Nhiều trường đại học lớn tại Khu CNC Hòa Lạc

Chia sẻ

Năm 1998, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định thành lập Khu Công nghệ cao Hòa Lạc (Khu CNC Hòa Lạc) quy mô diện tích 1.650 ha. Qua 02 lần điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng (năm 2008 và năm 2016), hiện nay Khu CNC Hoà Lạc có quy mô diện tích 1.586 ha và nằm trên địa bàn 02 huyện Thạch Thất và Quốc Oai, bao gồm 08 khu chức năng.

Khu CNC Hòa Lạc ngoài việc thực hiện nhiệm vụ phát triển khoa học công nghệ mang tính quốc gia của Bộ Khoa học và Công nghệ còn góp phần cho sự phát triển mạnh mẽ của Hà Nội, đặc biệt là khu vực phía tây Thành Phố Hà Nội, đóng góp ngân sách cho Thành phố Hà Nội trong những năm qua và là tâm điểm cho sự hình thành và phát triển Đô thị Hòa Lạc.

Trong thời gian qua, Khu CNC Hòa Lạc đã đạt được các kết quả như như: Tổng diện tích đất Khu CNC Hòa Lạc đã được bồi thường GPMB là 1.351 ha, diện tích còn lại cần phải GPMB là 235 ha (226 ha trên địa bàn huyện Thạch Thất, 09 ha trên địa bàn huyện Quốc Oai). Đã hoàn thành xây dựng khu tái định cư 7,8ha trên địa bàn xã Bình Yên, huyện Thạch Thất.

Hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu vực phía Bắc Đại lộ Thăng Long đã được đầu tư cơ bản đồng bộ bằng nguồn vốn ngân sách Trung ương và vốn vay ODA Nhật Bản. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu vực phía nam Đại lộ Thăng Long cơ bản được đầu tư bằng vốn của doanh nghiệp xây dựng và kinh doanh hạ tầng, hiện mới đầu tư được khoảng 20% khối lượng hạ tầng kỹ thuật theo quy hoạch.

Thành phố Hà Nội đã thành lập Đồn Công an Khu CNC Hòa Lạc và xây dựng cơ sở vật chất để thực hiện công tác quản lý an ninh, trật tự cho Khu CNC Hòa Lạc. An sinh xã hội và an ninh trật tự được giữ vững.

Cùng với các tổ chức xúc tiến thương mại, tổ chức xúc tiến đầu tư trong nước và nước ngoài tổ chức các sự kiện xúc tiến đầu tư vào Khu CNC Hòa Lạc như tổ chức Hội nghị xúc tiến các nhà đầu tư Hàn Quốc; Hội nghị xúc tiến các nhà đầu tư Nhật Bản...; đồng thời tham gia các sự kiện về xúc tiến đầu tư của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UBND Thành phố Hà Nội,…

Xác định diện tích đất có thể bố trí trong Khu để thông tin đến các tổ chức tư vấn đầu tư lớn, chuyên ngành và các nhà đầu tư tiềm năng của Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hàn Quốc và một số quốc gia Châu Âu; đồng thời dự kiến một số khu đất dành riêng (những khu vực đất liền khoảnh) để thu hút các nhà đầu tư theo từng quốc gia, đặc biệt là Nhật Bản để có thể hình thành cộng đồng doanh nghiệp của quốc gia đó trong Khu CNC Hòa Lạc.

Lãnh đạo TP Hà Nội thăm KCNC Hòa LạcLãnh đạo TP Hà Nội thăm KCNC Hòa Lạc

Nhằm thu hút đầu tư các dự án công nghệ cao, đặc biệt là đón đầu làn sóng đầu tư đang dịch chuyển từ Trung Quốc sang khu vực Châu Á, Bộ Khoa học và Công nghệ chỉ đạo Ban Quản lý xây dựng chiến lược thu hút đầu tư vào Khu Công nghệ cao Hòa Lạc đến năm 2030, trong đó có bám sát tình hình trong nước và trên thế giới, tiềm năng thu hút đầu tư tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc và các Nghị quyết của Bộ Chính trị - Khu CNC Hòa Lạc đã ký và đang triển khai các Bản ghi nhớ về việc đầu tư tại Khu CNC Hòa Lạc với một số đối tác lớn: như với Tập đoàn Vingroup về xây dựng dự án nghiên cứu và sản xuất sản phẩm công nghệ cao với tổng vốn đầu tư khoảng 3 tỷ đô la Mỹ; với Tập đoàn NIDEC (Nhật Bản) về đầu tư 05 dự án sản xuất công nghệ cao với tổng vốn đầu tư khoảng 1 tỷ đô la Mỹ; với Tập đoàn Hanwha về mở rộng dự án sản xuất động cơ máy bay với giá trị đầu tư ước tính khoảng 600 triệu đô la Mỹ; với Tập đoàn Viettel về đầu tư các dự án nghiên cứu, sản xuất công nghệ cao tại Khu,…         

