Hà Nội mới chỉ có khoảng 12% số người sử dụng xe buýt

Chia sẻ

Trước tình hình dịch bệnh Covid-19, Tổng công ty Vận tải Hà Nội đã triển khai ngay các biện pháp tiết kiệm chi phí SXKD và tiết giảm chi phí quản lý, phòng chống dịch.

Ông Ngô Xuân Phú, Phó Tổng Giám đốc cho biết, trong đại dịch Covid -19 vừa qua, Tổng công ty đã cắt giảm 20-40% tiền lương của ban lãnh đạo, cán bộ quản lý cấp tổng công ty và cấp đơn vị trực thuộc... Thực hiện giảm ngày công khối gián tiếp và phân công làm việc luân phiên đối với các lao động trực tiếp như công nhân lái xe, nhân viên bán vé... để tiết giảm chi phí, ổn định một phần thu nhập cho người lao động.

Xe buýt ảnh hưởng nhiều đó dịch Covid-19Xe buýt ảnh hưởng nhiều đó dịch Covid-19

Nằm trong nhóm ngành nghề chịu tác động trực tiếp nhất, hoạt động SXKD của Tổng công ty đã chịu ảnh hưởng nặng nề. Toàn bộ các lĩnh vực SXKD của Tổng công ty đã phải ngừng hoạt động trong suốt thời gian thực hiện giãn cách xã hội từ ngày ¼. Trước đó nhiều hoạt động cũng đã phải dừng sản xuất hoặc cắt giảm sản lượng, và đến nay cần còn một số hoạt động chưa thể tổ chức lại sản xuất. Các hoạt động còn lại mặc dù đã khôi phục lại SXKD, nhưng sản lượng sụt giảm nhiều so với cùng kỳ năm ngoái.

Về lĩnh vực vận tải hành khách công cộng, trong 6 tháng đầu năm, tổng công ty đã duy trì thực hiện tốt công tác điều hành, kiểm soát chất lượng dịch vụ, tiếp tục thực hiện rà soát, hợp lý hóa các chi phí, định mức hoạt động buýt nhằm tối ưu hóa hiệu quả chi phí và giữ ổn định chất lượng dịch vụ xe buýt. Triển khai mở rộng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt qua ứng dụng VN-Pay trên các tuyến buýt BRT, 68, 86 và City tour. Đã đầu tư 76 phương tiện mới tiêu chuẩn EURO IV thay thế cho các phương tiện đã sử dụng trên 10 năm.

Tuy nhiên, do tác động của dịch bệnh, sản lượng khách đi xe sụt giảm nghiêm trọng do hầu hết các trường học ở Hà Nội đóng cửa từ sau kỳ nghỉ tết Nguyên đán và người dân e ngại sử dụng phương tiện công cộng. Để phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh, từ ngày 27/3/2020 đã cắt giảm 20% chuyến lượt, trên 1.000 lượt/ngày, từ ngày 27/3/2020 tạm dừng toàn bộ hoạt động xe buýt theo chỉ đạo của Thành phố. Ngoài ra, chính sách miễn phí vé xe buýt đối với người cao tuổi cũng dẫn đến sản lượng hành khách mua vé giảm nhiều so với trước khi áp dụng chính sách. Điều này đã dẫn đến thực hiện thiếu hụt nghiêm trọng sản lượng chuyến lượt, hành khách, doanh thu các tuyến buýt của Tổng công ty so với kế hoạch đặt hàng và hồ sơ thầu. Tổng km vận hành thực tế ước đạt gần 37,7 triệu Km, bằng 82,8% kế hoạch...

Đại diện Tổng công ty vận tải Hà Nội cho biết, để phòng nguy cơ Covid -19, tổng có ban chỉ đạo phòng chống Covid-19, triển khai các biện pháp phòng chống dịch nói chung và các tuyến xe buyt nói riêng. Tất cả xe buýt được phun, khử khuẩn theo đúng yêu cầu, các lái xe, nhân viên phục vụ được đeo khẩu trang, trang bị nước rửa tay, trang bị bảo hộ chuyên ngành... ngay sau khi diễn biến tình hình dịch bệnh mới, ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh covid -19 đã họp triển khai về công tác vệ sinh, khử khuẩn, đeo khẩu trang, nước khử khuẩn trên xe. Triển khai ngay lập danh sách các cán bộ, nhân viên từ 12/7 đến nay có đi du lịch tại Đà Nẵng, Quảng Ngãi để khai báo, khuyến cáo theo dõi sức khỏe.

Trong thời gian dịch có khoảng 6 nghìn công nhân lái xe bị cắt giảm lương, chính phủ đã hỗ trợ cho người lao động bị ảnh hưởng, nhưng đối với người lao động này chưa nằm trong khung được hỗ trợ, Tổng công ty bằng nguồn lực của mình hỗ trợ trong thời gian nghỉ dịch, ổn định tư tưởng, để sau dịch người lao động quay lại lao động bình thường.

Ông Phạm Thanh Học, Phó trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội cho rằng, tỷ lệ đất dành cho giao thông khoảng 8,5%, trong khi dân số khoảng 8,5 triệu người, nhiều nước phát triển dành ¼ quỹ đất cho giao thông. Quỹ đất thì hạn chế, chúng ta khó để đáp ứng theo việc tăng dân số về Hà Nội và tăng phương tiện cá nhân. Vì vậy, biện pháp giảm tải là tăng phương tiện công cộng. Năm 2010, chúng ta mơ ước mỗi năm có khoảng 10 triệu lượt người đi lại xe buýt, nhưng hiện nay mấy chục triệu lượt người, nhưng so với thực tế, chúng ta mới chỉ có khoảng 12% số người sử dụng vận tải công cộng mà chủ yếu là xe buýt. Mạng lưới xe buýt ngày càng mở rộng, có trợ giá tại các huyện ngoại thành, liên tục đầu tư mới, ứng dụng công nghệ,... Đây là phương tiện phù hợp, giảm tải ách tắc nhất cho Hà Nội.

PHẠM HẰNG

Tin cùng chuyên mục

Giải đáp những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động

Giải đáp những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động

(PNTĐ) -Ngày 24/4, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đan Phượng tổ chức buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến, truyền thông chính sách năm 2024 với chủ đề "Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động"; với sự tham dự của hơn 300 cán bộ công đoàn, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) huyện Đan Phượng.
Hơn 600 điểm cầu tổ chức tập huấn về Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

Hơn 600 điểm cầu tổ chức tập huấn về Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

(PNTĐ) - Sáng 23/4, Ban Chỉ đạo xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở thành phố Hà Nội phối hợp với Ban Tổ chức Thành ủy tổ chức lớp tập huấn việc thực hiện Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở và các Nghị định liên quan bằng hình thức trực tuyến từ điểm cầu Thành ủy đến 610 điểm cầu cơ sở. Đồng chí Đỗ Anh Tuấn, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Dân vận Thành ủy, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở thành phố dự và phát biểu chỉ đạo.
Phụ nữ cả nước hướng về Điện Biên

Phụ nữ cả nước hướng về Điện Biên

(PNTĐ) - Hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), các cấp Hội Phụ nữ cả nước đã và đang triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm giáo dục truyền thống, tham gia chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, đặc biệt là hội viên phụ nữ, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.