Sau tách rời thành công, 2 bé song sinh dính liền tiếp tục được phẫu thuật tạo hình

Chia sẻ

Thông tin từ BV Nhi đồng TP.Hồ Chí Minh, đến 14h07 phút, việc tách dính hoàn toàn 2 bé song sinh Trúc Nhi và Diệu Nhi được tiến hành thành công. Ngay sau đó, mỗi bé được đưa ra bàn mổ riêng, tiếp tục phẫu thuật tạo hình khung chậu và khép lại cơ quan nội tạng. Sinh hiệu của 2 bé ổn định, mọi thông số theo dõi đều tốt.

Các bác sĩ hoàn tất khâu chuẩn bị trước khi tiến hành tách đôi cặp song sinh dính liền vùng bụng.Các bác sĩ hoàn tất khâu chuẩn bị trước khi tiến hành tách đôi cặp song sinh dính liền vùng bụng. (Ảnh: BVCC)

Chia sẻ với báo giới, Giáo Sư Trần Đông A - tham vấn chuyên môn ca mổ, trưởng ê-kíp ca phẫu thuật lịch sử tách dính thành công ca Việt - Đức 32 năm trước cho biết: Việc chuẩn bị trước phẫu thuật rất tốt nên diễn tiến từ gây mê, sắp tư thế đúng dự kiến. Các bác sĩ đã chia nửa đầu đại tràng cho bé Trúc Nhi, nửa cuối kèm hậu môn thật cho Diệu Nhi.

Khoảng 12h30, ê-kíp chỉnh hình chuẩn bị thay ê-kíp phẫu thuật niệu. Đội ngũ y bác sĩ sẽ bước vào phần quan trọng tiếp theo là tách phần xương, tiến hành tách rời 2 bé và chuyển 2 phòng mổ khác với 2 ekip đang chuẩn bị.

Sau khi tách rời, các bé được chia theo 2 e-kip để tiến hành phẫu thuật tạo hình, khép lại cơ quan nội tạng.Sau khi tách rời, các bé được chia theo 2 e-kip để tiến hành phẫu thuật tạo hình, khép lại cơ quan nội tạng. (Ảnh: BVCC)

Vì màng xương dính nhau rất cứng nên khó khăn trong việc cắt rời. Tuy nhiên, mọi việc vẫn tiếp tục diễn tiến tốt. Việc tách cơ quan tiêu hóa, tiết niệu và tách xương của hai bé diễn ra thuận lợi. Để có máu cho hai bé sử dụng trong suốt ca mổ, bệnh viện đã đăng ký 16 đơn vị hồng cầu lắng, 12 đơn vị huyết tương tươi đông lạnh và 12 đơn vị tiểu cầu.

Tuy nhiên suốt ca phẫu thuật, máu chảy ít nên mỗi bé chỉ truyền 1 đơn vị máu. Sau khi tách rời, bé Diệu Nhi ở lại, Bé Trúc Nhi được chuyển sang phòng phẫu thuật khác để tiếp tục chỉnh, tạo hình các cơ quan.

Dù tỷ lệ thành công chỉ 70% và nguy cơ rủi ro khó đoán trước, các bác sĩ luôn cố gắng hơn 200% để cứu 2 bé sơ sinh dính liền.Dù tỷ lệ thành công chỉ 70% và nguy cơ rủi ro khó đoán trước, các bác sĩ luôn cố gắng hơn 200% để cứu 2 bé sơ sinh dính liền. (Ảnh: BVCC)

Đánh giá về độ khó của ca mổ, các chuyên gia cho biết: Đây là ca hiếm gặp bởi nhau vùng bụng chậu với 4 chân tách rời. Tỷ lệ trường hợp dính nhau như này chỉ chiếm 6% trên thế giới. Các kết quả kiểm tra cũng cho thấy hàng loạt bất thường tại vùng bụng.

Dù tỷ lệ thành công của ca phẫu thuật là trên 70% nhưng rủi ro trong quá trình thực hiện là điều không thể lường trước. Bởi vậy, tất cả y bác sĩ đều đang cố gắng hơn 200% sức lực, không chỉ vì lương tâm nghề nghiệp mà còn vì sự sống của 2 "công dân nhí".

Ca tách ghép này có thể coi là một cột mốc phẫu thuật khi mà tất cả các bước thực hiện đều do bác sĩ Việt Nam thực hiện. Theo các chuyên gia, tới đây 2 bé sẽ phải trải qua hành trình hậu phẫu đầy khó khăn, nhưng bằng tất cả tâm lực của mình, các y bác sĩ kỳ vọng sẽ cố gắng với tâm niệm trả lại cho hai bé một cuộc đời lành lặn như bao trẻ khác.

THẢO HƯƠNG

Tin cùng chuyên mục

Hành trình gian nan tìm con của cặp đôi vợ Việt - chồng “Tây“

Hành trình gian nan tìm con của cặp đôi vợ Việt - chồng “Tây“

(PNTĐ) - Trong bốn năm, chị Xuân (36 tuổi) thực hiện 9 chu kỳ thụ tinh ống nghiệm nhưng đều thất bại, đến chu kỳ thứ 10, chị đã được trọn vẹn ước mơ có con. “Được da kề da với con, nhìn con mỉm cười, mọi đau khổ nhiều năm qua đều trở nên nhỏ bé”, chị Xuân xúc động nói khi ôm con gái chào đời khỏe mạnh trong lòng. Nhưng để có được “kỳ tích” ấy, vợ chồng chị Xuân đã trải qua hành trình “tìm con” vô cùng gian nan và đầy kiên trì, nghị lực.
5 loại rối loạn hoang tưởng nhiều người thường bị

5 loại rối loạn hoang tưởng nhiều người thường bị

(PNTĐ) - Theo ThS.BSNT Nguyễn Thị Hoa - Phòng rối loạn loạn thần và y học tự sát, Viện Sức khoẻ tâm thần (BV Bạch Mai) cho biết, hoang tưởng là tình trạng một người suy nghĩ, phán đoán sai lầm, ko phù hợp với thực tế, do bệnh lý tâm thần gây ra, không thể giải thích, đả thông được.
Kỹ năng sơ cứu tai nạn thường gặp

Kỹ năng sơ cứu tai nạn thường gặp

(PNTĐ) - Theo BS Ngô Đức Hùng - Trung tâm Cấp cứu A9 (BV Bạch Mai), sơ cấp cứu là hành động trợ giúp và chăm sóc ban đầu đối với người bị nạn ngay tại hiện trường; sử dụng phương tiện, dụng cụ có sẵn tại chỗ, khi chưa có sự hỗ trợ của nhân viên y tế; mọi người đều có thể tham gia (được đào tạo – sẵn sàng tham gia).