Sáng 27/7, Việt Nam không có ca mắc COVID-19 mới

Chia sẻ

Theo thông tin từ Bộ Y tế, tính đến 6h ngày 27/7, Việt Nam có tổng cộng 420 ca mắc CCOVIDovid-19, trong đó có 270 trường hợp nhập cảnh được cách ly ngay. Tới 6h sáng 27/7, cả nước không ghi nhận ca mắc mới nào.

Về tình hình điều trị, theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, đến thời điểm này đã có 365/420 ca bệnh COVID-19 của nước ta được công bố khỏi bệnh (chiếm 87,5% tổng số ca bệnh). 

Sáng 27/7, Việt Nam không có ca mắc COVID-19 mới - ảnh 1

Trong số 55 trường hợp mắc COVID-19 đang được theo dõi sức khoẻ tại các cơ sở y tế, hiện 8 bệnh nhân đã có kết quả xét nghiệm âm tính từ 1- 2 lần với virus SARS-CoV-2. Đa số các bệnh nhân đều có sức khoẻ ổn định. 

Liên quan đến trường hợp BN419 (tại Quảng Ngãi), Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch đã có công điện gửi UBND tỉnh Quảng Ngãi và UBND Thành phố Đà Nẵng đề nghị tiếp tục chỉ đạo triển khai một số nội dung công tác:

Tiếp tục điều tra dịch tễ, lập danh sách tất cả những người tiếp xúc gần và có liên quan với bệnh nhân, thực hiện cách ly và lấy mẫu để xét nghiệm tất cả các đối tượng này (bao gồm: người thân, học sinh cùng trường, người tiếp xúc gần trên xe khách, toa tàu; nơi bệnh nhân thường trú, nơi bệnh nhân từng đến; các nhân viên y tế, người tiếp xúc gần tại Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng Đà Nẵng, Bệnh viện C Đà Nẵng,...) để tiến hành xét nghiệm khẳng định.

Tổ chức cách ly, quản lý, điều trị bệnh nhân theo hướng dẫn của Bộ Y tế, đảm bảo phòng chống lây nhiễm, không để lây nhiễm trong cơ sở điều trị.

Tổ chức giám sát chặt chẽ hằng ngày tình hình sức khỏe của tất cả người tiếp xúc gần và có liên quan với bệnh nhân, nếu phát hiện bất kỳ trường hợp nào có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

Tăng cường giám sát trọng điểm hội chứng cúm (ILI), viêm phổi nặng (SVP), giám sát trọng điểm COVID-19, giám sát dựa vào sự kiện (EBS) nhằm phát hiện sớm, xử lý triệt để ổ dịch trong động đồng.

Tiếp tục thực hiện việc: Rà soát (đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng), lập danh sách tất cả các đối tượng nhập cảnh trái phép vào Việt Nam trên địa bàn, tổ chức cách ly, điều tra dịch tễ, lấy mẫu xét nghiệm và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch khác theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Tiến hành ngay việc xử lý, phun khử trùng triệt để môi trường tại nơi bệnh nhân thường trú, trường học, Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng Đà Nẵng, phương tiện vận chuyển và các khu vực có liên quan khác theo đúng quy định tại hướng dẫn giám sát và phòng, chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế.

Báo cáo hàng ngày kết quả giám sát, điều tra, phòng chống dịch COVID-19 về Bộ Y tế (Cục Y tế dự phòng) theo quy định.

THẢO HƯƠNG

Tin cùng chuyên mục

Kỹ năng sơ cứu tai nạn thường gặp

Kỹ năng sơ cứu tai nạn thường gặp

(PNTĐ) - Theo BS Ngô Đức Hùng - Trung tâm Cấp cứu A9 (BV Bạch Mai), sơ cấp cứu là hành động trợ giúp và chăm sóc ban đầu đối với người bị nạn ngay tại hiện trường; sử dụng phương tiện, dụng cụ có sẵn tại chỗ, khi chưa có sự hỗ trợ của nhân viên y tế; mọi người đều có thể tham gia (được đào tạo – sẵn sàng tham gia).
Sự cố y khoa tại BV Thu Cúc: Bộ Y tế nói gì?

Sự cố y khoa tại BV Thu Cúc: Bộ Y tế nói gì?

(PNTĐ) - Liên quan đến sự cố y khoa trường hợp tử vong thai nhi là con chị Trần Ngọc Diệp khi đến khám thai và sinh con tại Bệnh viện đa khoa Quốc tế Thu Cúc tháng 3/2024, Bộ Y tế vừa có công văn yêu cầu đơn vị thực hiện giải quyết sự cố y khoa nêu trên theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Tiêm cồn tuyệt đối điều trị u nang tuyến giáp

Tiêm cồn tuyệt đối điều trị u nang tuyến giáp

(PNTĐ) - Nang tuyến giáp là bệnh lý khá phổ biến hiện nay. Dù đa phần bệnh mang yếu tố lành tính nhưng cũng gây ảnh hưởng tới cuộc sống và sức khỏe của người bệnh. Xu hướng điều trị mới, can thiệp không phẫu thuật hay can thiệp tối thiểu như phương pháp tiêm cồn tuyệt đối đang ngày càng được quan tâm, vì tính hiệu quả, nhanh chóng và ít tốn kém hơn so với phẫu thuật.