Lựa chọn mô hình phù hợp thu hút hội viên phụ nữ

Chia sẻ

Ban Thường vụ Hội LHPN Hà Nội ngày 7/7 đã tổ chức hội thảo “Khảo sát tình hình phụ nữ đi làm ăn xa và đề xuất mô hình tập hợp phụ nữ trong tình hình hiện nay”. Hội thảo có sự tham dự của đại diện Trung ương Hội LHPN Việt Nam.

Đồng chí Bùi Thị Hồng - Trưởng ban Tổ chức Hội LHPN Việt Nam phát biểu tại hội thảoĐồng chí Bùi Thị Hồng - Trưởng ban Tổ chức Hội LHPN Việt Nam phát biểu tại hội thảo

Hiện nay, thực trạng xảy ra với nữ lao động nhập cư là hầu hết không có hợp đồng lao động, phần lớn phải thuê trọ, thiếu tiện nghi sinh hoạt. Nhiều lao động nhập cư cả gia đình, việc học hành của con cái (nhà trẻ, mẫu giáo, tiểu học phổ thông…), y tế (tiêm chủng) gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, họ phải đối mặt với các vấn nạn xã hội như: bạo hành, trộm cắp tài sản, mại dâm…

Chia sẻ về một số mô hình tổ chức tập hợp phụ nữ nhập cư trên địa bàn, chị Ngô Thị Thúy Hằng - Phó Chủ tịch Hội LHPN huyện Đông Anh cho biết: Trên địa bàn huyện Đông Anh một số xã tập trung nữ lao động nhập cư nhiều nhất là xã: Hải Bối, Kim Chung, Kim Nỗ… trong đó (đối tượng chính là nữ công nhân nhập cư trẻ có độ tuổi từ 18 đến 30). Thời gian qua, Hội PN đã xã hội hóa và làm tốt công tác phối hợp với nhiều tổ chức, đơn vị như: tổ chức Plan; Viện Phát triển sức khỏe cộng đồng Ánh sáng - Light thành lập mô hình CLB “Nhà trọ an toàn”, hỗ trợ người nhập cư tìm kiếm chỗ ở ổn định, giúp cho các chủ nhà trọ quản lý tốt vấn đề đảm bảo về an ninh, trật tự tại địa phương. Hội PN đã tổ chức ra mắt ứng dụng di động kết nối nữ thanh niên di cư với việc làm và nhà trọ, hỗ trợ cho họ lựa chọn học nghề, kỹ năng sẵn sàng làm việc, cung cấp các thông tin về nhà trọ và việc làm thông qua ứng dụng di động Hành trình an toàn và website Hanhtrinhantoan.info. Hội còn quan tâm cải thiện đời sống tinh thần cho các chị em nữ công nhân qua các lớp học nhảy Zumba, những buổi sinh hoạt định kỳ của nhóm Thủ lĩnh Tiên Phong hay các lớp võ tự vệ…

Đồng chí Lê Kim Anh - Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội cho biết: Tính đến ngày 30/6/2020, tổng số hội viên quản lý là 882.371 hội viên (trong đó có 1.626 chi hội PN đặc thù). Hàng năm, Ban Thường vụ Hội LHPN Hà Nội chỉ đạo Hội LHPN các quận, huyện và cơ sở tiến hành khảo sát tình hình PN dưới 18 tuổi ở địa phương chưa tham gia tổ chức hội; khảo sát nhu cầu, nguyện vọng PN, đánh giá hoạt động các mô hình tập hợp, thu hút PN tại các cơ sở và chi, tổ PN theo lứa tuổi, ngành nghề, sở thích… Hội LHPN Hà Nội phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu giới, gia đình và phát triển cộng đồng triển khai mô hình “Hỗ trợ lao động giúp việc gia đình tiếp cận chính sách an sinh xã hội, lao động và việc làm” tại 3 quận Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Cầu Giấy, thành lập và duy trì 15 CLB “Giúp việc gia đình” với gần 500 thành viên. Các CLB sinh hoạt theo quý, tập trung vào các nội dung: Tìm hiểu Luật Lao động, hợp đồng lao động, BHXH, BHYT tự nguyện, pháp luật về hôn nhân và gia đình, kỹ năng giao tiếp ứng xử…CLB cũng là nơi chị em được giao lưu chia sẻ tâm tư nguyện vọng, những khó khăn vướng mắc trong công việc và cuộc sống hàng ngày…

