“ Sinh con gái, hái niềm vui”

Chia sẻ

Đó là chủ đề của cuộc thi xây dựng clip ngắn vừa được phát động sáng nay, 10/8 nhằm nâng cao nhận thức về vấn đề ưa thích con trai và lựa chọn giới tính trên cơ sở định kiến giới.

Cuộc thi do Chính phủ Na Uy và Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) tại Việt Nam tài trợ và được thực hiện bởi Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng khoa học về Giới - Gia đình - Phụ nữ và Vị thành niên (CSAGA) phối hợp với mạng xã hội TikTok.

Lựa chọn giới tính khi sinh trên cơ sở định kiến giới vẫn đang tồn tại trong xã hội Việt Nam dẫn tới tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh do nhiều trẻ em gái không có cơ hội chào đời. Ảnh minh họaẢnh minh họa

Theo kết quả của Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2019, tỷ số giới tính khi sinh tại Việt Nam năm 2019 là 111,5 bé trai được sinh ra trên 100 bé gái, so với tỷ số “tự nhiên” là 105-106 bé trai trên 100 bé gái. Báo cáo Thực trạng Dân số thế giới năm 2020 ước tính, tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 40.800 bé gái  không có cơ hội chào đời vì giới tính của mình. 

Nhiều bằng chứng cho thấy tình trạng này xảy ra là do tâm lý ưa thích con trai, tư tưởng “trọng nam khinh nữ”, vẫn còn tồn tại trong suy nghĩ của nhiều người dân Việt Nam.

Để thu hút sự quan tâm của cộng đồng, đặc biệt là thanh niên về vấn đề lựa chọn giới tính trên cơ sở định kiến giới và khuyến khích khả năng sáng tạo của giới trẻ đối với các vấn đề xã hội, cuộc thi “Sinh con gái – Hái niềm vui” được tổ chức trên nền tảng ứng dụng TikTok từ ngày 10/8 đến hết ngày 23/8. Bất kỳ ai có tài khoản TikTok đều có thể tham gia cuộc thi bằng cách quay clip ngắn và gắn hashtag #SinhcongaiHainiemvui. 

Nội dung các clip truyền tải thông điệp tích cực về vai trò của người phụ nữ và bé gái trong cuộc sống, phản đối định kiến giới và phân biệt đối xử giữa nam và nữ, thúc đẩy các thực hành tốt về việc tôn trọng phụ nữ và trẻ em gái, phê phán/thay đổi quan niệm ưa thích con trai hạ thấp giá trị con gái. Tổng giải thưởng của cuộc thi lên tới 34 triệu đồng. Lễ công bố và trao giải sẽ được tổ chức vào ngày 27/8 tới.

HỒNG NHUNG

Tin cùng chuyên mục

Mâm cơm đãi khách

Mâm cơm đãi khách

(PNTĐ) - Những mâu thuẫn mẹ chồng - nàng dâu đôi khi không đến từ chuyện lớn, mà chỉ là cách lau nhà, nêm nếm món ăn hay một câu nói vô tình. Nhưng rồi, chính một bữa cơm lại có thể giúp mọi người nhìn nhau bằng ánh mắt khác.
Cháu mới là người có lỗi

Cháu mới là người có lỗi

(PNTĐ) - Vào bữa cơm, bà nội vô tình đánh rơi bát, cơm vương vãi khắp bàn. Minh trước khi đứng lên lấy khăn lau bàn đã kịp trách bà: “Trời ơi, bà làm sao vậy, đổ hết rồi”.
Nhà vắng người giúp việc

Nhà vắng người giúp việc

(PNTĐ) - Mấy hôm nay, Mai mong cô giúp việc như mong mẹ về chợ. Vậy mà tối nay cô giúp việc lại nhắn tin báo: “Tôi xin phép lên muộn thêm mấy ngày nữa vì ở quê chưa xong việc nhà, cô thông cảm nhé”.
Khi công nghệ số “thắp lửa” hạnh phúc gia đình

Khi công nghệ số “thắp lửa” hạnh phúc gia đình

(PNTĐ) - Những màn hình cảm ứng, mã QR, ứng dụng điện tử hay những “tin thật - tin giả” trở thành chủ đề hàng ngày trong các gia đình ở Hà Nội. Từ phong trào “Bình dân học vụ số”, điện thoại không đơn thuần chỉ là để chụp ảnh, gọi điện, mà còn mở ra một không gian, nơi các thế hệ trong gia đình xóa dần khoảng cách, cùng nhau bước trên nhịp cầu số hóa.