Nắng nóng, ngộ độc thực phẩm gia tăng

Chia sẻ

Trong điều kiện thời tiết nắng nóng kéo dài với nền nhiệt cao duy trì liên tục, chỉ cần người dân chủ quan trong ăn uống là dễ bị ngộ độc thực phẩm, rối loạn tiêu hoá. Những người cao tuổi, người có sẵn bệnh lý nền, ngộ độc thực phẩm có thể đe dọa đến sức khỏe, tính mạng.

Các lực lượng chức năng quận Long Biên tổ chức kiểm tra giám sát cửa hàng kinh doanh ăn uốngCác lực lượng chức năng quận Long Biên tổ chức kiểm tra giám sát cửa hàng kinh doanh ăn uống

Bệnh từ… miệng

Thời tiết mùa hè năm nay nắng nóng kéo dài là điều kiện ngộ độc thực phẩm gia tăng. Đến tháng 6/2020, cả nước có 9 vụ với 393 người bị ngộ độc thực phẩm.

Cuối tháng 6, bệnh viện Quân đội 108 tiếp nhận một bệnh nhân nam trú tại tỉnh Quảng Ninh. Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng đau bụng vùng thượng vị và quanh rốn; có hiện tượng nôn, tiêu chảy nhiều lần kèm sốt cao. Bệnh nhân có tiền sử bệnh gan do uống rượu nhiều, trước khi nhập viện, bệnh nhân có ăn hải sản chưa nấu chín kỹ. Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm trùng máu do vi khuẩn Vibrio vulnificus– loài vi khuẩn ký sinh trong hải sản, đặc biệt là hàu biển. Với những triệu chứng trên cùng diễn biến bệnh nặng nên chỉ sau vài giờ nhập viện, bệnh nhân bị sốc nhiễm khuẩn, suy đa phủ tạng, hoại tử diện rộng và tử vong.

Là cơ sở tiếp nhận điều trị nhiều bệnh nhân ngộ độc thực phẩm, từ thực tế lâm sàng, TS. Nguyễn Trung Nguyên - Giám đốc Trung tâm Chống độc BVTW Quân đội 108 cho biết, ngộ độc thực phẩm xuất hiện vào tất cả các tháng trong năm. Tuy nhiên, thời điểm nắng nóng mùa hè, ngộ độc thực phẩm. Căn nguyên dẫn đến ngộ độc thực phẩm có thể từ hóa chất, độc tố tự nhiên nhưng nguyên nhân do vi sinh vật trong thực phẩm (thực phẩm tươi sống và qua chế biến) chiếm tỷ lệ nhiều nhất. Thời tiết nắng nóng như hiện nay, vi sinh vật xuất hiện và phát triển rất nhanh.

Bên cạnh tình trạng ngộ độc do vi sinh vật, ngộ độc thực phẩm do hóa chất có xu hướng tăng và phức tạp. Với những trường hợp này, người dân bị ngộ độc phải đi bệnh viện cấp cứu, các bác sĩ chẩn đoán cũng gặp khó khăn do việc xét nghiệm độc chất phải cần máy móc chuyên dụng, trong khi các cơ sở y tế lại không đủ thiết bị. Trong mùa nắng, sức đề kháng của cơ thể giảm hơn do mất nước và mệt mỏi, nhất là với người cao tuổi, người có bệnh lý nền, việc điều trị ngộ độc thực phẩm kéo dài và có nguy cơ nặng hơn.

Công khai các cơ sở kinh doanh vi phạm an toàn thực phẩm

Ông Nguyễn Thanh Phong – Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết: tại các bếp ăn tập thể, qua kiểm tra, khoảng 70% số vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra là do sử dụng suất ăn từ nơi khác vận chuyển đến, không được bảo quản tốt. Tại các cơ sở chế biến, sản xuất có đến 85% là quy mô nhỏ, hộ gia đình, điều kiện sản xuất, chế biến không đảm bảo vệ sinh. Trong khi đó, thói quen tiêu dùng của một bộ phận người dân chưa thay đổi, một số đối tượng thu nhập thấp nên chỉ lựa chọn những thực phẩm rẻ tiền, những suất ăn giá rẻ, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn. Vì vậy, tại Hà Nội, mùa hè là thời kỳ cao điểm về an toàn thực phẩm, ngành y tế đã chủ động triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, trong đó tăng cường giám sát các cơ sở trên địa bàn, đẩy mạnh tuyên truyền phòng chống dịch bệnh; chú trọng các mặt hàng thực phẩm chế biến sẵn, cơ sở sản xuất, kinh doanh nước uống, nước đá, cơ sở thức ăn đường phố, các bếp ăn tập thể...

