năm nay, tại xã Phú Sơn, huyện Ba Vì, Hà Nội, hàng trăm người dân sinh sống ở khu vực Nông trường dứa Suối Hai và thôn Phú Mỹ C không có nước sạch để sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Dù đã nhiều lần kiến nghị lên các cấp, các ngành song tình trạng “khát” nước sạch vẫn chưa được giải quyết, khiến cuộc sống của người dân nơi đây gặp không ít khó khăn.
Hàng trăm hộ dân kêu cứu

Hàng trăm hộ dân kêu cứu

(PNTĐ) - Hàng trăm hộ dân ở hai xã Phú Sơn và Thái Hoà, huyện Ba Vì, Hà Nội rơi vào cảnh sống khó khăn do bị “mắc kẹt” bởi Dự án đầu tư xây dựng công viên nghĩa trang Yên Kỳ mở rộng (giai đoạn 1) chậm tiến độ, chưa chi trả tiền đền bù giải phóng mặt bằng. Hơn 13 năm nay, người dân, cử tri đã nhiều lần “kêu cứu”, chính quyền địa phương cũng đã có kiến nghị. Song cho đến nay, dự án vẫn “giậm chân tại chỗ”.