Hội LHPN Hà Nội: Nhiều mô hình tập hợp thu hút phụ nữ nhập cư

Chia sẻ

Ngày 7/7, Thực hiện Kế hoạch số 798/KH-ĐCT ngày 25/3/2020 của Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội LHPN Việt Nam, Ban Thường vụ Hội LHPN Hà Nội tổ chức hội thảo “Khảo sát tình hình phụ nữ đi làm ăn xa và đề xuất mô hình tập hợp phụ nữ trong tình hình hiện nay”.

Hội thảo nhằm báo cáo, trao đổi tình hình phụ nữ đi làm ăn xa đồng thời chia sẻ kinh nghiệm, mô hình tập hợp phụ nữ trên địa bàn TP Hà Nội.

Đồng chí Lê Kim Anh- Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội phát biểu tại hội thảoĐồng chí Lê Kim Anh- Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội phát biểu tại hội thảo

Dự và chủ trì hội nghị có các đồng chí:  Bùi Thị Hồng-Trưởng Ban Tổ chức, Hội LHPN Việt Nam;  đồng chí Lê Kim Anh - Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội. Cùng đại diện các đồng chí Ủy viên BTV Hội LHPN; lãnh đạo Hội LHPN các quận, huyện; Chi hội trưởng phụ nữ, các chủ hộ kinh doanh, các chủ nhà trọ và nữ lao động nhập cư trên địa bàn Hà Nội.

Báo cáo tình hình tập hợp, thu hút phụ nữ tham gia tổ chức Hội, đồng chí Nguyễn Kim Quý- Trưởng ban Tổ chức kiểm tra Hội LHPN Hà Nội cho biết: Trên địa bàn TP Hà Nội hiện có 33 Hội LHPN quận, huyện, thị xã và đơn vị trực thuộc với 752 cơ sở Hội trong đó có 579 Hội Phụ nữ cơ sở xã/ phường/thị trấn. Tính đến ngày 30/6/2020, tổng số hội viên quản lý là 882.371 hội viên. Hàng năm, Ban Thường vụ Hội LHPN Hà Nội chỉ đạo Hội LHPN các quận, huyện và cơ sở tiến hành khảo sát tình hình phụ nữ dưới 18 tuổi ở địa phương chưa tham gia tổ chức hội; khảo sát nhu cầu, nguyện vọng phụ nữ, đánh giá hoạt động các mô hình tập hợp, thu hút phụ nữ tại các cơ sở và chi, tổ phụ nữ theo lứa tuổi, ngành nghề, sở thích, chuyên đề, coi đây là những giải pháp quan trọng thúc đẩy hiệu quả việc tập hợp, thu hút, phát triển hội viên. Hội phụ nữ các cấp chú trọng công tác nắm bắt thực trạng tình hình phụ nữ đi làm ăn xa, quan tâm, thăm hỏi, động viên gia đình.

Các quận huyện và cơ sở đã thành lập các mô hình tập hợp phụ nữ nhập cư để tuyên truyền, vận động chị em thực hiện tốt các quy định của địa phương nơi ở trọ; tạo điều kiện cho chị em nâng cao đời sống tinh thần thông qua các hoạt động văn hóa văn nghệ… thành lập các CLB như: CLB phụ nữ nhập cư quận Hoàng Mai, Hoàn Kiếm, Ba Đình, CLB phụ nữ ngoại tỉnh, nhóm nữ lao động nhập cư tại Đông Anh, CLB giúp việc gia đình tại quận Hai Bà Trưng, Cầu Giấy, Thanh Xuân… Đến nay, toàn thành phố có 53 mô hình tập hợp thu hút nữ lao động nhập cư với 1.674 hội viên.

Đồng chí Bùi Thị Hồng- Trưởng ban Tổ chức Hội LHPN Việt Nam phát biểu tại hội nghịĐồng chí Bùi Thị Hồng- Trưởng ban Tổ chức Hội LHPN Việt Nam phát biểu tại hội nghị

Tại hội thảo các đại biểu đã đưa ra những thực trạng xảy ra với nữ lao động nhập cư đó là: Hầu hết, nữ lao động nhập cư không có hợp đồng, phần lớn phải thuê trọ, thiếu tiện nghi sinh hoạt. Nhiều lao động nhập cư cả gia đình, việc học hành (nhà trẻ, mẫu giáo, tiểu học phổ thông…), y tế (tiêm chủng) gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, họ phải đối mặt với các vấn nạn xã hội như bạo hành, trộm cắp tài sản, mại dâm…

Đồng thời, các đại biểu cũng đã kiến nghị và chia sẻ một số kinh nghiệm thu hút nữ lao động nhập cư như: Đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt hội viên và các hoạt động Hội theo hướng sát nhu cầu, nguyện vọng, điều kiện, hoàn cảnh. Đặc biệt, tăng cường ứng dụng mạng xã hội (facebook, zalo, mesenger…) trong sinh hoạt của các mô hình nữ lao động nhập cư để cập nhật kiến thức, thông tin, giúp chị em tiếp cận các chính sách an sinh xã hội.

Biểu dương, khen thưởng kịp thời các tổ, nhóm, CLB hoạt động hiệu quả và các nữ lao động đi làm ăn xa có nhiều đóng góp cho hoạt động hội. Hội Phụ nữ các cấp tăng cường kết nối, liên hệ chặt chẽ với các chủ nhà trọ, công an trật tự địa phương, cập nhật tình hình, đảm bảo cuộc sống ổn định cho những đối tượng lao động nhập cư, đặc biệt là chị em phụ nữ.