Theo Sở Y tế Hà Nội, trong quý II, TP đã tổ chức hơn 800 đoàn thanh tra, kiểm tra về an toàn thực phẩm; số cơ sở sản xuất và kinh doanh thực phẩm được thanh tra, kiểm tra là 27.727 lượt, trong đó phát hiện, phạt tiền 1.905 cơ sở vi phạm với tổng số tiền phạt hơn 6,9 tỷ đồng…

Cùng với ngành Y tế, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Hà Nội (Sở NN&PTNT) tổ chức lấy mẫu giám sát an toàn thực phẩm nhằm giám sát, cảnh báo sớm nguy cơ. Trong tháng 5, ngành nông nghiệp Hà Nội đã tiến hành lấy 485 mẫu sản phẩm nông lâm, thủy sản; qua phân tích, đã phát hiện 37 mẫu (thịt, rau, thủy sản...) không đạt các chỉ tiêu an toàn. Những cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ đảm bảo yêu cầu an toàn vệ sinh thực phẩm còn thấp trong khi một bộ phận người bán vì lợi nhuận đã trà trộn, kinh doanh hàng hóa không có nguồn gốc xuất xứ.

Thực tế trên cho thấy, cùng với việc tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hành các nguyên tắc đảm bảo an toàn thực phẩm thì việc kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm là cần thiết. Thời gian tới, Chi cục tiếp tục tăng cường thanh tra chuyên ngành, liên ngành theo các hình thức: đột xuất và chuyên đề tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh… Nếu phát hiện các cơ sở vi phạm, ngoài hình thức xử lý theo quy định, các cơ quan chức năng sẽ công khai cơ sở vi phạm để người tiêu dùng biết, tránh lựa chọn các sản phẩm không bảo đảm an toàn sức khỏe.

NGUYỄN HƯƠNG

Tin cùng chuyên mục

Kỹ năng sơ cứu tai nạn thường gặp

Kỹ năng sơ cứu tai nạn thường gặp

(PNTĐ) - Theo BS Ngô Đức Hùng - Trung tâm Cấp cứu A9 (BV Bạch Mai), sơ cấp cứu là hành động trợ giúp và chăm sóc ban đầu đối với người bị nạn ngay tại hiện trường; sử dụng phương tiện, dụng cụ có sẵn tại chỗ, khi chưa có sự hỗ trợ của nhân viên y tế; mọi người đều có thể tham gia (được đào tạo – sẵn sàng tham gia).
Sự cố y khoa tại BV Thu Cúc: Bộ Y tế nói gì?

Sự cố y khoa tại BV Thu Cúc: Bộ Y tế nói gì?

(PNTĐ) - Liên quan đến sự cố y khoa trường hợp tử vong thai nhi là con chị Trần Ngọc Diệp khi đến khám thai và sinh con tại Bệnh viện đa khoa Quốc tế Thu Cúc tháng 3/2024, Bộ Y tế vừa có công văn yêu cầu đơn vị thực hiện giải quyết sự cố y khoa nêu trên theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Tiêm cồn tuyệt đối điều trị u nang tuyến giáp

Tiêm cồn tuyệt đối điều trị u nang tuyến giáp

(PNTĐ) - Nang tuyến giáp là bệnh lý khá phổ biến hiện nay. Dù đa phần bệnh mang yếu tố lành tính nhưng cũng gây ảnh hưởng tới cuộc sống và sức khỏe của người bệnh. Xu hướng điều trị mới, can thiệp không phẫu thuật hay can thiệp tối thiểu như phương pháp tiêm cồn tuyệt đối đang ngày càng được quan tâm, vì tính hiệu quả, nhanh chóng và ít tốn kém hơn so với phẫu thuật.