Người thân khai báo giả để xét nghiệm Covid-19 có vi phạm pháp luật?

Chia sẻ

Vừa qua, gia đình tôi đi du lịch Đà Nẵng về và đã thực hiện khai báo y tế đầy đủ, lấy mẫu xét nghiệm nhanh. Một số người thân của tôi không đi du lịch Đà Nẵng nhưng do lo sợ lây nhiễm nên muốn khai báo giả là có đi du lịch ở vùng dịch để được xét nghiệm Covid-19 cho an toàn.

Hỏi:

Vừa qua, gia đình tôi đi du lịch Đà Nẵng về và đã thực hiện khai báo y tế đầy đủ, lấy mẫu xét nghiệm nhanh. Một số người thân của tôi không đi du lịch Đà Nẵng nhưng do lo sợ lây nhiễm nên muốn khai báo giả là có đi du lịch ở vùng dịch để được xét nghiệm Covid-19 cho an toàn. Tôi muốn hỏi Quý báo, việc người thân của tôi khai báo giả để xét nghiệm có vi phạm pháp luật không? Nếu có thì bị xử phạt thế nào? Trong trường hợp có đi từ vùng dịch về mà không khai báo thì sẽ bị xử phạt thế nào?

Minhninh@gmail.com

Trả lời:

Hiện nay, người dân có tâm lý lo sợ khi dịch Covid-19 bùng phát trở lại ở Đà Nẵng. Việc khai báo y tế đối với những người đi từ vùng dịch về rất là cần thiết để cơ quan chức năng lấy mẫu xét nghiệm và theo dõi, ngăn ngừa nguồn lây bệnh ra cộng đồng, bảo vệ sức khỏe cho người bị nhiễm. Tuy nhiên, người thân của bạn không nên vì lo lắng, muốn đảm bảo an toàn cho bản thân mà cung cấp thông tin giả cho cơ quan chức năng. Điều này sẽ khiến thông tin bị nhiễu loạn, gây khó khăn cho các cơ quan chức năng trong việc sàng lọc nguồn lây nhiễm.

Việc khai báo y tế đối với người đi từ vùng dịch về là cần thiết.Việc khai báo y tế đối với người đi từ vùng dịch về là cần thiết.

Với hành vi cung cấp thông tin giả để được xét nghiệm Covid-19 là vi phạm pháp luật và bị xử phạt theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Cụ thể, theo khoản b, Điều 5 vi phạm quy định về trật tự công cộng, hành vi báo thông tin giả đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đến 1.000.000 đồng.

Trường hợp người đi từ vùng dịch Covid-19 về có nguy cơ lây nhiễm nhưng lại không khai báo y tế với cơ quan chức năng sẽ bị xử lý theo Bộ Luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017. Hành vi gian dối này nếu gây lây truyền dịch bệnh Covid-19 thì sẽ bị truy cứu hình sự theo Điều 240 tội “Làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người”.

Theo đó, người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 1 năm đến 5 năm:

a) Đưa ra hoặc cho phép đưa ra khỏi vùng có dịch bệnh động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật hoặc vật phẩm khác có khả năng lây truyền dịch bệnh nguy hiểm cho người, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

b) Đưa vào hoặc cho phép đưa vào lãnh thổ Việt Nam động vật, thực vật hoặc sản phẩm động vật, thực vật bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh nguy hiểm có khả năng lây truyền cho người; c) Hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 5 năm đến 10 năm: a) Dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc Bộ trưởng Bộ Y tế; b)Làm chết người.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 12 năm: a) Dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ; b) Làm chết hai người trở lên.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.

BÁO PNTĐ

Tin cùng chuyên mục

Ngôi nhà nhỏ, hạnh phúc to

Ngôi nhà nhỏ, hạnh phúc to

(PNTĐ) - Có một căn nhà - đó là ước mơ, kế hoạch mà rất nhiều cặp vợ chồng đã cùng nhau dốc sức để biến thành hiện thực. Hành trình ấy có rất nhiều áp lực, nhiều lo toan và đôi lúc phải từ bỏ cả những niềm đam mê khác; nhưng bên cạnh đó cũng là sự háo hức, niềm vui khi, gia đình nhỏ có một nơi bình yên để trở về.
Bài 1: Làm mẹ khi mới 12 tuổi

Bài 1: Làm mẹ khi mới 12 tuổi

(PNTĐ) - Thời gian qua, công tác phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm, đặc biệt đối với tội phạm về bạo lực, xâm hại trẻ em là một trong những vấn đề được ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, tội phạm xâm hại trẻ em vẫn còn là một vấn nạn gây nhức nhối. Thực trạng này đòi hỏi các nhà chức trách phải phối hợp chặt chẽ với gia đình, nhà trường để có những biện pháp bảo vệ trẻ em hiệu quả hơn.
Người cha không cùng giọt máu

Người cha không cùng giọt máu

(PNTĐ) - Chị lấy chồng năm 22 tuổi rồi làm mẹ của hai cô con gái. Hôn nhân của chị có thể nói là êm đềm, chị được chồng yêu chiều và tự do làm những gì mình thích. Nhìn hai đứa con ngày một lớn, chị thấy càng trân trọng hạnh phúc mình đang có.
Cây hạnh phúc nở hoa

Cây hạnh phúc nở hoa

(PNTĐ) - “Em nấu cơm xong chưa, tối nay anh có hẹn, nhà ăn sớm để anh đi sớm”. Thắng, chồng cô vừa dứt lời thì Thảo bỗng thấy bao nhiêu ấm ức bùng lên.