Mở rộng thị trường xuất khẩu cho nông sản Việt

Chia sẻ

Nông sản Việt Nam hiện đã có mặt tại hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có nhiều nhóm hàng xuất khẩu trên 1 tỷ USD vào các thị trường khó tính như: Mỹ, Nhật Bản, Australia… Việc xuất khẩu các mặt hàng nông sản đã kích thích tăng trưởng kinh tế, gia tăng thu nhập quốc dân.

Ông Trần Văn Lân bên vùng vải thiều trồng xuất khẩu sang Nhật BảnÔng Trần Văn Lân bên vùng vải thiều trồng xuất khẩu sang Nhật Bản.

Tín hiệu vui từ thị trường quốc tế

Ngày 19/6, những lô vải thiều hồng đầu tiên của Việt Nam đã đến với thị trường Australia và được người tiêu dùng đón nhận. Ngày 20/6, toàn bộ 2 tấn vải thiều đầu tiên xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản và đã bán hết chỉ trong ngày 21/6. Đến ngày 24/6, hơn 47 tấn vải thiều huyện này đã được xuất sang Nhật Bản. Ngày 23/6, tỉnh Hải Dương cũng đã xuất khẩu lô vải khoảng 1,2 tấn đi Nhật Bản. Ngày 22/6, tỉnh Sơn La đã công bố xuất khẩu lô xoài đầu tiên của tỉnh này sang Mỹ. Theo đó, 30 tấn xoài tượng da xanh canh tác theo tiêu chuẩn VietGAP đã được thị trường Mỹ đón nhận. Cách đây không lâu, xoài cát của tỉnh Đồng Tháp cũng đã vào được thị trường khó tính này.

Ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) đánh giá, nhiều tín hiệu tích cực đã đến với mặt hàng trái cây khi quả vải tươi liên tiếp có hợp đồng xuất khẩu sang Mỹ, Nhật Bản, Singapore, Australia... Cùng với xoài và vải thiều, 4 loại trái cây khác gồm thanh long, chôm chôm, nhãn, vú sữa cũng đã tiếp cận được với rất nhiều thị trường trên khắp thế giới. Trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp trên thế giới, hàng rào kỹ thuật áp cho nông sản xuất khẩu ngày càng khắt khe thì những tin vui trên thực sự có ý nghĩa đối với ngành nông nghiệp Việt Nam.

Khẳng định chất lượng cao và cơ hội mới

Việc trái xoài tiếp tục đi sâu vào thị trường Mỹ, hay vải thiều tươi lần đầu xuất khẩu sang Nhật Bản là tiền đề mở ra những cơ hội để trái cây Việt Nam có thể vào được vào những thị trường khó tính khác. Không chỉ thâm nhập, trái cây xuất khẩu của Việt Nam còn chiếm được cảm tình của người tiêu dùng tại những quốc gia đặt chân đến. Điều đó cho thấy, chất lượng của trái cây Việt Nam không hề thua kém sản phẩm cùng loại đến từ các quốc gia và vùng lãnh thổ khác.

Để có được những tín hiệu vui này, ông Đặng Văn Tặng, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt tỉnh Bắc Giang cho hay, thời gian qua, Bộ NN&PTNT cùng với tỉnh Bắc Giang có nhiều hoạt động hỗ trợ người trồng vải để nâng cao giá trị cây trồng. Tính đến nay, toàn tỉnh Bắc Giang có hơn 15.000ha vải thiều sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP (chiếm 53% tổng diện tích trồng vải), 80ha vải thiều được chứng nhận đạt tiêu chuẩn toàn cầu (GlobalGAP), diện tích này phục vụ xuất khẩu ra các thị trường khó tính như Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản.

Không chỉ riêng Bắc Giang, tại Sơn La, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Quốc Khánh cũng khẳng định, để xuất khẩu xoài, bà con đã tiến hành trồng, chăm sóc nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn VietGAP nhằm đảm bảo điều kiện xuất khẩu. Từ đầu vụ đến nay, huyện Mai Sơn (Sơn La) đã tiêu thụ gần 7.000 tấn xoài, trong đó, xuất khẩu được 1.615 tấn.

Năm 2020, ngành nông nghiệp triển khai thực hiện nhiệm vụ trong điều kiện hết sức khó khăn và nhiều thách thức. Riêng mặt hàng hoa quả, tuy lượng xuất sang thị trường chất lượng cao như Nhật Bản, Mỹ, Australia… chưa nhiều nhưng đã mở ra tiềm năng lớn.

Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn, thời gian tới, cần tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại ngành, nâng cao năng suất, chất lượng hàng nông sản; đẩy mạnh phát triển thị trường xuất khẩu, giữ ổn định các thị trường truyền thống, tìm kiếm và mở rộng các thị trường tiềm năng, hạn chế thấp nhất sự phụ thuộc vào một số thị trường nhất định. Hiện Bộ cũng đang hoàn thiện Đề án xuất khẩu nông sản để trình Chính phủ, trong đó đề xuất nhiều giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại, khó khăn về cơ chế, chính sách hiện nay. Đồng thời ông cũng bày tỏ mong muốn các doanh nghiệp trong và ngoài nước nghiên cứu đầy đủ hệ sinh thái nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hàng hóa, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp xuất khẩu… để quyết định hướng lựa chọn đầu tư.

Bên cạnh đó, Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) có hiệu lực từ ngày 1/8/2020 sẽ mở thêm nhiều cánh cửa cho nông sản Việt Nam xuất khẩu ra thị trường quốc tế.

NAM BÌNH

Tin cùng chuyên mục

 Thủ đoạn mới: Gắn định vị vào gói hàng ma tuý để thả trôi trên biển

Thủ đoạn mới: Gắn định vị vào gói hàng ma tuý để thả trôi trên biển

(PNTĐ) - Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Quang, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (C04 - Bộ Công an) cho biết, thời gian qua, lực lượng chức năng phát hiện nhiều gói ma túy được đóng gói và có thiết bị định vị, để rồi sau đó các đối tượng buôn bán trục vớt mang đi tiêu thụ.
Công bố biểu trưng Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2024-2029

Công bố biểu trưng Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2024-2029

(PNTĐ) - Biểu trưng Đại hội đại biểu toàn quốc Hội LHTN Việt Nam lần thứ IX là hình ảnh kết hợp cấu trúc chữ tượng hình từ số lần Đại hội, biểu hiện thông qua chữ số IX, là sự tích hợp các hình tượng tiêu biểu xoay quanh biểu trưng Thanh niên Việt Nam.