Rộng cửa vào đại học

Chia sẻ

Với việc được trao quyền tự chủ, năm nay, nhiều trường đại học tiếp tục đa dạng hóa các hình thức tuyển sinh đầu vào. Qua đó, thí sinh càng có thêm nhiều cơ hội trúng tuyển.

Các học sinh tìm hiểu thông tin tuyển sinh của trường Đại học Kinh tế quốc dânẢnh: Đại học Kinh tế quốc dânCác học sinh tìm hiểu thông tin tuyển sinh của trường Đại học Kinh tế quốc dân Ảnh: Đại học Kinh tế quốc dân

Coi trọng năng lực ngoại ngữ

Năm nay, Đại học Bách khoa tuyển sinh 6.800 chỉ tiêu cho 57 mã ngành đào tạo. Ngoài các phương thức xét tuyển truyền thống là tuyển thẳng học sinh giỏi theo quy định của Bộ GD-ĐT và xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT chiếm 50-60% chỉ tiêu, trường còn áp dụng một số phương thức mới nhằm giảm áp lực và tăng cơ hội cho thí sinh. Cụ thể, trường xét tuyển thẳng dựa trên các chứng chỉ quốc tế về ngoại ngữ và xét hồ sơ năng lực kết hợp phỏng vấn. Theo ông Hoàng Minh Sơn, Hiệu trưởng trường Đại học Bách khoa, phương thức xét hồ sơ năng lực kết hợp phỏng vấn lần đầu tiên được áp dụng với các thí sinh thuộc hệ chuyên một số môn của các trường THPT chuyên; Thí sinh được chọn tham dự Kỳ thi học sinh giỏi quốc gia hoặc đạt giải Nhất, Nhì, Ba cấp tỉnh/thành phố một số môn bậc THPT; Thí sinh được chọn tham dự cuộc thi KHKT cấp quốc gia; Thí sinh tham dự Vòng thi tháng/quý/năm cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia…

Một điểm đáng chú ý, năm nay, thí sinh có các chứng chỉ quốc tế về ngoại ngữ (ACT, SAT, A-Level, IELTS) tiếp tục có lợi thế trong xét tuyển vào các trường đại học.

Tại Đại học Bách Khoa, thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS 6.0 trở lên được xét tuyển thẳng vào ngành ngôn ngữ Anh; nếu muốn xét tuyển vào các tổ hợp như A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh); D07 (Toán, Hóa học, Tiếng Anh), D01 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh), điểm IELTS 6.5 được quy đổi thành 10 điểm môn tiếng Anh trong tổ hợp. Bên cạnh đó, lần đầu tiên, đại học Bách khoa áp dụng xét tuyển theo các tổ hợp mới như D26 (Toán - Lý - Đức), D28 (Toán - Lý - Nhật) và D29 (Toán - Lý - Pháp) với sự xuất hiện của các ngoại ngữ khác ngoài tiếng Anh như Đức, Nhật, Pháp...

Với Đại học Ngoại thương, trong 5 phương thức xét tuyển của trường, có tới 2 phương thức xét tuyển kết hợp giữa chứng chỉ quốc tế với kết quả học tập và phương thức kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2020.

Tương tự, phương án tuyển sinh của Đại học Kinh tế quốc dân cũng dành lượng chỉ tiêu nhất định cho các thí sinh có chứng chỉ IELTS 6.5 trở lên hoặc TOEFL ITP 550 trở lên hoặc TOEFL iBT 90 trở lên và có tổng điểm thi tốt nghiệp năm 2020 của môn Toán và 1 môn bất kỳ (do thí sinh tự chọn) đạt từ 14 điểm trở lên (gồm điểm ưu tiên).

Theo TS. Bùi Đức Triệu, Trưởng phòng Quản lý đào tạo Đại học Kinh tế quốc dân, bối cảnh hội nhập sâu rộng đòi hỏi người lao động phải biết ngoại ngữ. Vì thế, các trường đại học, nhất là đại học top đầu ưu tiên tuyển sinh thí sinh có năng lực ngoại ngữ là dễ hiểu. Ghi nhận qua các năm trước cho thấy, nhìn chung sinh viên có sẵn nền tảng năng lực ngoại ngữ ngay từ đầu vào sẽ kết quả tốt trong quá trình học tại trường.

Trở thành sinh viên… trước khi tốt nghiệp THPT

Năm nay, do sự đa dạng hóa trong phương thức, thời gian tuyển sinh nên nhiều thí sinh đã có cơ hội trúng tuyển đại học trước cả khi tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT vào tháng 8/2020.

Trường Đại học Giao thông Vận tải xét tuyển thí sinh theo kết quả học bạ THPT lớp 10, lớp 11 và học kỳ I lớp 12 có tổng điểm 3 môn học trong tổ hợp xét tuyển học bạ đạt ngưỡng điểm quy định của trường (tối thiểu từ 18 điểm trở lên). Thời gian nhận hồ sơ từ 19/5-30/6/2020. Dự kiến, ngày 10/7/2020, trường sẽ công bố kết quả thí sinh trúng tuyển. Thí sinh sau khi tốt nghiệp THPT sẽ nộp bản chính kết quả thi THPT về trường.

Tương tự, đại học Công nghiệp TP.HCM năm nay dành khoảng 2.400 chỉ tiêu cho phương thức xét học bạ. Qua thống kê sơ bộ, một số ngành đang thu hút nhiều thí sinh là công nghệ kỹ thuật ôtô, quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành... Trước mắt, trường nhận hồ sơ xét tuyển tới ngày 5/7.

