Thêm 2 trường hợp mắc COVID-19 tại Đà Nẵng tử vong vì bệnh lý nền nặng

Chia sẻ

Sáng 10/8/2020, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, Trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế tại Thành phố Đà Nẵng thông tin về ca tử vong thứ 12 và 13 tính từ khi dịch xảy ra ở Việt Nam.

Ảnh minh họa.Ảnh minh họa. (Ảnh: Internet)

Bệnh nhân 430 (BN 430): nữ, 33 tuổi, địa chỉ Phường Hải Châu II, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng, có tiền sử suy thận mạn giai đoạn cuối, suy tim, tăng huyết áp, nhiễm trùng huyết.

Ngày 23/7, bệnh nhân mệt nhiều, khó thở, đi khám, nhập viện điều trị tại Khoa Nội thận Bệnh viện Đà Nẵng được chẩn đoán viêm phổi cấp do COVID-19, được cách ly và lấy mẫu xét nghiệm.

Ngày 26/7, bệnh nhân có kết quả dương tính với SARS-COV-2. Ngày 30/7, bệnh nhân diễn biến nặng, được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa Trung ương Huế cơ sở 2 và được lọc máu liên tục.

Ngày 01/8, bệnh nhân được đặt nội khí quản, thở máy. Ngày 03/8, bệnh nhân được đặt ECMO phổi nhân tạo. Ngày 09/8, 22h30: bệnh tình bệnh nhân nguy kịch, xuất hiện ngừng tuần hoàn hô hấp.

Ngày 10/8, 0h30: bệnh nhân tử vong.

Chẩn đoán tử vong: Viêm phổi nặng do COVID-19, biến chứng suy đa tạng không hồi phục, sốc nhiễm trùng nhiễm độc trên bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối, lọc màng bụng chu kỳ và suy tim tăng huyết áp.

Bệnh nhân 737 (BN 737): nữ, 47 tuổi, địa chỉ quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng, có tiền sử suy thận mạn giai đoạn cuối đã chạy thận nhân tạo chu kỳ và đặt Stent, suy tim, tăng huyết áp.

Ngày 27/7, bệnh nhân được cách ly xét nghiệm âm tính với SARS-COV-2. Ngày 04/8, bệnh nhân xét nghiệm lần 2 có kết quả dương tính với SARS-COV-2 và được chuyển lên khoa Hồi sức tích cực của Bệnh viện Đà Nẵng.

Ngày 06/8, bệnh nhân được chuyển sang Trung tâm y tế Hòa Vang để điều trị. Ngày 09/8, 19h30: bệnh nhân suy hô hấp, thở máy, đặt nội khí quản phải sử dụng thuốc an thần, thuốc trợ tim.

Ngày 10/8, 0h45: bệnh nhân hôn mê sâu, nhịp tim rời rạc rồi ngừng hẳn; 1h15: bệnh nhân tử vong.

Chẩn đoán tử vong: nhồi máu cơ tim, suy tim, suy thận mạn tính giai đoạn cuối, thận nhân tạo chu kỳ và mắc COVID-19.

THẢO HƯƠNG

Tin cùng chuyên mục

Báo động dịch sốt xuất huyết bùng phát trong mùa mưa

Báo động dịch sốt xuất huyết bùng phát trong mùa mưa

(PNTĐ) - Mùa mưa đến cũng là thời điểm sốt xuất huyết (SXH) bùng phát. Bệnh có thể diễn biến nhanh, nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời. Hiện nay, chúng ta đang bước vào giai đoạn cao điểm của dịch với nguy cơ bùng phát phức tạp.
7 nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

7 nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

(PNTĐ) - Mất ngủ không đơn thuần là thiếu ngủ. Đó là tình trạng không hài lòng về số lượng hoặc chất lượng giấc ngủ, kéo dài ít nhất 3 đêm/tuần trong ít nhất 3 tháng, dù có đủ cơ hội để ngủ, gây ra đau khổ hoặc suy giảm đáng kể trong các hoạt động xã hội, nghề nghiệp, giáo dục, học tập, hành vi hoặc các lĩnh vực quan trọng khác.
Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng nhanh, báo động dịch bệnh mùa hè diễn biến phức tạp

Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng nhanh, báo động dịch bệnh mùa hè diễn biến phức tạp

(PNTĐ) - Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần từ ngày 20/6 đến 27/6, tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố tiếp tục diễn biến phức tạp với nhiều ca mắc mới. Đáng chú ý, dịch sởi ghi nhận mức tăng kỷ lục so với cùng kỳ năm trước, đặt ra thách thức lớn cho công tác phòng chống dịch trong mùa hè.
Bệnh viện Nam Thăng Long triển khai bệnh án điện tử, bước đi quan trọng trong số hóa Y tế

Bệnh viện Nam Thăng Long triển khai bệnh án điện tử, bước đi quan trọng trong số hóa Y tế

(PNTĐ) - Trong bối cảnh ngành y tế Thủ đô đang mạnh mẽ đẩy nhanh tiến trình số hóa và chuyển đổi số, hướng tới mô hình y tế thông minh, Bệnh viện Nam Thăng Long đã đánh dấu một bước tiến quan trọng khi chính thức triển khai bệnh án điện tử (EMR). Đây là bệnh viện công lập thứ 17 của Hà Nội thực hiện chuyển đổi này, khẳng định nỗ lực không ngừng của các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố trong việc hiện đại hóa dịch vụ khám chữa bệnh.