Chưa phát hiện thêm trường hợp nào từ Đà Nẵng về Hà Nội dương tính với Sars-Cov-2

Chia sẻ

Chiều 3/8, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP Hà Nội đã chủ trì phiên họp trực tuyến với các quận huyện để tiếp tục triển khai các biện pháp không để dịch bệnh liên quan.

Chưa phát hiện thêm trường hợp nào về từ Đà Nẵng dương tính với Sars-Cov-2

Theo Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Khắc Hiền, đến nay TP đã ghi nhận 88.289 người về từ Đà Nẵng từ ngày 8/7/2020 đến nay. Trong đó, 508/508 trường hợp được lấy mẫu xét nghiệm làm PCR đều có kết quả âm tính. Xét nghiệm nhanh cho 70.689 trường hợp, ghi nhận 12 trường hợp có kết quả dương tính. Tất cả các trường hợp test nhanh dương tính đều được lấy mẫu xét nghiệm khẳng định bằng kỹ thuật PCR, kết quả toàn bộ 12/12 trường hợp có kết quả PCR âm tính.

“Hiện nay, Thành phố đã xuất toàn bộ các bộ test nhanh cho các đơn vị quận, huyện, trong khi đó số người rà soát đi về từ Đà Nẵng đã lớn hơn rất nhiều. Vì vậy, đối với các trường hợp đã khai báo y tế nhưng chưa được xét nghiệm, người dân hãy tự theo dõi sức khỏe, nếu có bất kỳ có biểu hiện bất thường nào liên quan đến hô hấp như sốt, ho, khó thở thì cần đến ngay các cơ sở y tế để kiểm tra, đặc biệt là đối với các trường hợp đi qua các vùng dịch mà Bộ Y tế đã khuyến cáo” – Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Khắc Hiền nói.

Chủ tịch TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung chỉ đạo cuộc họp.Chủ tịch TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung chỉ đạo cuộc họp.

Đối với 2 trường hợp mắc mới tại cộng đồng tại Hà Nội là BN 447 và BN 459, đến nay đã xác minh có 130 trường hợp F1 đã được lấy mẫu xét nghiệm đều có kết quả âm tính và được đưa đi cách ly tập trung.

Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho rằng, TP Đà Nẵng trở thành tâm dịch của cả nước, số ca mắc tăng nhanh trong tuần với 118 ca mắc trong cộng đồng được ghi nhận trên 175 số ca mắc trên toàn quốc. Từ ổ dịch Đà Nẵng đã lan ra 8 tỉnh/TP khác trong đó có Hà Nội.

Ước tính từ 1/7 đến nay có trên 1,4 triệu người đến Đà nẵng thời gian qua, riêng tâm dịch lớn nhất là cụm Bệnh viện tại Đà Nẵng có 800.000 người qua lại và có khoảng 42.000 người đã từng đến đây chữa bệnh. Hà Nội có lượng người đến Đà Nẵng rất đông nên có thể tiếp tục xuất hiện ca bệnh mới liên quan đến ổ dịch Đà Nẵng. “Thông tin của Bộ Y tế kết quả giải trình tự gen cho thấy đây là chủng virus mới xâm nhập, tỷ lệ lây nhiễm cao gấp 3 lần các chủng Covid-19 đã lưu hành tại Việt Nam, nên nguy cơ dịch lây lan ra cộng đồng rất lớn nếu không kiểm soát tốt”, ông Hiền cho biết thêm,

Báo cáo Chủ tịch UBND TP các quận huyện cho biết qua rà soát số người về từ Đà Nẵng tiếp tục tăng lên. Quận Nam Từ Liêm phản ánh còn 1.291 trường hợp đi về từ Đà Nẵng đang chờ test nhanh do hết kit xét nghiệm. Quận Cầu Giấy còn 1.700 công dân chưa được xét nghiệm; quận Tây Hồ báo cáo đang thiếu 400 kit test nhanh Covid-19…

Các đơn vị nói trên kiến nghị, trong lúc đang hết kít xét nghiệm, để nghị Thành phố có hướng dẫn cụ thể người dân về việc tự theo dõi sức khỏe, tránh việc người dân thắc mắc về việc không được xét nghiệm…