Đồng chí Ngô Thị Thúy Hằng- Phó Chủ tịch Hội LHPN Đông Anh chia sẻ một số mô hình tập hợp nữ lao động nhập cư trên địa bànĐồng chí Ngô Thị Thúy Hằng- Phó Chủ tịch Hội LHPN Đông Anh chia sẻ một số mô hình tập hợp nữ lao động nhập cư trên địa bàn.

Phát biểu tại hội thảo, chị Ngô Thị Thúy Hằng- Phó Chủ tịch LHPN huyện Đông Anh chia sẻ một số mô hình tổ chức tập hợp phụ nữ nhập cư trên địa bàn như: Phối hợp với Viện Phát triển sức khỏe cộng đồng Ánh sáng - Light thành lập 20 nhóm nòng cốt với gần 80 hội viên, xây dựng 15 điểm cung cấp thông tin hỗ trợ cho nữ lao động nhập cư, tập trung vào các hoạt động hỗ trợ tư vẫn cung cấp thông tin về các chính sách an sinh xã hội, đào tạo nghề, tập huấn kiến thức sinh kế, tổ chức đối thoại việc làm bền vững cho phụ nữ nhập cư; phối hợp với tổ chức Plan và các đơn vị ra mắt ứng dụng di động kết nối nữ thanh niên di cư với việc làm và nhà trọ với việc hình thành 12 điểm cung cấp thông tin về nơi ở và công việc an toàn…

Phát biểu tại hội thảo, đồng chí Lê Kim Anh - Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội khẳng định: “Hội LHPN Hà Nội luôn dành sự quan tâm đặc biệt tới các phụ nữ yếu thế, trong đó có nữ lao động nhập cư. Nhóm lao động này đa phần làm các công việc như bán hàng rong, giúp việc gia đình, phụ việc trong các cơ sở dịch vụ nhỏ lẻ... Việc tập hợp, tổ chức mô hình tập hợp lao động nhập cư tạo điều kiện nắm bắt tình hình hỗ trợ, giúp đỡ những đối tượng dễ bị tổn thương,  dễ đối mặt với các vấn nạn xã hội”.  

Phát biểu kết luận tại hội thảo, đồng chí Bùi Thị Hồng- Trưởng ban Tổ chức Hội LHPN Việt Nam đánh giá, ghi nhận những kết quả của các cấp Hội Phụ nữ Hà Nội trong thời gian qua, đề nghị Hội LHPN Hà Nội tiếp tục quan tâm, đưa vào chỉ tiêu thi đua hàng năm, kiểm tra giám sát mô hình tập hợp phát triển hội viên, đặc biệt là phối hợp với ngành công an về quản lý nhập cư để tập hợp số liệu phụ nữ di cư trên địa bàn. Hội LHPN các quận, huyện, thị xã thường xuyên lắng nghe, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của chị em phụ nữ nhập cư để tổ chức các hình thức sinh hoạt phù hợp. Qua hội thảo này, Đoàn công tác Trung ương Hội LHPN Việt Nam tiếp thu và đây là cơ sở để khảo sát nghiên cứu đề xuất các giải pháp về tình hình phụ nữ đi làm ăn xa và đề xuất mô hình tập hợp phụ nữ trong thời gian tới. Có thể, Hội LHPN Việt Nam sẽ thí điểm mô hình này tại Hà Nội khi nghiên cứu ra cách làm, phương pháp phù hợp .   

Chị Phương Linh- Chủ xưởng may tại phường Kim Giang quận Thanh Xuân luôn đảm bảo việc làm thường xuyên cho gần 20 nữ công nhân làm việc tại xưởng may với mức thu nhập ổn định hàng thángChị Phương Linh- Chủ xưởng may tại phường Kim Giang quận Thanh Xuân luôn đảm bảo việc làm thường xuyên cho gần 20 nữ công nhân làm việc tại xưởng may với mức thu nhập ổn định hàng tháng.

MINH HIỀN

Tin cùng chuyên mục

Biểu dương báo Phụ nữ Thủ đô đã tặng công trình an sinh tại tỉnh Điện Biên trị giá 450 triệu đồng

Biểu dương báo Phụ nữ Thủ đô đã tặng công trình an sinh tại tỉnh Điện Biên trị giá 450 triệu đồng

(PNTĐ) - Ngày 26/4/2024, Ban Tuyên giáo Thành ủy, Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị giao ban triển khai nhiệm vụ công tác báo chí thành phố tháng 5/2024. Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Phạm Thanh Học chủ trì Hội nghị.
Bài 2: Ý nghĩa và bài học lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ

Bài 2: Ý nghĩa và bài học lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ

(PNTĐ) - Nói về chiến thắng vĩ đại Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954 của dân tộc ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ví “Điện Biên Phủ như là một cột mốc chói lọi bằng vàng của lịch sử. Nó ghi dấu nơi chủ nghĩa thực dân lăn xuống dốc và tan rã; đồng thời phong trào giải phóng dân tộc khắp thế giới lên cao đến thắng lợi hoàn toàn”.
Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh!

Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh!

(PNTĐ) - Lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam không chỉ khẳng định phụ nữ là lực lượng quan trọng trong lao động sản xuất với những phẩm chất cần cù, đảm đang, thông minh, sáng tạo, mà còn ghi dấu truyền thống yêu nước “Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh” của phụ nữ Việt Nam trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.
Xây dựng tương lai chung bằng đổi mới và sáng tạo

Xây dựng tương lai chung bằng đổi mới và sáng tạo

(PNTĐ) - Sáng 26/4, Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) và Trường Đại học Giao thông vận tải tổ chức các hoạt động tuyên truyền, quảng bá hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới (26/4) năm 2024.