Ban hành Quy chế phối hợp liên ngành về giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

Chia sẻ

Ngày 24/6, UBND TP Hà Nội ban hành Ban hành Quyết định số 2692/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp liên ngành về giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Ảnh minh họaẢnh minh họa

Cụ thể, về nội dung phối hợp trong giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài:

Thứ nhất, phối hợp trong việc lập Biên bản trẻ em bị bỏ rơi và tiếp nhận trẻ em bị bỏ rơi vào cơ sở nuôi dưỡng:

Người phát hiện trẻ em bị bỏ rơi có trách nhiệm thông báo ngay cho UBND xã, phường, thị trấn hoặc Công an xã, phường, thị trấn nơi trẻ em bị bỏ rơi, để lập Biên bản về việc trẻ em bị bỏ rơi. Trẻ bị bỏ rơi tại cơ sở y tế thì Thủ trưởng cơ sở y tế có trách nhiệm thông báo.

UBND cấp xã nơi phát hiện trẻ em bị bỏ rơi có trách nhiệm giao trẻ em cho cá nhân hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng trẻ. Trường hợp không có cá nhân hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng trẻ thì UBND cấp xã liên hệ ngay với Trung tâm bảo trợ xã hội Thành phố hoặc cơ sở nuôi dưỡng được thành lập hợp pháp trên địa bàn Thành phố để tiến hành thủ tục tiếp nhận trẻ em bị bỏ rơi theo thủ tục tiếp nhận đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp.

Trường hợp cá nhân hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng không còn đủ khả năng tiếp tục nuôi dưỡng, hoặc không còn nguyện vọng tiếp tục tạm thời nuôi duỡng hoặc hết thời hạn thông báo tìm cha, mẹ đẻ của trẻ em mà không tim được cha, mẹ đẻ hoặc không có người trong nước nhận trẻ em làm con nuôi thì UBND cấp xã nơi trẻ em bị bỏ rơi lập hồ sơ chuyến trẻ em vào cơ sở nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật.

UBND cấp xã, nơi lập biên bản trẻ bị bỏ rơi có trách nhiệm niêm yết việc trẻ em bị bỏ rơi trong vòng 07 ngày liên tục. Hết thời hạn niêm yết, nếu không có thông tin về cha, mẹ đẻ của trẻ em thì UBND cấp xã thông báo cho cá nhân hoặc tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ có trách nhiệm đi đăng ký khai sinh cho trẻ em theo quy định pháp luật về hộ tịch.

Thứ hai, phối hợp trong việc rà soát, tìm người nhận trẻ em làm con nuôi:

Hàng tháng, UBND cấp xã có trách nhiệm rà soát, đánh giá việc trẻ em cần được nhận làm con nuôi đối với các trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em mồ côi không có người nuôi dưỡng, trẻ em không nơi nương tựa đang được cá nhân, gia đình, tổ chức tạm thời nuôi dưỡng hoặc chăm sóc thay thế. Nếu có công dân Việt Nam thường trú ở trong nước nhận trẻ em làm con nuôi thì UBND cấp xã xem xét, giải quyết hoặc hướng dẫn giải quyết việc nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật.

Thứ ba, phối hợp trong việc thông báo tìm gia đình thay thế cho trẻ em:

Trên cơ sở hồ sơ trẻ em do Sở LĐ,TB&XH gửi, Sở Tư pháp có trách nhiệm đăng 03 lần liên tiếp trên Báo hoặc phương tiện thông tin đại chúng khác của Thành phố đế tìm người nhận trẻ em làm con nuôi trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày ban hành thông báo.

Thứ tư, phối hợp trong việc xác minh hồ sơ của trẻ em bị bỏ rơi được cho làm con nuôi nước ngoài:

Công an Thành phố có trách nhiệm chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan thực hiện việc xác minh nguồn gốc của trẻ em và trả lời bằng văn bản đến Sở Tư pháp trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị.

