Các thông số môi trường nằm trong giới hạn cho phép

Chia sẻ

Liên quan đến vụ cháy kho hóa chất của Công ty TNHH Cường Việt nằm trên địa bàn phường Thượng Thanh, quận Long Biên sáng 30/6, ngày 8/7, UBND quận đã có báo cáo gửi Chủ tịch UBND TP về việc thực hiện các biện pháp ứng phó với sự cố môi trường. Nguyên nhân cháy được xác định là do chập điện ở đường dây 2 pha dẫn đến sự cố môi trường khá nghiêm trọng

Vụ cháy đã được lực lượng chức năng khống chế để không gây ảnh hưởng ra môi trườngVụ cháy đã được lực lượng chức năng khống chế để không gây ảnh hưởng ra môi trường

Khẩn cấp xử lý sự cố

Ngay sau khi sự cố cháy xảy ra và đám cháy được dập tắt, UBND quận Long Biên đã khẩn trương cử cán bộ xuống hiện trường phối hợp với các lực lượng chức năng khắc phục sự cố. Theo kết quả điều tra ban đầu, Công an quận Long Biên xác định nguyên nhân cháy là do chập điện ở đường dây 2 pha. Công an quận đang tiếp tục chỉ đạo, điều tra làm rõ nguyên nhân và trách nhiệm của những người liên quan, xác định giá trị thiệt hại, phối hợp với các cơ quan chức năng quận xử lý theo quy định.

Đến nay, các đơn vị chức năng đã thực hiện xong việc che phủ toàn bộ khu vực cháy, đảm bảo tránh phát tán bụi, tro xỉ, hóa chất ra môi trường. Đối với nước ứ đọng khi dập đám cháy, quận đã chỉ đạo UBND phường Thượng Thanh kiểm tra, đôn đốc, giám sát Công ty Cường Việt và Công ty Tân Hồng Hà, đơn vị cho thuê thực hiện cách ly, thu gom nước thải phát sinh để chuyển cho đơn vị có chức năng xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật trước khi thải ra môi trường.

Sáng 3/7, Bộ Tư lệnh Thủ đô đã thực hiện phun tiêu độc khu vực cháy. Ngày 5/7, sau khi cơ quan điều tra bàn giao mặt bằng, UBND quận đã yêu cầu Công ty Cường Việt khẩn trương thuê đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải. Trong hai ngày 4 và 5/7, Công ty CP Môi trường đô thị và công nghiệp 10 đã thực hiện khảo sát hiện trường danh mục và khối lượng chất thải. Ngày 6/7, công ty bắt đầu thu gom, vận chuyển, xong trước ngày 10/7.

Cũng trong ngày 6/7, UBND quận Long Biên có văn bản hỏa tốc yêu cầu Công an quận Long Biên, UBND phường Thượng Thanh, Công an phường Thượng Thanh đôn đốc, giám sát quá trình thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải và phòng ngừa sự cố cháy nổ trở lại, định kỳ hàng ngày báo cáo tiến độ thực hiện.

Đưa các chỉ số môi trường về giới hạn cho phép

Thông tin mới nhất, chiều ngày 13/7, Sở TNMT Hà Nội đã có Báo cáo số 5898/STNMT-CCBVMT về kết quả công tác khắc phục sự cố môi trường sau vụ cháy tại Công ty Cường Việt. Cụ thể, để kịp thời xử lý môi trường của vụ cháy, ngay sau khi cơ quan cảnh sát điều tra bàn giao hiện trường, từ ngày 6 đến 9/7, Công ty cổ phần Môi trường đô thị công nghiệp 10 đã thu dọn hiện trường vụ cháy được 73,84 tấn chất thải (gồm 27,74 tấn chất thải lỏng, 46,1 tấn chất thải rắn) và vận chuyển về lưu giữ, xử lý an toàn theo đúng quy trình kỹ thuật, bảo đảm không ảnh hưởng đến môi trường.

Ngày 8/7, Sở TNMT chỉ đạo Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường tiến hành tiếp 3 đợt quan trắc, lấy mẫu phân tích môi trường không khí xung quanh tại 3 vị trí: Đầu kho chứa hóa chất, cuối kho chứa và vị trí trước số nhà 99, tổ 18, phường Thượng Thanh (nhà dân có vị trí gần đám cháy nhất).

