“Nhật ký chú bé nhút nhát”: Bài học đối diện trước khó khăn

Chia sẻ

Thời nay, có rất nhiều đứa trẻ gặp vấn đề trong việc thích nghi với xã hội hay làm sao để ứng xử với những người anh trai tuổi mới lớn có cá tính “đặc biệt” như hay đùa dai, giễu cợt làm mọi người phát cáu…

Ảnh minh họa.Ảnh minh họa.

Thời nay, có rất nhiều đứa trẻ gặp vấn đề trong việc thích nghi với xã hội hay làm sao để ứng xử với những người anh trai tuổi mới lớn có cá tính “đặc biệt” như hay đùa dai, giễu cợt làm mọi người phát cáu… Chuyện đó cũng xảy ra với anh bạn Greg Heffley - nhân vật chính trong sê-ri truyện “Diary of a wimpy kid” (Nhật ký chú bé nhút nhát) do nhà văn Jeff Kinney sáng tác.

Bộ truyện kể vể cuộc đời của Greg Heffley, cuộc đời mà Greg bảo là “cuộc sống tạm thời trước khi trở thành nổi tiếng”. Tuy có tên gọi là “Nhật ký” nhưng cuốn sách Greg lại cho là “hồi ký”, cậu muốn xuất bản nó nhằm chuẩn bị cho việc lỡ đâu sau này nổi tiếng, thì những ai muốn tìm hiểu về cậu có thể đọc sách là đủ, còn cậu đỡ phải trả lời phỏng vấn.

Hồi ký của Greg xoay quanh mối quan hệ gia đình có 5 người: Greg, anh trai Rodrick, em trai Manny, mẹ Susan, cha Frank. Trong mắt Greg, mẹ Susan có tính cách nghiêm khắc, ghét việc Greg hơi bạo lực, mê chơi điện tử. Người anh Rodrick hay giễu cợt và đùa dai, có thói xấu là bỏ tất vào miệng Greg khi ngủ. Rodrick còn là người khá lãng phí, có lần anh tiêu 100 đôla tiền gọi điện trong vòng 1 tháng chỉ để gọi bố mẹ chỉnh nhiệt độ phòng. Cậu em bé bỏng, ngây thơ Manny rất nghịch ngợm và được chiều chuộng. Có lần chỉ vì miếng bánh kẹp được chia làm 2 thay vì 4, cậu khóc điên loạn lên và mẹ Susan phải chạy từ nơi làm việc đến trường mẫu giáo chỉ để chia miếng bánh thành 4 phần. Bố Frank là người thông minh, nhẫn nại nhưng lại có thói dùng hết tiền của mình vào việc mua mô hình để xây dựng một giả lập chiến tranh lạnh.

Bài dự thi cuộc thi “Viết về cuốn sách yêu thích của em” lần thứ 10 - “Một thập kỷ vì văn hoá đọc cho thiếu nhi” xin gửi về địa chỉ email: baophunuthudo@gmail.com hoặc địa chỉ Báo Phụ nữ Thủ đô, số 7 Tôn Thất Thuyết, Cầu Giấy, Hà Nội. Bài dự thi ghi rõ tên tuổi, trường lớp, địa chỉ và số điện thoại liên lạc.

 Tất cả những nhân vật xung quanh Greg đều khiến câu chuyện rất vui vẻ, hài hước mà mỗi khi đọc em đều được cười sảng khoái. Ban đầu khi nghe tựa truyện là “Nhật ký chú bé nhút nhát”, người ta dễ nghĩ về một cuốn sách với câu chuyện về một chú bé yếu ớt, nhút nhát, hay suy nghĩ, nhưng kỳ thực, khi đọc truyện mới thấy Greg chẳng hề nhút nhát, hơi bướng bỉnh nhưng là một cậu bé khá lạc quan, gan dạ và láu cá, có rất nhiều trò tinh nghịch hiếm có. Ở mọi tình huống trong cuộc sống, Greg luôn cố gắng để hoàn thành mọi việc sao cho mình được lợi nhất. Greg còn rất nhẫn nại trong việc chịu khổ vì cậu cho rằng số phận của cậu hơi đen đủi, thường gặp xui xẻo, nhưng dù gặp chuyện gì thì Greg cũng đều tìm cách để vượt qua một cách thú vị.