Trong giai đoạn từ năm 2019 đến nay, 08 dự án mới đã được cấp Quyết định chủ trương đầu tư/Giấy Chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng vốn đăng ký đầu tư khoảng trên 14.000 tỷ đồng. Tính lũy kế từ khi thành lập đến nay, Khu CNC Hòa Lạc đã thu hút được 94 dự án đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 89.300 tỷ đồng, trong đó có 51 dự án đang hoạt động với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 5 năm gần đây đạt trên 4 tỷ đô la Mỹ. Hiện nay, tại Khu CNC Hòa Lạc có khoảng trên 22.000 người đang học tập và làm việc, trong đó có khoảng gần 9.000 học sinh, sinh viên và khoảng 13.000 người lao động (trong đó số lượng lao động có trình độ đại học trở lên trung bình đạt trên 50%, một số Dự án, tỷ lệ này đạt trên 90%). Khu CNC Hòa Lạc có các trường đại học lớn đã và đang đầu tư cơ sở hoạt động như Đại học FPT (quy mô đào tạo 12.000 sinh viên), Đại học Việt – Pháp (quy mô đào tạo 10.500 sinh viên), Đại học Văn Lang (quy mô đào tạo 15.000 sinh viên), Đại học Việt - Nhật … để đào tạo nguồn nhân lực công nghệ cao, cung cấp nguồn nhân lực công nghệ cao cho Khu CNC Hòa Lạc.

Một số sản phẩm công nghệ cao tiêu biểu được phát triển, sản xuất tại Khu CNC Hòa Lạc là:  Điện thoại thông minh 5G, thiết bị mạng 5G do Công ty Vinsmart hợp tác với Qualcomm sản xuất; Rada cảnh giới biển ứng dụng công nghệ 4G, 5G của Tập đoàn Viettel; Hệ thống bảo vệ điều khiển tích hợp trạm biến áp; các tủ điện hạ thế, trung thế của Công ty Á Châu, với công nghệ được chuyển giao từ các hãng sản xuất thiết bị điện hàng đầu thế giới; Thiết bị y tế kỹ thuật số công nghệ cao của Công ty Vikomed; Máy thở đã cấp phép lưu hành và xuất khẩu của Công ty Vinsmart;…

Đ/c Bí thư Thành ủy Hà Nội dự lễ khánh thành công trình tại KCNC Hòa Lạc.Đ/c Bí thư Thành ủy Hà Nội dự lễ khánh thành công trình tại KCNC Hòa Lạc.

Tại Khu CNC Hòa Lạc, đã có các dự án đầu tư xây dựng các phòng thí nghiệm, kiểm chuẩn và cơ sở nghiên cứu, như Trung tâm đo lường Việt Nam, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam – Hàn Quốc (V-KIST), Trung tâm nghiên cứu, phát triển và ứng dụng chuyển giao  công nghệ, Trung tâm công nghệ cao của Tập đoàn Viettel, .... Bên cạnh đó, Ban quản lý Khu CNC Hòa Lạc đã phối hợp với Tập đoàn Erisson thành lập IoT Innovation Hub và dự kiến xây dựng các phòng thí nghiệm nghiên cứu về công nghệ robot, sóng điện não người; Trung tâm hỗ trợ công nghiệp hóa các sản phẩm thiên nhiên tại Khu CNC...

Để đẩy nhanh tiến độ xây dựng Khu CNC Hòa Lạc, bám sát định hướng và mục tiêu phát triển trở thành vùng lõi của toàn đô thị Hòa Lạc, phấn đấu đạt mục tiêu hoàn thành xây dựng và cơ bản lấp đầy Khu CNC Hòa Lạc vào năm 2030 theo quy hoạch chung xây dựng đã được phê duyệt, Ban Quản lý Khu CNC Hòa Lạc, Bộ Khoa học và Công nghệ kiến nghị Thành phố bố trí tuyến xe bus nhanh BRT kết nối trung tâm Hà Nội với Khu CNC Hòa Lạc để tạo điều kiện thuận lợi trong việc đi lại cho chuyên gia, người lao động, học sinh, sinh viên đang học tập và làm việc tại Khu CNC Hòa Lạc. Đẩy nhanh việc giao Công ty TNHH MTV nước sạch Hà Nội  tiếp nhận, quản lý, nhận nợ và vận hành hệ thống cấp nước Khu CNC Hòa Lạc theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Thành lập và đưa Đội cảnh sát PCCC chuyên ngành của Khu CNC Hòa Lạc đi vào hoạt động sau khi Ban Quản lý đã hoàn thành việc đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị cho Trạm PCCC; sớm đưa Đồn Công an Khu CNC Hòa Lạc đi vào hoạt động để đảm bảo công tác quản lý an ninh trật tự của Khu...

 PHẠM HẰNG

Tin cùng chuyên mục

Đồng bào các dân tộc Điện Biên với tinh thần “cả nước cùng chống giặc”

Đồng bào các dân tộc Điện Biên với tinh thần “cả nước cùng chống giặc”

(PNTĐ) - Phát huy sức mạnh đoàn kết các dân tộc, trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, Đảng bộ, nhân dân các dân tộc tỉnh Điện Biên đã chung sức, đồng lòng, cùng với cả nước, tích cực chủ động tham gia phục vụ chiến trường với tất cả tinh thần, sức lực, trí tuệ và của cải, tất cả cho chiến thắng.
Giải đáp những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động

Giải đáp những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động

(PNTĐ) -Ngày 24/4, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đan Phượng tổ chức buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến, truyền thông chính sách năm 2024 với chủ đề "Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động"; với sự tham dự của hơn 300 cán bộ công đoàn, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) huyện Đan Phượng.