Thế giới hơn 18 triệu người mắc, 689.203 trường hợp tử vong do COVID-19

Chia sẻ

Tính đến 18 giờ 00 ngày 02/8/2020, thế giới ghi nhận thêm 250.460 trường hợp mắc và 5.405 trường hợp tử vong. Đến nay, toàn cầu ghi nhận 18.045.009 trường hợp mắc COVID-19 tại 215 quốc gia, vùng lãnh thổ, trong đó có 689.203 trường hợp tử vong.

Trong đó, 3 quốc gia ghi nhận số mắc trên một triệu trường hợp là: Mỹ (4.764.588 trường hợp), Brazil (2.708.876 trường hợp) và Ấn Độ (1.757.393 trường hợp); 22 quốc gia khác có số mắc trên 100.000 trường hợp (Nga, Nam Phi, Mexico, Peru, Chile, Tây Ban Nha, Iran, Colombia, Anh, Pakistan, Ả Rập Xê Út, Ý, Bangladesh, Thổ Nhĩ Kỳ, Đức, Argentina, Pháp, Iraq, Canada, Qatar, Indonesia, Philippines).

57 quốc gia có số mắc trong khoảng 10.000 - 100.000 trường hợp; 63 quốc gia/vùng lãnh thổ có số mắc trong khoảng từ 1.000 - 10.000 trường hợp; 70 quốc gia/vùng lãnh thổ có dưới 1.000 trường hợp mắc.

Chuyển bệnh nhân COVID-19 tới bệnh viện tại Port Elizabeth, Nam Phi, ngày 10/7/2020.Chuyển bệnh nhân COVID-19 tới bệnh viện tại Port Elizabeth, Nam Phi, ngày 10/7/2020. (Ảnh: AFP/ TTXVN)

Số trường hợp tử vong cao nhất tại Mỹ với 157.905 trường hợp, 11 quốc gia khác có trên 10.000 trường hợp tử vong (Brazil, Anh, Mexico, Ý, Ấn Độ, Pháp, Tây Ban Nha, Peru, Iran, Nga, Colombia), 33 quốc gia có số tử vong trong khoảng từ 1.000 - 10.000 trường hợp.

Tại khu vực Đông Nam Á, Indonesia ghi nhận số mắc và số tử vong cao nhất (111.455 trường hợp mắc và 1.519 trường hợp tử vong), 3 quốc gia chưa ghi nhận tử vong do dịch COVID-19 (Campuchia, Timo-Leste và Lào).

Tính đến 18h00 giờ ngày 02/8/2020, cả nước ghi nhận 620 trường hợp mắc Covid-19 (trong đó có 324 trường hợp xâm nhập từ nước ngoài vào Việt Nam), 05 trường hợp tử vong.

Sau 99 ngày không phát hiện trường hợp nhiễm tại cộng đồng, từ ngày 25/7/2020 đến nay đã có 205 trường hợp, trong đó có 173 trường hợp lây nhiễm trong nước tại tại 09 tỉnh, thành phố: Đà Nẵng (121), Quảng Nam (34), Đắk Lắk (03), TP. Hồ Chí Minh (08), Quảng Ngãi (02), Hà Nội (2), Thái Bình (01), Đồng Nai (01), Hà Nam (01).

Các trường hợp mới được phát hiện đều có yếu tố dịch tễ liên quan tới ổ dịch Đà Nẵng. Trong đó 05 trường hợp tử vong: TP. Đà Nẵng ghi nhận 04 trường hợp (BN428, BN437, BN499, BN475), Quảng Nam ghi nhận 01 trường hợp (BN524), đây là những bệnh nhân cao tuổi, có nhiều bệnh lý nền nặng.

Riêng ngày 02/8/2020, ghi nhận 34 trường hợp mắc mới gồm 31 ca lây nhiễm trong nước liên quan đến ổ dịch tại Đà Nẵng: Đà Nẵng (16); TP. Hồ Chí Minh (01), Quảng Ngãi (01), Quảng Nam (09), Đắk Lắk (02), Đồng Nai (01), Hà Nam (01) trong đó có 2 tỉnh có trường hợp mới nhiễm Covid-19 là Đồng Nai và Hà Nam; 03 trường hợp nhập cảnh: sân bay Vân Đồn (02) và sân bay Cam Ranh (01) được cách ly và điều trị ngay sau khi nhập cảnh.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, Bộ Y tế tiếp tục triển khai các biện pháp phòng chống dịch COVID-19:

Về giám sát dịch bệnh: tổ chức Hội nghị trực tuyến tăng cường công tác giám sát phòng chống dịch Covid-19 với 63 Sở Y tế tỉnh, thành phố ngày 02/8/2020; ban hành Thông báo khẩn số 21 của Bộ Y tế; đề nghị UBND TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội và tỉnh Đắk Lắk về việc điều tra, xử lý ổ dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh, thành phố; Công điện gửi Bộ Quốc phòng, Bộ NN&PTNT; UBND tỉnh, thành phố về việc xét nghiệm vi rút SARS-CoV-2; Công điện của Bộ Y tế đề nghị UBND TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và tỉnh Quảng Nam về việc tiếp tục khẩn trương triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19.

