Lợi ích của việc cho trẻ đi học sớm

Chia sẻ

Hầu hết các bậc cha mẹ đều lo sợ cho con đi học sớm khi con chưa biết nói, biết đi sẽ rất tội nghiệp con. Thế nhưng, theo ý kiến của các chuyên gia về lĩnh vực trẻ em, từ 10-18 tháng là độ tuổi vàng để trẻ phát triển tính cách, khả năng giao tiếp xã hội. Do đó, việc cho trẻ đi học sớm sẽ có một số lợi ích nhất định.

Trẻ được chăm sóc, dạy dỗ khoa học hơn

Cha mẹ đừng nghĩ con đi nhà trẻ, mầm non sớm là sẽ không được chăm sóc chu đáo hay lo ngại 1 cô giáo kèm 3-4 trẻ thì con mình sẽ không được chăm sóc kỹ. Do đó, nhiều cha mẹ để con ở nhà với ông bà hay giúp việc chăm sóc. Thực tế, ông bà hay giúp việc đều có cách chăm sóc, yêu thương trẻ tốt, tuy nhiên, ông bà hay giúp việc đều không phải chuyên gia, không qua đào tạo kỹ năng chăm sóc trẻ, không thể dạy trẻ những kỹ năng cần thiết để chuẩn bị cho việc đi học sau này. Không những thế, nếu nhờ ông bà chăm sóc con, bố mẹ sẽ rất khó khăn để góp ý một điều gì đó mà không khiến ông bà phật lòng. Còn người giúp việc đôi khi trình độ của họ không đủ để tiếp thu những điều mới để có thể chăm sóc, dạy dỗ bé như ý của bạn.trẻ đi học sớm sẽ... ngoan hơnTrẻ đi học sớm sẽ... ngoan hơn (Ảnh: ảnh minh họa)

Trong khi đó, ở nhà trẻ, con sẽ được các cô giáo chăm sóc tốt hơn bởi đó là những người được đào tạo về kỹ năng chăm sóc trẻ. Chỉ cần bố mẹ tỉnh táo và thông thái khi lựa chọn trường học tốt nhất cho con. Một trong số các tiêu chí đánh giá nhà trẻ tốt là:

- Bảo đảm an toàn cho trẻ. Việc này rất quan trọng vì liên quan tới việc theo dõi sức khoẻ của trẻ, theo dõi y tế, thành thạo trong việc cấp cứu sơ bộ nếu không may xảy ra tai nạn.

- Nhà trẻ có không gian thoáng đãng, sạch sẽ. Bếp ăn sạch sẽ, đủ tiêu chuẩn vệ sinh.

- Nhà trẻ ở gần nhà nhất có thể được.

- Cô nuôi dạy trẻ có kiến thức chăm sóc trẻ, có kinh nghiệm, được đào tạo bài bản

- Số lượng trẻ/đầu giáo viên ít.

- Chính cha mẹ phải cảm thấy thoải mái khi tiếp xúc với nhà trẻ, cô nuôi dạy…

- Nhà trẻ chấp nhận thời gian thích nghi.

Con đi nhà trẻ sớm sẽ biết nhanh hơn, nhiều hơn

Đi nhà trẻ sớm, trẻ được chăm nom, dạy dỗ đúng cách từ những cô giáo được đào tạo do đó trẻ nhanh biết hơn. Kinh nghiệm của nhiều phụ huynh cho con đi nhà trẻ sớm cho thấy bé nhanh biết nói, nhanh biết đi và nhận thức được nhiều hơn. Trẻ được vui chơi với bạn bè, có nhiều đồ chơi nên chắc chắn sẽ vui hơn việc ở nhà một mình với giúp việc hoặc ông bà. Con sẽ sớm học được cách hòa đồng với tập thể, giúp con trong việc hình thành thói quen làm việc nhóm sau này.

Đặc biệt, ở trường con được học nói, học hát, đọc thơ, kể chuyện,… Những hoạt động này rất tốt trong việc kích thích phát triển trí tuệ của trẻ, đặc biệt trong giai đoạn vàng từ 0 đến 5 tuổi.

Đi học sớm, con sẽ… ngoan hơn

Trẻ 12 đến 18 tháng tuổi, mức độ quấn mẹ, bố hay ông bà chưa quá cao. Do đó, việc gửi con cho các cô giáo dễ dàng hơn rất nhiều. Trẻ sớm học được tính tự lập, tự giác, thì lớn lên, trẻ càng dễ chủ động trong mọi việc liên quan. Nếu để bé lớn hơn, đến khoảng 2 tuổi con đã có nhận thức, bám người nhà hơn và cũng là độ tuổi ương bướng nên việc đi học khó khăn hơn rất nhiều.

Trẻ ở nhà thường rất dễ ỷ lại, sinh ra tính mè nheo và nhõng nhẽo. Nhưng đi học, con không thể ỷ lại mà phải tự lập. Quan trọng hơn, làm quen với trường lớp từ sớm sẽ giúp con không cảm thấy việc đi học là gánh nặng mà là niềm vui.

QUỲNH AN (t/h)

Tin cùng chuyên mục

Mâm cơm đãi khách

Mâm cơm đãi khách

(PNTĐ) - Những mâu thuẫn mẹ chồng - nàng dâu đôi khi không đến từ chuyện lớn, mà chỉ là cách lau nhà, nêm nếm món ăn hay một câu nói vô tình. Nhưng rồi, chính một bữa cơm lại có thể giúp mọi người nhìn nhau bằng ánh mắt khác.
Cháu mới là người có lỗi

Cháu mới là người có lỗi

(PNTĐ) - Vào bữa cơm, bà nội vô tình đánh rơi bát, cơm vương vãi khắp bàn. Minh trước khi đứng lên lấy khăn lau bàn đã kịp trách bà: “Trời ơi, bà làm sao vậy, đổ hết rồi”.
Nhà vắng người giúp việc

Nhà vắng người giúp việc

(PNTĐ) - Mấy hôm nay, Mai mong cô giúp việc như mong mẹ về chợ. Vậy mà tối nay cô giúp việc lại nhắn tin báo: “Tôi xin phép lên muộn thêm mấy ngày nữa vì ở quê chưa xong việc nhà, cô thông cảm nhé”.
Khi công nghệ số “thắp lửa” hạnh phúc gia đình

Khi công nghệ số “thắp lửa” hạnh phúc gia đình

(PNTĐ) - Những màn hình cảm ứng, mã QR, ứng dụng điện tử hay những “tin thật - tin giả” trở thành chủ đề hàng ngày trong các gia đình ở Hà Nội. Từ phong trào “Bình dân học vụ số”, điện thoại không đơn thuần chỉ là để chụp ảnh, gọi điện, mà còn mở ra một không gian, nơi các thế hệ trong gia đình xóa dần khoảng cách, cùng nhau bước trên nhịp cầu số hóa.