Không phải công chức nào muốn xin nghỉ việc cũng được

Chia sẻ

Nhiều công chức nhận ra sai phạm của mình nên muốn làm đơn xin nghỉ việc, tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng được chấp thuận

Theo quy định tại Điều 59 Luật Cán bộ,công chức năm 2008, công chức được hưởng chế độ thôi việc nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: Do sắp xếp tổ chức; Theo nguyện vọng và được cấp có thẩm quyền đồng ý; Có 2 năm liên tiếp được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ.

Trong đó, Điều 3 Nghị định 46 năm 2010 , Chính phủ chỉ nêu 2 trường hợp là: 

Theo nguyện vọng và được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền đồng ý.

 Do 2 năm liên tiếp được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ.

Nếu công chức đang bị kỷ luật mà xin nghỉ việc thì sẽ không được cấp có thẩm quyền xem xét, đồng ýNếu công chức đang bị kỷ luật mà xin nghỉ việc thì sẽ không được cấp có thẩm quyền xem xét, đồng ý.

Riêng công chức là quản lý, lãnh đạo, Điều 54 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 nêu rõ, công chức lãnh đạo, quản lý có thể từ chức trong các trường hợp: Không đủ sức khỏe; Không đủ năng lực, uy tín; Theo yêu cầu nhiệm vụ; Vì lý do khác.

Sau khi từ chức, công chức lãnh đạo, quản lý được bố trí công tác phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ được đào tạo hoặc nghỉ hưu, thôi việc. Tuy nhiên, nếu chưa được cấp có thẩm quyền đồng ý thì vẫn phải tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

Để hướng dẫn cụ thể quy định này, Điều 42 Nghị định 24 năm 2010 nêu rõ các trường hợp công chức được từ chức gồm: Công chức tự nguyện, chủ động xin từ chức để chuyển giao vị trí lãnh đạo, quản lý; Công chức nhận thấy không đủ sức khỏe, năng lực, uy tín để hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao; Công chức nhận thấy sai phạm, khuyết điểm của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình hoặc của cấp dưới có liên quan đến trách nhiệm của mình; Công chức có nguyện vọng xin từ chức vì các lý do cá nhân khác.

Như vậy, theo phân tích ở trên, công chức nói chung và công chức là lãnh đạo, quản lý nói riêng nếu có nguyện vọng hoặc lý do cá nhân thì có thể xin nghỉ việc.

Tuy nhiên, dù công chức được phép xin nghỉ việc theo nguyện vọng trong các trường hợp nêu trên nhưng không phải nguyện vọng nào cũng được cấp có thẩm quyền đồng ý. Cụ thể, khoản 17 Điều 1 Luật sửa đổi Luật Cán bộ, công chức nêu rõ: Công chức đang trong thời hạn xử lý kỷ luật thì không được thôi việc

Đồng thời, tại điểm c, khoản 1, Điều 4 Nghị định 46/2010/NĐ-CP, một trong những lý do cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền không giải quyết thôi việc cho công chức là đang trong thời gian xem xét kỷ luật.

Như vậy, có thể thấy, nếu công chức đang bị kỷ luật mà xin nghỉ việc thì sẽ không được cấp có thẩm quyền xem xét, đồng ý.

Theo nld.com. vn

Tin cùng chuyên mục

Các cấp Hội LHPN Hà Nội hoàn thành 322 công trình, phần việc

Các cấp Hội LHPN Hà Nội hoàn thành 322 công trình, phần việc

(PNTĐ) - Trong khuôn khổ Kỳ họp thứ 11 Ban Chấp hành Hội LHPN Hà Nội khóa XVI, nhiều tập thể, cá nhân đã được nhận khen thưởng có thành tích xuất sắc. Trong đó, 2 cá nhân được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba của Chủ tịch nước, 1 cá nhân nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.
Hy vọng Đảng bộ Hội LHPN Thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2025-2030 sẽ có bước phát triển mới, vững chắc hơn

Hy vọng Đảng bộ Hội LHPN Thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2025-2030 sẽ có bước phát triển mới, vững chắc hơn

(PNTĐ) - Chiều ngày 6/6, Đại hội Đảng bộ Hội LHPN thành phố Hà Nội lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2025 - 2030 được tổ chức. Đại hội được tổ chức đúng vào thời điểm cả hệ thống chính trị nỗ lực quyết tâm cao quán triệt, triển khai tư tưởng và định hướng chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm về kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, tiếp tục thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy; đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô phấn khởi thi đua lập thành tích chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước,kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, chào mừng Đại hội thi đua yêu nước các cấp giai đoạn 2025 - 2030, tích cực triển khai thực hiện Luật Thủ đô 2024.