Nhà ngoại giao xuất sắc tài năng

Chia sẻ

Tháng 4/1965, đồng chí Nguyễn Duy Trinh được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ Chính trị phân công giữ chức Bộ trưởng Bộ Ngoại giao. Trên cương vị ấy, ông đã để lại dấu ấn quan trọng ở mặt trận ngoại giao trong việc ký kết Hiệp định Paris kết thúc chiến tranh; hay trong chính sách chung sống hòa bình bốn điểm với các nước Đông Nam Á…

Đồng chí Nguyễn Duy Trinh ký Hiệp định Paris về Việt NamĐồng chí Nguyễn Duy Trinh ký Hiệp định Paris về Việt Nam (Ảnh: TTXVN)

Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân nghèo nhưng giàu truyền thống yêu nước của xứ Nghệ. Trong suốt quá trình hoạt động cách mạng, ông đã được Đảng và Nhà nước phân công nhiều nhiệm vụ như: Thường vụ Xứ ủy Trung Kỳ, kiêm chức Phó Chủ tịch Ủy ban hành chính kháng chiến Trung Bộ; Bí thư Khu ủy Liên khu V kiêm Chủ tịch Ủy ban kháng chiến hành chính miền Nam Trung Bộ; Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước; Bộ trưởng Bộ Ngoại giao; Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Nhà nước…

Đặc biệt trên cương vị Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, ông đã để lại nhiều dấu ấn quan trọng. Tháng 1/1967, Hội nghị lần thứ 13 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa III) đề ra chủ trương mở mặt trận đấu tranh ngoại giao vận dụng sách lược “vừa đánh vừa đàm, vừa đàm vừa đánh” để cùng các mặt trận quân sự và chính trị tạo thế và lực mới cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước kết thúc thắng lợi. Người dân cả nước đã nức lòng khi người đứng đầu Bộ Ngoại giao Việt Nam Dân chủ cộng hòa Nguyễn Duy Trinh ra Tuyên bố ngày 28/1/1967. Tuyên bố nêu rõ: “Chỉ sau khi Mỹ chấm dứt không điều kiện việc ném bom và các hành động chiến tránh khác chống nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa thì Việt Nam Dân chủ cộng hòa và Mỹ mới có thể nói chuyện”. Tuyên bố này là một đòn tấn công ngoại giao lớn, nhằm làm thất bại luận điệu “đàm phán không điều kiện” mà Mỹ từng đưa ra 2 năm trước đó để làm bình phong leo thang chiến tranh, buộc Mỹ phải ngồi vào bàn đàm phán.

Cuộc đàm phán Paris về Việt Nam từ tháng 5/1968-tháng 1/1973 là cuộc đàm phán dài nhất để chấm dứt một cuộc chiến tranh trong thế kỷ XX, là tâm điểm đối chọi giữa nền ngoại giao nhà nghề của một siêu cường với nền ngoại giao của một nhà nước cách mạng còn non trẻ. Sau gần 5 năm đấu tranh bằng trí tuệ và bản lĩnh với hơn 200 phiên họp công khai, 45 cuộc họp riêng cấp cao, 500 cuộc họp báo, 1.000 cuộc phỏng vấn, cuộc đàm phán kết thúc.

Ngày 27/1/1973, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh đã chính thức ký Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Thắng lợi vẻ vang của đàm phán Paris và Hiệp định Paris đã buộc quân Mỹ rút quân khỏi miền Nam Việt Nam, tạo ra thế và lực mới cho cách mạng miền Nam, mở đường cho Đại thắng mùa xuân năm 1975, thống nhất đất nước.

Trong thời kỳ xây dựng lại đất nước sau hơn 30 năm bị chiến tranh tàn phá, ngành ngoại giao Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự chỉ đạo trực tiếp của đồng chí Nguyễn Duy Trinh vừa tranh thủ sự hỗ trợ của các nước XHCN và cộng đồng thế giới, vừa đấu tranh chống bao vây cấm vận. Chính trong thời kỳ khó khăn ấy, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Liên Hợp Quốc. Đánh dấu việc cộng đồng thế giới công nhận tính pháp lý và tư cách đại diện của Việt Nam tại tổ chức đa phương lớn nhất toàn cầu này.

Ông mất ngày 20/4/1985 tại Hà Nội. 75 tuổi đời, gần 60 năm hoạt động cách mạng liên tục, ở bất cứ cương vị nào, ông cũng chứng tỏ được vai trò, phẩm chất và bản lĩnh của một nhà lãnh đạo có tầm nhìn và tư duy rộng, là một nhà ngoại giao xuất sắc của Đảng và Nhà nước ta.

NGUYỄN NAM

Tin cùng chuyên mục

Giải đáp những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động

Giải đáp những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động

(PNTĐ) -Ngày 24/4, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đan Phượng tổ chức buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến, truyền thông chính sách năm 2024 với chủ đề "Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động"; với sự tham dự của hơn 300 cán bộ công đoàn, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) huyện Đan Phượng.
Hơn 600 điểm cầu tổ chức tập huấn về Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

Hơn 600 điểm cầu tổ chức tập huấn về Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

(PNTĐ) - Sáng 23/4, Ban Chỉ đạo xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở thành phố Hà Nội phối hợp với Ban Tổ chức Thành ủy tổ chức lớp tập huấn việc thực hiện Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở và các Nghị định liên quan bằng hình thức trực tuyến từ điểm cầu Thành ủy đến 610 điểm cầu cơ sở. Đồng chí Đỗ Anh Tuấn, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Dân vận Thành ủy, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở thành phố dự và phát biểu chỉ đạo.