Năm 2020, Trường ĐH Lâm nghiệp ngoài phương thức xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT, còn bổ sung thêm phương thức xét tuyển theo kết quả học tập học kỳ I năm lớp 12 tại cơ sở chính ở Hà Nội. Trong đó, trường nhận đăng ký xét tuyển học bạ THPT từ ngày 1/2 đến 15/7/2020, công bố kết quả xét tuyển trước ngày 20/7/2020. Như vậy, thí sinh có thể biết mình trúng tuyển đại học trước thời điểm thi tốt nghiệp THPT.

Rộng đầu vào, có… rộng đầu ra?

Theo TS Trần Đình Lý, Hiệu trưởng trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh, việc các trường đại học mở rộng cơ hội xét tuyển sẽ tạo cơ hội cho nhiều thí sinh trúng tuyển đại học. Trước đây, với cách tuyển sinh truyền thống, việc đánh giá thí sinh chỉ dựa trên bài thi một số môn trong khi năng lực của thí sinh khá đa dạng. Ngay cả với phương thức xét học bạ THPT, một số ý kiến cho rằng có thể chưa đạt độ tin cậy, chính xác như xét theo kết quả điểm thi tốt nghiệp THPT. Tuy nhiên nhìn ở góc độ khác, phương thức này cũng có ưu điểm nhất định. Đó là năng lực, trình độ của thí sinh sẽ được nhìn nhận trong suốt quá trình học tập 3 năm và trên bình diện tất cả các môn học để đánh giá khách quan mặt mạnh, yếu của thí sinh.

Theo TS Trần Đình Lý, trong bối cảnh cạnh tranh, các trường đại học phải tạo dựng uy tín, khẳng định thương hiệu với xã hội. Nếu tuyển sinh đầu vào dễ dãi, đầu ra không có chất lượng, sinh viên ra trường không được thị trường lao động tiếp nhận nghĩa là trường đã tự “khai tử”. Vì thế, không nên lo ngại việc đa dạng các phương thức tuyển sinh là “tháo khoán”, ảnh hưởng tới chất lượng sinh viên đầu ra.

Trong khi đó, theo PGS.TS Trần Văn Tớp, Phó hiệu trưởng trường Đại học Bách khoa, trúng tuyển đại học là thành công đầu đời của các thí sinh sau khi tốt nghiệp THPT. Sau đó, các sinh viên không nên “ngủ quên trên chiến thắng”, mà cần học tập nỗ lực, chăm chỉ mới có thể tốt nghiệp được đại học. Hiện nay, các trường đại học, nhất là đại học top đầu, đều thực hiện sàng lọc thí sinh chặt chẽ trong quá trình đào tạo. Tại Đại học Bách khoa, hàng năm, có hàng trăm sinh viên bị dừng thôi học, trong đó có nguyên nhân do học tập sa sút. Vì thế, thí sinh không nên nghĩ cánh cửa vào trường đại học ngày càng rộng mở thì cơ hội ra trường cũng… luôn rộng mở theo.

TRUNG THU

Tin cùng chuyên mục

Đồng hành cùng con “vượt vũ môn”

Đồng hành cùng con “vượt vũ môn”

(PNTĐ) - “Việc học thi là việc của con, việc của cha mẹ là hỗ trợ con làm tốt việc học của mình. Cha mẹ cần ý thức rõ vai trò hỗ trợ của mình mà không phải sống thay, quyết định thay cho con” – chuyên gia tâm lý Trần Thị Mạnh Linh cho biết.
 Quảng Bình: 350 học sinh, giáo viên và cha, mẹ tham gia Camp truyền thông CLB Teenyeeu 24h về giới và pháp luật

Quảng Bình: 350 học sinh, giáo viên và cha, mẹ tham gia Camp truyền thông CLB Teenyeeu 24h về giới và pháp luật

(PNTĐ) - Chương trình Camp truyền thông Teenyeeu nhằm giới thiệu hoạt động Dự án Mô hình CLB Teenyeeu 24h là hoạt động thuộc Dự án “Mô hình CLB Teenyeeu 24h thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em trong xây dựng quy tắc ứng xử tại tổ chức giáo dục dưới góc nhìn giới và nâng cao năng lực truyền thông, góp ý xây dựng pháp luật về giới và tình dục” triển khai tại 3 địa phương là Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Quảng Bình từ tháng 6/2023 đến tháng 5/2024.
Tuyệt đối không thu các khoản ngoài quy định

Tuyệt đối không thu các khoản ngoài quy định

(PNTĐ) - Năm học 2024 - 2025, học sinh đầu cấp tại Hà Nội tăng khoảng 70.000 (chưa tính học sinh cấp mầm non) so với năm học 2023-2024. Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Hà Nội yêu cầu các đơn vị, trường học tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, tuyển sinh bằng hình thức trực tuyến để tránh quá tải. Đặc biệt, các trường tuyệt đối không được vận động, quyên góp, thu các khoản ngoài quy định khi tuyển sinh.
Phát động Cuộc thi viết “Sức khỏe học đường - Vì chất lượng nguồn nhân lực đất nước“

Phát động Cuộc thi viết “Sức khỏe học đường - Vì chất lượng nguồn nhân lực đất nước“

(PNTĐ) - Sáng 16/4, Tạp chí Công dân và Khuyến học tổ chức lễ ra mắt chuỗi tọa đàm và phát động cuộc thi viết "Sức khỏe học đường - Vì chất lượng nguồn nhân lực đất nước". Chuỗi tọa đàm và Cuộc thi viết là diễn đàn kết nối các chuyên gia, nhà báo, nhà giáo, phụ huynh, học sinh, sinh viên…