Thứ năm, phối hợp trong việc giới thiệu trẻ em làm con nuôi người nước ngoài:

Sở Tư pháp có trách nhiệm xem xét, giới thiệu trẻ em làm con nuôi (đối với trường hợp trẻ em thuộc diện thông qua thủ tục giới thiệu) và báo cáo UBND Thành phố về kết quả giới thiệu trẻ em làm con nuôi trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ của người nhận con nuôi. Việc giới thiệu trẻ em làm con nuôi người nước ngoài được thực hiện theo quy định tại Điều 35 Luật Nuôi con nuôi và thông qua hình thức phối hợp liên ngành (lấy ý kiến bằng văn bản hoặc tổ chức họp liên ngành về việc giới thiệu trẻ em làm con nuôi nước ngoài), để tham mưu, tư vấn trong việc giới thiệu trẻ em làm con nuôi người nước ngoài bảo đảm chặt chẽ, khách quan, phù hợp với nhu cầu và lợi ích tốt nhất của trẻ em.

Thứ sáu, phối hợp trong việc quản lý, chi phí giải quyết việc nuôi con nuôi nước ngoài:

Sở Tài chính hướng dẫn lập dự toán, quản lý sử dụng quyết toán kinh phí ngân sách Nhà nước đảm bảo cho công tác nuôi con nuôi trên địa bàn Thành phố theo quy định tại Nghị định số 114/2016/NĐ-CP ngày 08/7/2016, của Chính phủ, Thông tư số 267/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ Tài chính và căn cứ thông báo của Bộ Tư pháp, Sở Tài chính thông báo Sở Tư pháp, cơ sở nuôi dưỡng trên địa bàn Thành phố để thực hiện việc rút dự toán chi tiêu trong phạm vi số kinh phí được điều chuyển, có trách nhiệm hướng dẫn các đơn vị sử dụng, chấp hành, quyết toán kinh phí theo quy định tại Thông tư số 267/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ Tài chính.

 CHI MAI

Tin cùng chuyên mục

Khi cha mẹ đẩy con vào... bi kịch

Khi cha mẹ đẩy con vào... bi kịch

(PNTĐ) - “Chồng ngã vợ nâng, đánh kẻ chạy đi không ai đánh kẻ chạy lại…” là phương châm sống của một số người chồng, người vợ bị bạn đời phản bội. Họ hi vọng, với sự vị tha, độ lượng của mình sẽ thức tỉnh người u mê, lầm lỗi, cho họ một lối về tránh gia đình đổ vỡ. Tuy nhiên, không phải người chồng, người vợ nào cũng biết thức tỉnh trước sự vị tha của người bạn đời.
Hạnh phúc ngoài dự tính

Hạnh phúc ngoài dự tính

(PNTĐ) - Có 3 người con trai, nhưng ông Sơn - bà Xuân chưa từng thấy hạnh phúc. Anh cả công tác trong ngành quân đội, anh thứ là thợ cơ khí giỏi, anh út là chủ nhà hàng, cả 3 anh đều đã lập gia đình. Trong nhà luôn êm ấm, chưa hề thấy cãi vã. Nhưng điều mà ông Sơn bà Xuân cho là hạnh phúc, ấy là một thằng cháu trai.
Con gái của mẹ đã lớn

Con gái của mẹ đã lớn

(PNTĐ) - Sinh nhật bạn thân, nó rủ tôi: “Hay là đêm nay mày ngủ lại đây luôn với tao. Một năm tao mới có một lần sinh nhật, tội gì mà về sớm. Tý nữa mấy đứa ra ngoài “quẩy” cho đã”.
Chuyện khó nói trong hôn nhân: Khó vẫn cần nói

Chuyện khó nói trong hôn nhân: Khó vẫn cần nói

(PNTĐ) - Lâu nay, một số người thường ngại đề cập tới vấn đề chăn gối vợ chồng, cho rằng đó là chuyện tế nhị, cần được giấu kín. Tuy nhiên, tình dục lại có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống hôn nhân, thậm chí nhiều cặp vợ chồng chia tay chỉ vì không hòa hợp trong tình dục.