San hô mà biết “nói năng”...

Chia sẻ

Có những thứ tưởng như câm lặng, nhưng nó có ngôn ngữ riêng, chỉ có điều ta thiếu kiến thức, hoặc vô tâm không nghe được “tiếng nói” của nó mà thôi. Và “Hòn đá” san hô là một trường hợp như vậy.

Hai ca sĩ Quang Vinh và Phạm Quỳnh Anh trong khi làm Vlog quảng bá du lịch đã chễm chệ ngồi lên một tảng san hô ở Phú Quốc mà hẳn hai anh chị đều nghĩ là "tảng đá" vô tri. Anh chị còn vô tư đạp lên các tảng san hô khác... Những chuyên gia về môi trường và những người có hiểu biết về san hô và cộng đồng mạng đã lên tiếng chỉ trích hành động xâm hại này. Và trong khi hai ca sĩ chưa kịp lên tiếng thì chính hướng dẫn viên du lịch đưa hai ca sĩ này đi “đạp san hô” đã mau miệng thanh minh: “Dân mạng hiểu lầm thôi. Ca sĩ Quang Vinh ngồi lên tảng san hô đá rất cứng và thô chứ không phải tảng san hô mềm dễ tổn thương. Hàng trăm du khách, cũng như dân địa phương đều ngồi lên những tảng san hô đá này khi tham quan mà không có vấn đề gì. Vì thế, mình mới hướng dẫn đoàn ngồi lên đó".

Dư luận lại dậy sóng khi sự việc hai ca sĩ Quang Vinh và Phạm Quỳnh Anh khi làm quảng bá du lịch lại có hành vi xâm hại môi trường.Dư luận lại dậy sóng khi sự việc hai ca sĩ Quang Vinh và Phạm Quỳnh Anh khi làm quảng bá du lịch lại có hành vi xâm hại môi trường.

Dư luận lại nổi sóng một lần nữa. Họ cho rằng đừng nghĩ san hô chỉ là tảng đá cứng mà tùy tiện ngồi hay dẫm đạp lên. Nó là một quần thể sinh vật sống, cực kỳ nhạy cảm, có tên là Porites. Mỗi tảng san hô là một quần thể của tập đoàn những động vật nhỏ được gọi là polip san hô. Khi tác động đến bề mặt san hô như sờ, chạm, ngồi lên, dù là nhẹ nhàng, sinh vật biển này có thể bị stress. Tại vị trí người ngồi, sờ lên san hô, các polip san hô có nguy cơ chết, tạo thành lớp thức ăn cho nhiều sinh vật biển khác và tảo xâm lấn, làm chậm quá trình phát triển thành rạn san hô.

Dù không thể biện minh cho cái sai Quang Vinh, Phạm Quỳnh Anh, nhưng qua cái sai này không ít người nhất là những ai đã từng đi lặn ngắm san hô, phải giật mình.

Mình đã ứng xử với san hô như thế nào trong vài tiếng lặn ngụp đùa giỡn giữa những con vật dễ tổn thương và rất nhạy cảm ẩn giấu dưới lớp vỏ canxi im lìm kia? Mình có dẫm đạp lên san hô không? Thậm chí có lay, lắc hoặc bẻ một mẩu mà mình nghĩ là "đá" mang về làm kỷ niệm?

Cho dù bạn có không hữu ý hay sơ ý làm tổn hại san hô trong chuyến du lịch sinh thái ấy thì cũng rất thiệt thòi cho bạn khi bạn không thực sự thấu hiểu chúng - những cây san hô long lanh dưới đáy biển kia chính là những động vật quý hiếm, tinh khiết và nhạy cảm. Bạn không cảm nhận được diễm phúc giao tiếp với chúng... Rõ ràng, việc phổ biến kiến thức về san hô trước, trong và sau các chuyến du lịch lặn biển là vô cùng cần thiết. Nếu chúng ta muốn khai thác du lịch bền vững, sống hài hoà với môi trường. Vì, việc xâm hại đến các rạn san hô dễ kéo theo các thảm hoạ về sinh thái, đe doạ cuộc sống của nhiều loài sinh vật trong đó có con người.

Còn nhớ nhiều năm trước khi có kế hoạch thay thế các tàu vỏ gỗ bằng tàu vỏ sắt, từng có ý kiến đề xuất đánh đắm các vỏ tàu gỗ ở các vùng biển để tạo môi trường cho các rạn san hô phát triển! Các nhà nghiên cứu cho biết, Việt Nam có khoảng trên 1.100km2 rạn san hô, với 240 loài, phân bố rộng rãi từ Bắc tới Nam, nhưng mỗi năm, Việt Nam mất hơn 50 tấn san hô, chưa kể mất san hô đen ở Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ninh, Hải Phòng. Theo các kết quả khảo sát mới nhất, rạn san hô tại đảo Cô Tô đã gần như không còn, còn ở Vịnh Hạ Long sát bờ đã “trắng” hoàn toàn.

Những sự thiếu hiểu biết của tour du lịch, của những người làm du lịch, của hai ca sĩ kia và những người dân vô tư ngồi lên các rạn san hô (như hướng dẫn viên kia đã nói) là một trong những nguyên nhân của việc không hiểu về giá trị của san hô với môi trường, đời sống. Sự việc lần này xem như là hồi chuông cảnh tỉnh cho ý thức của cộng đồng đối với loài sinh vật biển quý hiếm này.

MỸ NGUYỄN

Tin cùng chuyên mục

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

(PNTĐ) - Ngày 10/7/2025, Nhà Triển lãm Việt Nam vinh dự đón Bà Louise Mushikiwabo, Tổng Thư ký Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF) đến thăm nhân chuyến công tác đến EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản. Hình ảnh bà Tổng Thư ký trải nghiệm các nhạc cụ truyền thống của Việt Nam và chơi một bản nhạc ngẫu hứng trên sân khấu Nhà triển lãm gây ấn tượng với quan khách.
Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

(PNTĐ) - Sáng 10/7 tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Hội thảo là diễn đàn học thuật quan trọng, quy tụ đông đảo các nhà nghiên cứu, nhà lý luận, văn nghệ sĩ, các nhà quản lý văn hóa nghệ thuật trên cả nước, cùng trao đổi, hiến kế, góp phần xác lập những định hướng chiến lược cho sự phát triển của văn học, nghệ thuật Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.
Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

(PNTĐ) - Sáng 10/7/2025, Báo Việt Nam News and Law, Thông Tấn Xã Việt Nam, phối hợp với Cục Thông tin cơ sở và Thông tin đối ngoại (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), tổ chức tọa đàm “Định vị Việt Nam – Truyền thông quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới”, nhằm lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo Chiến lược truyền thông quảng bá hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài.
“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

(PNTĐ) - Trong không gian địa - chính trị - văn hóa rộng lớn của Việt Nam, vùng sông Đà từ lâu đã tồn tại như một cột mốc vừa mờ ảo vừa quyết liệt. Đó là miền Thượng hiểm trở, nơi dòng sông cuộn trào vượt qua ba thung lũng Lai Châu, cắt dọc lãnh thổ phía Tây Bắc, mang theo bao lớp trầm tích địa chất lẫn ký ức con người.