Khi đọc “Nhật ký chú bé nhút nhát”, em thấy mình học được rất nhiều bài học từ Greg. Cậu ấy đã cho em thấy cuộc sống có thể rất khó khăn nhưng ở bất cứ tình huống nào cũng sẽ có cách xử lí “dễ chịu”nhất. Mỗi ngày, Greg luôn đối diện với những câu chuyện khác nhau và rút ra được rất nhiều bài học cho mình, nhất là bài học “phải đối mặt trước mọi khó khăn”. Ban đầu Greg thường chạy trốn, sợ hãi nhưng cuối cùng cậu nhận ra rằng luôn phải đối mặt trước mọi khó khăn, để từ đó tìm được cách xử lý nhẹ nhàng nhất. Em thấy cuộc sống của mình cũng gặp nhiều khó khăn như vậy, và Greg giúp em nghĩ lạc quan, bình tĩnh hơn.

Greg còn là cậu bé rất tốt bụng, biết quan tâm đến người khác. Cậu có một người bạn tên là Rowley. Rowley khá ngây thơ, nhưng, cũng vì tính ngây thơ mà Rowley thường bị Greg dụ vào những trò tai quái của mình. Có thể mọi người sẽ nghĩ là Greg “lợi dụng” Rowley phục vụ cho sự tinh nghịch của mình, tuy nhiên thực ra Greg rất quan tâm đến bạn bè, biết nghĩ cho bạn bè.

Em cũng rất thích gia đình Greg, dù cho mỗi người một tính cách, họ luôn phải đối mặt với mọi khó khăn, đôi khi rối bời vì những chuyện linh tinh từ bọn trẻ. Nhưng cũng vì thế mà gia đình Greg có những mối liên kết chặt chẽ với nhau, luôn bên cạnh nhau trước mọi chuyện và thân thiết với nhau.

Qua từng câu chuyện, từng tình huống, “Nhật ký chú bé nhút nhát” cùng đời sống muôn màu của anh bạn Greg không chỉ đem đến những vui vẻ mà còn đem đến những bài học đắt giá. Em tin rằng mỗi đứa trẻ khi đọc sách sẽ có được bài học đối diện trước mọi khó khăn.

HOÀNG LIÊU 
(Lớp 5A6, trường Liên cấp Ngôi sao Hà Nội)

Tin cùng chuyên mục

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

(PNTĐ) - Ngày 10/7/2025, Nhà Triển lãm Việt Nam vinh dự đón Bà Louise Mushikiwabo, Tổng Thư ký Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF) đến thăm nhân chuyến công tác đến EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản. Hình ảnh bà Tổng Thư ký trải nghiệm các nhạc cụ truyền thống của Việt Nam và chơi một bản nhạc ngẫu hứng trên sân khấu Nhà triển lãm gây ấn tượng với quan khách.
Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

(PNTĐ) - Sáng 10/7 tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Hội thảo là diễn đàn học thuật quan trọng, quy tụ đông đảo các nhà nghiên cứu, nhà lý luận, văn nghệ sĩ, các nhà quản lý văn hóa nghệ thuật trên cả nước, cùng trao đổi, hiến kế, góp phần xác lập những định hướng chiến lược cho sự phát triển của văn học, nghệ thuật Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.
Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

(PNTĐ) - Sáng 10/7/2025, Báo Việt Nam News and Law, Thông Tấn Xã Việt Nam, phối hợp với Cục Thông tin cơ sở và Thông tin đối ngoại (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), tổ chức tọa đàm “Định vị Việt Nam – Truyền thông quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới”, nhằm lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo Chiến lược truyền thông quảng bá hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài.
“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

(PNTĐ) - Trong không gian địa - chính trị - văn hóa rộng lớn của Việt Nam, vùng sông Đà từ lâu đã tồn tại như một cột mốc vừa mờ ảo vừa quyết liệt. Đó là miền Thượng hiểm trở, nơi dòng sông cuộn trào vượt qua ba thung lũng Lai Châu, cắt dọc lãnh thổ phía Tây Bắc, mang theo bao lớp trầm tích địa chất lẫn ký ức con người.