Đà Nẵng tích cực triển khai lấy mẫu xét nghiệm

Chia sẻ

Ngày 1/8, Trung tâm Y tế dự phòng quận Liên Chiểu (TP Đà Nẵng) đã tiến hành lấy khoảng 1.000 mẫu xét nghiệm cho bà con nhân dân sống quanh khu nơi BN 416 sinh sống.

Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm dịch hầu họng cho người dân tại Đà Nẵng.Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm dịch hầu họng cho người dân tại Đà Nẵng. (Ảnh: BYT)

Tại cuộc làm việc tối 31/7 với PGS.TS Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế, Trưởng bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế tại TP Đà Nẵng, bà Ngô Thị Kim Yến - Giám đốc Sở Y tế Đà Nẵng cho biết, hiện đã huy động 600 sinh viên y khoa, 100 kỹ thuật viên để triển khai việc lấy mẫu nhanh gọn, hiệu quả, quyết liệt trên toàn thành phố để ngăn chặn tình trạng lây trong cộng đồng. Theo đó, từ ngày 1/8, bình quân mỗi ngày có thể lấy từ 8000 đến 10.000 mẫu xét nghiệm.

Trao đổi với PV, Phó Giám đốc CDC Đà Nẵng, BSCK1 Nguyễn Hóa cho biết, công tác lấy mẫu đang diễn ra rất khẩn trương tại nhiều điểm trong thành phố: “Việc lấy mẫu xét nghiệm cho người dân sớm sẽ khống chế được việc lây lan trong cộng đồng và tạo tâm lý yên tâm cho người dân”.

Chiều 1/8 tại điểm lấy mẫu máu xét nghiệm tại khu lấy mẫu Khánh An (phường Khánh Hòa Bắc, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng), từ đầu đường Phạm Như Xương, quận Liên Chiểu, từng chốt chặn của lực lượng chức năng được dựng lên để đo thân nhiệt và hướng dẫn người dân đến khu lấy mẫu.

Khu vực lấy mẫu được dựng rạp, bố trí khoa học, có không gian rộng, ghế ngồi chờ đến lượt cách nhau 2m theo quy định. Lãnh đạo Trung tâm Y tế Dự phòng quận Liên Chiểu cho biết, trong ngày 1/8 dự kiến lấy hơn 1000 mẫu máu để xét nghiệm của người dân 2 tổ 58 và 59, phường Khánh An.

Anh Nguyễn Văn Đức, trú tại tổ 59, phường Khánh An cho biết, nhà anh cách nhà BN416 khoảng 50m: “Việc lấy mẫu sẽ tạo tâm lý yên tâm cho người dân. Những ngày vừa qua lực lượng chức năng vào cuộc rốt ráo nên người dân yên tâm tự ý thức cách ly”.

Cũng theo báo cáo từ Sở Y tế Đà Nẵng từ ngày 25/7 đến 14h ngày 1/8, đã xác định được 7.276 đối tượng F1, 2.333 đối tượng F2 liên quan đến các trường hợp nhiễm COVID-19. Cách ly 4.298 trường hợp tại các cơ sở y tế; 2.803 trường hợp tại khu cách ly tập trung; 4.242 trường hợp tại nhà; 554 trường hợp nhập cảnh. Tổng số mẫu xét nghiệm đã thực hiện từ 25/7 đến thời điểm báo cáo: 8.274 mẫu, trong đó có 87 mẫu xét nghiệm dương tính với COVID-19.

LÊ BẢO - MINH THÙY (Bộ Y tế)

Tin cùng chuyên mục

Báo động dịch sốt xuất huyết bùng phát trong mùa mưa

Báo động dịch sốt xuất huyết bùng phát trong mùa mưa

(PNTĐ) - Mùa mưa đến cũng là thời điểm sốt xuất huyết (SXH) bùng phát. Bệnh có thể diễn biến nhanh, nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời. Hiện nay, chúng ta đang bước vào giai đoạn cao điểm của dịch với nguy cơ bùng phát phức tạp.
7 nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

7 nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

(PNTĐ) - Mất ngủ không đơn thuần là thiếu ngủ. Đó là tình trạng không hài lòng về số lượng hoặc chất lượng giấc ngủ, kéo dài ít nhất 3 đêm/tuần trong ít nhất 3 tháng, dù có đủ cơ hội để ngủ, gây ra đau khổ hoặc suy giảm đáng kể trong các hoạt động xã hội, nghề nghiệp, giáo dục, học tập, hành vi hoặc các lĩnh vực quan trọng khác.
Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng nhanh, báo động dịch bệnh mùa hè diễn biến phức tạp

Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng nhanh, báo động dịch bệnh mùa hè diễn biến phức tạp

(PNTĐ) - Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần từ ngày 20/6 đến 27/6, tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố tiếp tục diễn biến phức tạp với nhiều ca mắc mới. Đáng chú ý, dịch sởi ghi nhận mức tăng kỷ lục so với cùng kỳ năm trước, đặt ra thách thức lớn cho công tác phòng chống dịch trong mùa hè.
Bệnh viện Nam Thăng Long triển khai bệnh án điện tử, bước đi quan trọng trong số hóa Y tế

Bệnh viện Nam Thăng Long triển khai bệnh án điện tử, bước đi quan trọng trong số hóa Y tế

(PNTĐ) - Trong bối cảnh ngành y tế Thủ đô đang mạnh mẽ đẩy nhanh tiến trình số hóa và chuyển đổi số, hướng tới mô hình y tế thông minh, Bệnh viện Nam Thăng Long đã đánh dấu một bước tiến quan trọng khi chính thức triển khai bệnh án điện tử (EMR). Đây là bệnh viện công lập thứ 17 của Hà Nội thực hiện chuyển đổi này, khẳng định nỗ lực không ngừng của các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố trong việc hiện đại hóa dịch vụ khám chữa bệnh.