Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN): 53 năm khẳng định vị thế

Chia sẻ

Ngày 8/8/2020, đánh dấu chặng đường 53 năm hình thành và phát triển của Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

Trình diễn trang phục áo dài truyền thống trong chương trình giao lưu nghệ thuật ASEANTrình diễn trang phục áo dài truyền thống trong chương trình giao lưu nghệ thuật ASEAN.

Trải qua hơn 5 thế kỷ hình thành và phát triển, ASEAN đã và đang khẳng định vị thế của một tổ chức khu vực vững mạnh, liên kết sâu rộng và là đối tác không thể thiếu của các nước và tổ chức khu vực và quốc tế. Đến nay, hơn 90 nước đã cử Đại sứ về ASEAN, gần 40 nước tham gia Hiệp ước Hợp tác và Thân thiện khu vực Đông Nam Á (TAC). Các kỳ Hội nghị cấp cao ASEAN hàng năm đã trở thành sự kiện quốc tế quan trọng.

Nhân tố hàng đầu trong bảo đảm hoà bình, ổn định và phát triển

Kể từ khi mới thành lập với 5 quốc gia thành viên và dân số khoảng 260 triệu người, đến nay, ASEAN đã trở thành ngôi nhà chung của hơn 630 triệu người dân từ 10 quốc gia Đông Nam Á. Từ một hiệp hội sơ khai trong khu vực đa dạng và phức tạp với những mâu thuẫn nội bộ và sự đối đầu của nhiều cường quốc, ASEAN đã trở thành một nhân tố không thể thiếu và đóng góp quan trọng cho hòa bình và thịnh vượng ở khu vực Đông Nam Á và thế giới.

Về chính trị-an ninh, trật tự khu vực trong những thập kỷ qua tương đối ổn định là kết quả của những nỗ lực liên kết nội khối ASEAN và với các đối tác, nhất là ngăn ngừa xung đột thông qua việc xây dựng lòng tin và chia sẻ các quy tắc ứng xử. ASEAN cũng đã khởi xướng thành công và giữ vai trò chủ đạo trong các diễn đàn và cơ chế khu vực, với sự tham gia và đóng góp của cả các đối tác, nhằm tăng cường đối thoại và hợp tác xử lý những thách thức đối với hòa bình, an ninh và phát triển ở khu vực.

ASEAN đã vươn lên mạnh mẽ trở thành một khu vực kinh tế năng động với tổng GDP năm 2019 đạt khoảng 3,2 nghìn tỷ USD (so với con số chưa đầy 30 tỷ USD ban đầu), tốc độ tăng trưởng nhanh với quy mô lớn thứ 6 trên toàn cầu. Với việc ký kết 6 hiệp định thương mại tự do với 7 đối tác thương mại hàng đầu trên thế giới, ASEAN đang đóng góp các nỗ lực hội nhập kinh tế nội khối của mình vào các tiến trình liên kết chiến lược toàn cầu.

Theo đánh giá của Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng, thành công của ASEAN có thể bao gồm các yếu tố sau: “Phương cách ASEAN”, chính là dựa trên cơ sở đồng thuận, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, tôn trọng nhau; có các bước đi vững chắc, phù hợp với khả năng, đảm bảo sự bình đẳng cả về quyền lợi và trách nhiệm của các nước thành viên, đảm bảo tất cả các thành viên cảm thấy được tham vấn, thoải mái trong các quá trình ra quyết sách, không bỏ rơi bất kỳ ai.

“Hòn đá tảng” trong ngoại giao đa phương của Việt Nam

Ngày 28/7/1995, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 7 của Hiệp hội, đánh dấu mốc lớn đánh dấu quá trình hội nhập khu vực của Việt Nam cũng như tiến trình hợp tác, liên kết của cả khu vực. Trong suốt 25 năm gia nhập ASEAN, Việt Nam luôn là một quốc gia thành viên tích cực và có trách nhiệm, và có nhiều đóng góp quan trọng đối với quá trình phát triển của ASEAN. Việt Nam đã 3 lần đảm nhiệm thành công vai trò Chủ tịch luân phiên, được các nước thành viên và đối tác đánh giá cao; ghi dấu ấn trong các nhiệm kỳ điều phối quan hệ đối tác với các đối tác lớn và quan trọng của ASEAN như Trung Quốc, EU, Ấn Độ và đạt nhiều kết quả trong vai trò nước điều phối quan hệ ASEAN-Nhật Bản giai đoạn 2018-2021.

Việt Nam đã tích cực cùng với các nước tiếp tục triển khai các thỏa thuận và kế hoạch hợp tác quan trọng của ASEAN; Tập trung nguồn lực cho triển khai các kế hoạch xây dựng Cộng đồng trên cả 3 trụ cột; Đẩy mạnh liên kết kinh tế nội khối, đặc biệt là trong lĩnh vực dịch vụ và đầu tư thông qua hoàn tất đàm phán Hiệp định Thương mại Dịch vụ ASEAN (ATISA), xây dựng lộ trình cho cắt hàng rào giảm phi thuế quan và thúc đẩy ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP)…

Việt Nam cũng tham gia và đóng góp tích cực vào việc xây dựng và thông qua Tài liệu “Quan điểm của ASEAN về khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương” giúp hình thành lập trường chung của ASEAN, thúc đẩy hợp tác trên cơ sở phù hợp với trên cơ sở các giá trị, nguyên tắc cơ bản và vai trò trung tâm của ASEAN. Việt Nam chung tay vào quá trình đàm phán giữa ASEAN và Trung Quốc nhằm sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) hiệu lực, hiệu quả.

Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Việt Nam luôn xác định ASEAN là ưu tiên hàng đầu, là “hòn đá tảng” trong ngoại giao đa phương của Việt Nam. Vừa tận hưởng những lợi ích mà Cộng đồng ASEAN mang lại, Việt Nam sẽ tiếp tục chủ động đề xuất những sáng kiến, định hướng để chung tay xây dựng Cộng đồng gắn kết, tự cường và vững mạnh, có vai trò trung tâm ở khu vực và trách nhiệm trong giải quyết các vấn đề toàn cầu.

VINH HÀ

Tin cùng chuyên mục

Xả thân để “đất nước nở hoa độc lập”

Xả thân để “đất nước nở hoa độc lập”

(PNTĐ) - Trong những ngày tháng Tư lịch sử, chúng tôi đến thăm Thượng tá, cựu chiến binh Đinh Văn Chiến, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh phường Thịnh Quang, quận Đống Đa, Hà Nội - người đã từng tham gia chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước ngày 30/4/1975. Đã 49 năm trôi qua, nhưng những ký ức hào hùng của một giai đoạn lịch sử vẫn còn mãi trong người chiến sĩ thương binh bộ đội Cụ Hồ anh dũng, quả cảm.
Những người trẻ yêu Tổ quốc trong thời bình

Những người trẻ yêu Tổ quốc trong thời bình

(PNTĐ) - Không còn chiến tranh, không còn chia cắt, đất nước Việt Nam giờ đây vươn mình mạnh mẽ hội nhập với thế giới. Thế hệ thanh niên ngày nay cũng hướng đến trở thành những công dân toàn cầu, ham học hỏi, đầy tài năng. Và hơn hết, trong trái tim mỗi người đều một lòng yêu nước nồng nàn, tha thiết.