Lãnh đạo CDC Hà Nội cho biết đã triển khai xét nghiệm PCR cho người có triệu chứng đi về từ vùng nguy cơ cao tại Đà Nẵng là 390 mẫu, trong đó có 388 mẫu âm tính, còn 2 mẫu đang chờ kết quả. Trong số 390 trường hợp thì có 26 trường hợp có yếu tố dịch tễ liên quan đến các bệnh viện có nguy cơ cao tại Đà Nẵng, trong đó 26/26 mẫu đã có xét nghiệm âm tính. Tổng số xét nghiệm PCR cho người về từ Đà Nẵng là 491 còn lại 24 trường hợp chưa có kết quả.

Số cách ly những người tiếp xúc gần với bệnh nhân nhiễm Covid-19 xác định tổng số F1 là 130 người đã có kết quả xét nghiệm 130 âm tính lần 1. Tổng số F2 là 576 trường hợp hiện đang cách ly tại nhà.

Đáng chú ý, CDC Hà Nội cho biết, ngày 2/8 có phát hiện ca nhiễm mới ở Hà Nam, sau khi truy vết được biết bệnh nhân có đi xe của nhà xe Kim Chi đã về đỗ tại bến xe Nước Ngầm. CDC Hà Nội đang phối hợp với CDC Hà Nam và các tỉnh khác để điều tra, xác minh khẳng định lại và thông tin chính thức. “Nếu thông tin đúng như vậy thì nguy cơ lây nhiễm của Hà Nội là rất lớn”, ông Trương Quang Việt, Phó Giám đốc phụ trách CDC Hà Nội nói.

PHẠM HẰNG

Tin cùng chuyên mục

Phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024

Phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024

(PNTĐ) - Ngày 26/4, Ban chỉ đạo Tháng Hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) Trung ương phối hợp với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức Lễ phát động Tháng Hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024. Chủ đề tháng hành động ATVSLĐ năm 2024 là “Tăng cường đảm bảo ATVSLĐ tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng”.
Phụ nữ Thủ đô đồng diễn dân vũ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Phụ nữ Thủ đô đồng diễn dân vũ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(PNTĐ) - Ngày 5/5/2024 ( tức Chủ Nhật), Hội LHPN các quận, huyện, thị xã và đơn vị trực thuộc tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên phụ nữ tại xã, phường, thị trấn trên địa bàn TP hưởng ứng tham gia hoạt động đồng diễn dân vũ đồng loạt trên nền nhạc ca khúc "Qua miền Tây Bắc - Chiến thắng Điện Biên - Inh lả ơi". Đây là một trong những hoạt động thiết thực kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Biểu dương báo Phụ nữ Thủ đô đã tặng công trình an sinh tại tỉnh Điện Biên trị giá 450 triệu đồng

Biểu dương báo Phụ nữ Thủ đô đã tặng công trình an sinh tại tỉnh Điện Biên trị giá 450 triệu đồng

(PNTĐ) - Ngày 26/4/2024, Ban Tuyên giáo Thành ủy, Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị giao ban triển khai nhiệm vụ công tác báo chí thành phố tháng 5/2024. Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Phạm Thanh Học chủ trì Hội nghị.
Bài 2: Ý nghĩa và bài học lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ

Bài 2: Ý nghĩa và bài học lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ

(PNTĐ) - Nói về chiến thắng vĩ đại Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954 của dân tộc ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ví “Điện Biên Phủ như là một cột mốc chói lọi bằng vàng của lịch sử. Nó ghi dấu nơi chủ nghĩa thực dân lăn xuống dốc và tan rã; đồng thời phong trào giải phóng dân tộc khắp thế giới lên cao đến thắng lợi hoàn toàn”.
Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh!

Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh!

(PNTĐ) - Lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam không chỉ khẳng định phụ nữ là lực lượng quan trọng trong lao động sản xuất với những phẩm chất cần cù, đảm đang, thông minh, sáng tạo, mà còn ghi dấu truyền thống yêu nước “Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh” của phụ nữ Việt Nam trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.