Về công tác điều trị: Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế tiến hành hỗ trợ, giám sát việc lắp đặt cơ sở điều trị Covid-19 tại Cung thể thao Tiên Sơn, quận Hải Châu, Đà Nẵng; kiểm tra về công tác chuẩn bị, tiếp nhận bệnh nhân và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng, Bệnh viện Phổi Đà Nẵng, Trung tâm Y tế Hòa Vang; tiếp tục hướng dẫn, hỗ trợ chuyên môn và đào tạo chuyển giao kỹ thuật cho các cán bộ các bệnh viện của Đà Nẵng.

Về công tác xét nghiệm: Trên cả nước đã thực hiện tổng số 482.456 xét nghiệm Realtime RT-PCR. Kể từ 25/7-02/8, TP. Đà Nẵng, đã thực hiện 10.578 xét nghiệm (trong tổng số 13.124 mẫu đã thu thập), tại Quảng Nam đã thực hiện 1.072 xét nghiệm (trong tổng số 1.250 mẫu đã thu thập), Hà Nội đã thực hiện 2.194 xét nghiệm , TP. Hồ Chí Minh đã thực hiện 15.413 xét nghiệm.

Về truyền thông: Cung cấp thông tin cập nhật hàng giờ cho báo chí; cập nhật thông tin trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế và các phương tiện truyền thông; phối hợp với Bộ Thông tin và truyền thông nhắn tin khuyến cáo phòng chống dịch bệnh Covid-19 đến tất cả các thuê bao di động; xây dựng Kế hoạch triển khai chiến dịch truyền thông phòng chống dịch bệnh Covid-19 với chủ đề “Niềm tin chiến thắng”.

Tiếp tục triển khai hoạt động Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế tại Đà Nẵng do Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn trực tiếp chỉ đạo, điều hành; phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện truy vết các người đi/đến các địa điểm có nguy cơ lây nhiễm cao.

THẢO HƯƠNG

Tin cùng chuyên mục

7 nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

7 nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

(PNTĐ) - Mất ngủ không đơn thuần là thiếu ngủ. Đó là tình trạng không hài lòng về số lượng hoặc chất lượng giấc ngủ, kéo dài ít nhất 3 đêm/tuần trong ít nhất 3 tháng, dù có đủ cơ hội để ngủ, gây ra đau khổ hoặc suy giảm đáng kể trong các hoạt động xã hội, nghề nghiệp, giáo dục, học tập, hành vi hoặc các lĩnh vực quan trọng khác.
Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng nhanh, báo động dịch bệnh mùa hè diễn biến phức tạp

Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng nhanh, báo động dịch bệnh mùa hè diễn biến phức tạp

(PNTĐ) - Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần từ ngày 20/6 đến 27/6, tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố tiếp tục diễn biến phức tạp với nhiều ca mắc mới. Đáng chú ý, dịch sởi ghi nhận mức tăng kỷ lục so với cùng kỳ năm trước, đặt ra thách thức lớn cho công tác phòng chống dịch trong mùa hè.
Bệnh viện Nam Thăng Long triển khai bệnh án điện tử, bước đi quan trọng trong số hóa Y tế

Bệnh viện Nam Thăng Long triển khai bệnh án điện tử, bước đi quan trọng trong số hóa Y tế

(PNTĐ) - Trong bối cảnh ngành y tế Thủ đô đang mạnh mẽ đẩy nhanh tiến trình số hóa và chuyển đổi số, hướng tới mô hình y tế thông minh, Bệnh viện Nam Thăng Long đã đánh dấu một bước tiến quan trọng khi chính thức triển khai bệnh án điện tử (EMR). Đây là bệnh viện công lập thứ 17 của Hà Nội thực hiện chuyển đổi này, khẳng định nỗ lực không ngừng của các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố trong việc hiện đại hóa dịch vụ khám chữa bệnh.
Chống thực phẩm chức năng kém chất lượng: Cần sự vào cuộc từ cả nhà nước và doanh nghiệp

Chống thực phẩm chức năng kém chất lượng: Cần sự vào cuộc từ cả nhà nước và doanh nghiệp

(PNTĐ) - Trước thực trạng thực phẩm chức năng kém chất lượng, giả mạo và không rõ nguồn gốc vẫn len lỏi trên thị trường, việc kiểm soát chất lượng từ khâu đầu vào đang trở thành yêu cầu cấp thiết. Không chỉ các cơ quan quản lý, nhiều doanh nghiệp bán lẻ dược phẩm cũng bắt đầu chủ động phối hợp với đơn vị kiểm nghiệm tuyến cao để minh bạch hóa chuỗi cung ứng, nâng cao tiêu chuẩn sản phẩm.
Bệnh viện Đa khoa huyện Mê Linh sẵn sàng triển khai bệnh án điện tử

Bệnh viện Đa khoa huyện Mê Linh sẵn sàng triển khai bệnh án điện tử

(PNTĐ) - Bệnh viện Đa khoa huyện Mê Linh đã tổ chức Hội nghị thẩm định bệnh án điện tử (EMR) vào ngày 26/6, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong lộ trình chuyển đổi số của ngành y tế Thủ đô. Việc thẩm định thành công khẳng định bệnh viện đủ điều kiện thay thế hoàn toàn bệnh án giấy bằng bệnh án điện tử, góp phần nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh và hiệu quả quản lý.