Ngoài ra, các quận huyện và cơ sở đã thành lập các mô hình tập hợp phụ nữ nhập cư như: CLB phụ nữ nhập cư quận Hoàng Mai, Hoàn Kiếm, Ba Đình, mỗi CLB từ 30-50 thành viên là những phụ nữ thu mua phế liệu, bán hàng rong, bốc vác ở chợ đầu mối, phụ hồ. Thông qua sinh hoạt CLB, Hội PN đã trang bị kỹ năng bán hàng, kiến thức về chăm sóc sức khỏe… Đến nay, toàn thành phố có 53 mô hình tập hợp thu hút nữ lao động nhập cư với 1.674 hội viên.

Phát biểu kết luận hội thảo, đồng chí Bùi Thị Hồng - Trưởng ban Tổ chức Hội LHPN Việt Nam đánh giá, ghi nhận những kết quả của các cấp Hội Phụ nữ Hà Nội trong thời gian qua, đề nghị Hội LHPN Hà Nội tiếp tục quan tâm, đưa vào chỉ tiêu thi đua hàng năm, kiểm tra giám sát mô hình tập hợp phát triển hội viên, đặc biệt là phối hợp với ngành công an về quản lý nhập cư để tập hợp số liệu PN di cư trên địa bàn. Hội LHPN các quận, huyện, thị xã thường xuyên lắng nghe, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của PN nhập cư để tổ chức các hình thức sinh hoạt phù hợp. Qua hội thảo này, Đoàn công tác Trung ương Hội LHPN Việt Nam tiếp thu và ghi nhận đây là cơ sở để khảo sát nghiên cứu đề xuất các giải pháp về tình hình PN đi làm ăn xa, đề xuất mô hình tập hợp PN trong thời gian tới. Trong thời gian tới, có thể Hội LHPN Việt Nam sẽ thí điểm những mô hình hay của Hà Nội khi nghiên cứu ra cách làm, phương pháp phù hợp để triển khai nhân rộng.

THANH - HIỀN

Tin cùng chuyên mục

Tập huấn kỹ năng phòng, chống tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng

Tập huấn kỹ năng phòng, chống tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng

(PNTĐ) - Sáng 19/4, Hội LHPN Hà Nội đã tổ chức Hội nghị tập huấn kỹ năng phòng, chống tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng cho lãnh đạo, cán bộ Hội các quận, huyện, thị xã, đơn vị trực thuộc; các đồng chí là cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Hội LHPN Hà Nội.
Tổng kết tình hình thực hiện Kết luận số 01-KL/TƯ năm 2023-2024 trong các cấp Hội

Tổng kết tình hình thực hiện Kết luận số 01-KL/TƯ năm 2023-2024 trong các cấp Hội

(PNTĐ) - Ngày 15/4, Hội LHPN quận Thanh Xuân đã tổ chức Hội nghị Tổng kết đánh giá tình hình thực hiện Kết luận số 01-KL/TƯ, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị năm 2023-2024 trong các cấp Hội và Tập huấn Quán triệt chuyên đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” năm 2024.
Nữ chủ tịch Hội hết lòng vì hội viên

Nữ chủ tịch Hội hết lòng vì hội viên

(PNTĐ) - Chị Bùi Thị Ngọc, sinh năm 1982 người dân tộc Mường đã có 18 năm gắn bó với tổ chức Hội Phụ nữ và 7 năm giữ chức vụ Chủ tịch Hội LHPN xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Chị không những hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà còn có nhiều đóng góp trong sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, góp phần xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.