486 đại biểu tham dự Đại hội Hội Nhạc sĩ Việt Nam lần thứ 10

Chia sẻ

Ngày 30/7, Hội Nhạc sĩ Việt Nam đã tổ chức họp báo công bố về Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Nhạc sĩ Việt Nam lần thứ 10 (nhiệm kỳ 2020-2025). Theo đó, Đại hội sẽ diễn ra tại Hà Nội, ngày 6-7/8 với sự tham dự của 486 đại biểu.

Hội Nhạc sĩ Việt Nam tổ chức họp báo công bố về Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Nhạc sĩ Việt Nam lần thứ 10. Ảnh: VGP/Nhật NamHội Nhạc sĩ Việt Nam tổ chức họp báo công bố về Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Nhạc sĩ Việt Nam lần thứ 10. Ảnh: VGP/Nhật Nam.

TS. Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân – Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Trưởng Ban tổ chức Đại hội, cho biết, Đại hội lần này là đợt sinh hoạt chính trị xã hội và nghề nghiệp sâu rộng trong giới âm nhạc Việt Nam. Qua đó mỗi tổ chức cơ sở Hội, mỗi hội viên nhìn nhận, đánh giá toàn diện và thống nhất nhận thức về thực trạng lực lượng hội viên trong các lĩnh vực sáng tác, lý luận phê bình, biểu diễn và đào tạo của mỗi địa phương và của cả nước, cả những tành công và những hạn chế, qua đó đặt ra phương hướng phát triển đồng bộ hơn, tích cực hơn trong nhiệm kỳ tới.

Hội Nhạc sĩ Việt Nam hiện nay có 1.457 hội viên đang làm việc trên 63 tỉnh, thành phố gồm 54 Chi hội, trong đó có 5 Hội Âm nhạc lớn là Hà Nội, TPHCM, Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng và Cần Thơ.

Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân cho biết, thông qua quá trình tổ chức đại hội từ cơ sở đã củng cố và phát triển tổ chức Hội ngày càng vững mạnh, trong đó coi trọng việc phát triển hội viên, xây dựng các tổ chức Chi hội mới, khẳng định và nâng cao tính chuyên nghiệp trong các hoạt động của Hội tại các địa phương và cả nước; đổi mới và bổ sung cán bộ của Ban Chấp hành từ cơ sở đến toàn quốc, theo hướng năng động, đoàn kết, dân chủ, trách nhiệm hơn.

Được biết, một trong những đề tài được các nhạc sĩ quan tâm là chủ đề “Nông thôn mới”. Bên cạnh việc đẩy mạnh chuyên nghiệp hóa nền ca khúc, khuyến khích, đầu tư kinh phí cho khí nhạc, nhạc giao hưởng, thính phòng, phấn đấu xây dựng nền âm nhạc phát triển hài hòa cả thanh nhạc và khí nhạc.

Hoạt động đối ngoại của Hội Nhạc sĩ Việt Nam cũng là nét nổi bật, mang tính đột phá, mở ra những khả năng mới để âm nhạc chuyên nghiệp Việt Nam hội nhập với âm nhạc các nước trong khu vực và trên thế giới. Trong các hoạt động đối ngoại diễn ra suốt khóa IX, Festival quốc tế Âm nhạc mới Á-Âu là hoạt động tiêu biểu.

Qua 3 lần tổ chức (2014, 2016 và 2018), mỗi kỳ Festival với số lượng nghệ sĩ và số quốc gia tăng lên từ 22-40 quốc gia, số nhạc sĩ, nghệ sĩ quốc tế tăng từ 200-300, trong đó có những quốc gia có nền âm nhạc phát triển như: Nga, Mỹ, Uzbekistan, Anh, Áo, Pháp, Đức, Italy, Tây Ban Nha, Colombia, Thổ Nhĩ Kỳ, Australia, Nhật Bản, Trung Quốc... Việt Nam được ghi nhận là địa điểm tổ chức thành công sự kiện âm nhạc quan trọng, Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân cho biết.

Hiện nay, Hội là thành viên của các tổ chức âm nhạc uy tín trên thế giới như: Hiệp hội các nhà soạn nhạc châu Á (ACL); Hiệp hội Âm nhạc đương đại quốc tế (ISCM) và có quan hệ với các tổ chức âm nhạc quốc tế khác.

NHẬT NAM/Chinhphu

Theo http://baochinhphu.vn/Van-hoa/486-dai-bieu-tham-du-Dai-hoi-Hoi-Nhac-si-Viet-Nam-lan-thu-10/402474.vgp

Tin cùng chuyên mục

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

(PNTĐ) - Ngày 10/7/2025, Nhà Triển lãm Việt Nam vinh dự đón Bà Louise Mushikiwabo, Tổng Thư ký Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF) đến thăm nhân chuyến công tác đến EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản. Hình ảnh bà Tổng Thư ký trải nghiệm các nhạc cụ truyền thống của Việt Nam và chơi một bản nhạc ngẫu hứng trên sân khấu Nhà triển lãm gây ấn tượng với quan khách.
Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

(PNTĐ) - Sáng 10/7 tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Hội thảo là diễn đàn học thuật quan trọng, quy tụ đông đảo các nhà nghiên cứu, nhà lý luận, văn nghệ sĩ, các nhà quản lý văn hóa nghệ thuật trên cả nước, cùng trao đổi, hiến kế, góp phần xác lập những định hướng chiến lược cho sự phát triển của văn học, nghệ thuật Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.
Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

(PNTĐ) - Sáng 10/7/2025, Báo Việt Nam News and Law, Thông Tấn Xã Việt Nam, phối hợp với Cục Thông tin cơ sở và Thông tin đối ngoại (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), tổ chức tọa đàm “Định vị Việt Nam – Truyền thông quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới”, nhằm lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo Chiến lược truyền thông quảng bá hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài.
“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

(PNTĐ) - Trong không gian địa - chính trị - văn hóa rộng lớn của Việt Nam, vùng sông Đà từ lâu đã tồn tại như một cột mốc vừa mờ ảo vừa quyết liệt. Đó là miền Thượng hiểm trở, nơi dòng sông cuộn trào vượt qua ba thung lũng Lai Châu, cắt dọc lãnh thổ phía Tây Bắc, mang theo bao lớp trầm tích địa chất lẫn ký ức con người.