Kết quả, môi trường không khí khu dân cư xung quanh vụ cháy đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 06:2009/BTNMT. Gần khu vực xảy ra đám cháy, môi trường không khí đều đạt tiêu chuẩn.

Về thông số chất hóa học Toluen, trong ngày đầu xảy ra cháy có hàm lượng 8.765ug/m3 (vượt 17,53 lần) thì ngày 4/7, sau khi Bộ Tư lệnh Thủ đô phun tiêu độc thì hàm lượng Toluen ở khu vực xảy ra cháy đã giảm xuống còn 1.094 ug/m3 (vượt 2,18 lần)...

Đến ngày 9/7, sau khi Công ty Môi trường đô thị và công nghiệp 10 hoàn thành việc thu dọn, vận chuyển toàn bộ chất thải tại khu vực cháy về cơ sở xử lý; UBND quận Long Biên tiếp tục trưng cầu Viện Công nghệ môi trường (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) quan trắc, đánh giá chất lượng môi trường xung quanh khu vực xảy ra vụ cháy. Kết quả, tất cả các thông số môi trường đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 06:2009/BTNMT.

Để hạn chế những vụ việc tương tự, Sở TNMT Hà Nội đề xuất UBND TP chỉ đạo Sở Công Thương tăng cường kiểm tra, đôn đốc, thẩm định phương án ứng phó sự cố hóa chất của các cơ sở này trên địa bàn thành phố; chủ trì kiểm tra việc sử dụng hóa chất độc hại và công tác bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất. UBND quận Long Biên cho biết, trong tháng 7, quận tiếp tục rà soát tất cả các đơn vị có sử dụng hóa chất trên địa bàn quận để kịp thời có biện pháp phòng ngừa cháy nổ, gây thiệt hại về người và tài sản.

HỒNG QUÂN

Tin cùng chuyên mục

Người dân Triều Khúc lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

Người dân Triều Khúc lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

(PNTĐ) - Người dân thôn Triều Khúc (Thanh Trì, Hà Nội) vừa trải qua một tuần thiếu nước sinh hoạt. Để tiết kiệm nước, họ phải tận dụng cả nước rửa rau để rửa bát, thậm chí không dám tắm hàng ngày vì lo ngại nguồn nước có thể bị cắt bất cứ lúc nào.
Làm thế nào để bảo vệ tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng?

Làm thế nào để bảo vệ tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng?

(PNTĐ) - Vụ việc một khách hàng bị “bốc hơi” 58 tỷ đồng tại Ngân hàng MSB vẫn đang là câu chuyện nóng hổi, khiến nhiều người có tiền gửi tiết kiệm hoang mang. Và, làm thế nào để bảo vệ tiền gửi tại ngân hàng (nơi được cho là an toàn nay bỗng nhiên trở nên rủi ro) là chủ đề đang được nhiều người dân quan tâm hiện nay.
Hàng trăm người dân “khát” nước sạch vì dự án treo

Hàng trăm người dân “khát” nước sạch vì dự án treo

(PNTĐ) - Nhiều năm nay, tại xã Phú Sơn, huyện Ba Vì, Hà Nội, hàng trăm người dân sinh sống ở khu vực Nông trường dứa Suối Hai và thôn Phú Mỹ C không có nước sạch để sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Dù đã nhiều lần kiến nghị lên các cấp, các ngành song tình trạng “khát” nước sạch vẫn chưa được giải quyết, khiến cuộc sống của người dân nơi đây gặp không ít khó khăn.
Hàng trăm hộ dân kêu cứu

Hàng trăm hộ dân kêu cứu

(PNTĐ) - Hàng trăm hộ dân ở hai xã Phú Sơn và Thái Hoà, huyện Ba Vì, Hà Nội rơi vào cảnh sống khó khăn do bị “mắc kẹt” bởi Dự án đầu tư xây dựng công viên nghĩa trang Yên Kỳ mở rộng (giai đoạn 1) chậm tiến độ, chưa chi trả tiền đền bù giải phóng mặt bằng. Hơn 13 năm nay, người dân, cử tri đã nhiều lần “kêu cứu”, chính quyền địa phương cũng đã có kiến nghị. Song cho đến nay, dự án vẫn “giậm chân tại chỗ”.