Ông nội phòng chống Covid-19

Chia sẻ

Lẽ ra, ở trong nhà, con cháu phải là người cập nhật thông tin dịch bệnh Covid-19 cho ông. Vậy mà từ ngày Việt Nam xuất hiện ca dương tính với Covid-19 trong cộng đồng mấy tuần trước, ông bỗng trở nên thành thạo công nghệ.

Ngày hai buổi, ông cập nhật từng khuyến cáo của Bộ Y tế, hay là chăm chú theo dõi tình hình dịch bệnh để… thông báo cho đàn con cháu.

Đó là bởi, ông rất lo cho sự an toàn của gia đình. Ông bảo, con cháu chúng bay cứ cậy mình khỏe mạnh, học rộng biết nhiều nên chủ quan, lơ là phòng chống dịch. Nhưng, virus thì nó chẳng tha một ai. Đến khi nhiễm bệnh ra đó thì khổ người thân, khổ cả cộng đồng.

Ảnh minh họaẢnh minh họa

Hồi đầu tháng 7, cháu nội của ông và bố nó có chuyến du lịch ở Đà Nẵng. Khi hai bố con về được ít ngày thì dịch bệnh tái xuất hiện. Ông lập tức yêu cầu con cháu phải khai báo y tế ngay. Rồi ông nói bà dọn cái phòng bỏ không trên tầng thượng để hai bố con ở. Thằng cháu không chịu, bảo vậy là ông kỳ thị cháu. Ông lừ mắt: “Đây không phải là kỳ thị. Cháu và bố đang có nguy cơ nhiễm bệnh nên phải tự cách ly tại nhà, tự theo dõi sức khỏe”. Rồi ông treo một tờ giấy ngoài cửa. Hàng sáng, ông bảo bố con tự cặp nhiệt độ, rồi ghi ra giấy để “báo cáo” cho ông. Hễ ai có biểu hiện sốt thì lập tức phải đến cơ sở y tế. Hàng ngày, đến bữa, ông nói bà mang cơm nước lên cho hai bố con.

Thế rồi chả hiểu ông nội nhờ ai cài đặt cho cái ứng dụng phần mềm theo dõi thông tin dịch bệnh. Hễ có thông báo nào của Bộ Y tế về hành trình di chuyển của các bệnh nhân là ông cập nhật ghi chép lại cẩn thận. Rồi ông “alo” lên tầng thượng cho cháu nội, để so sánh với lịch trình của hai bố con. Nghe xong, ông thở phào: “May quá, không đi vào vùng có dịch. Thôi, thế là tạm yên tâm rồi”. Cháu nội ở trong phòng buồn chân buồn cẳng, đòi ông thả cho ra ngoài chơi. Thế nhưng chẳng thể nào lay chuyển được ông. Và rồi phải qua 14 ngày “tự giám sát” theo quy định, hai bố con mới được ông “thả tự do” với lời dặn: “Dịch dã thế này, có việc gì quan trọng hãy ra khỏi nhà. Còn không tránh tụ tập đông người cháu ạ. Để hết dịch, cháu đi chơi bù cũng chưa muộn”. Để làm gương cho cháu, ông cũng dừng luôn thói quen ra công viên chơi cờ tướng với các bạn già. Thay vào đó, cứ chiều chiều, ông lại lên sân thượng tự tập dưỡng sinh một mình.

Ảnh minh họaẢnh minh họa

Ngày thường, ông nội rất lười đeo khẩu trang. Ông bảo cái khẩu trang vướng víu lắm, ông không chịu được. Ấy vậy mà khi dịch tới ông lại là người chăm chỉ đeo khẩu trang nhất. Đã thế, ông còn như “cảnh sát” suốt ngày theo dõi, nhắc nhở con cháu phải đeo khẩu trang khi ra đường. Rồi ông đặt cái lọ sát khuẩn tay ở cửa. Ai về mà không “rửa tay trước khi vào nhà” là thể nào cũng bị ông “bắt dính”. Ông tuyên bố: “Nhà ai thì ông không biết chứ nhà do ông quản lý thì phải trở thành pháo đài phòng chống dịch”.

Một lần, cháu nội bảo: “Sao ông già rồi mà còn sợ chết thế”. Ông cười: “Ông không sợ chết, mà là ông muốn góp sức cùng cả nước phòng chống dịch”. Rồi ông nhìn ra xa xăm: “Ông già rồi, cũng chẳng phải là bác sĩ để ra tuyến đầu chống dịch. Ông chỉ mong sự cố gắng của mình ở hậu phương sẽ góp phần đẩy lùi dịch thôi. Ông nhìn bố cháu phải nghỉ việc bán hàng, cháu thì nghỉ học mà thương lắm. Dịch qua sớm ngày nào, thì chúng ta lại được trở lại cuộc sống thường nhật ngày đó. Thôi cố gắng cháu nhé”.

Nghe ông nói vậy, tự nhiên, cháu hơi thèn thẹn trong lòng. Ông già, mà còn thức thời và có ý thức phòng, chống dịch hơi nhiều cháu. Vậy thì cháu cũng phải thay đổi để có thể theo kịp “độ già” của ông.

TTHÁI THỊ THU

Tin cùng chuyên mục

Mẹ hãy ly hôn đi

Mẹ hãy ly hôn đi

(PNTĐ) - Tép đẩy nhẹ cánh cửa nhà kho sau vườn, ánh sáng bên ngoài tràn vào, mùi ẩm mốc bên trong bốc lên đặc sệt trong cánh mũi. Thằng nhỏ nheo mắt để làm quen với bóng tối trong kho, nó nhận ra những ngón chân của mẹ thò ra sau chiếc thùng phi bằng nhựa.
Vẻ đẹp của lòng dũng cảm

Vẻ đẹp của lòng dũng cảm

(PNTĐ) - Tại cuộc thi Hoa hậu Thế giới 2025, đại diện Somalia - Zainab Jama đã thu hút sự chú ý đặc biệt không chỉ bởi nhan sắc, học vấn mà còn từ câu chuyện cá nhân đầy ám ảnh về hủ tục cắt âm vật (FGM) - một thực trạng vẫn tồn tại phổ biến tại quê hương cô. Vượt qua nỗi đau thể xác và tinh thần, Zainab trở thành tiếng nói mạnh mẽ đấu tranh vì quyền phụ nữ và nỗ lực xóa bỏ hủ tục tàn nhẫn này.
Nữ nhà báo Trần Thu Hà: Nhìn con mà tôi tự sửa mình

Nữ nhà báo Trần Thu Hà: Nhìn con mà tôi tự sửa mình

(PNTĐ) - Với hơn 20 năm hoạt động trong lĩnh vực báo chí, đặc biệt là từ những trải nghiệm trong thời gian làm báo dành cho tuổi teen Hoa Học Trò đã hỗ trợ nữ nhà báo Trần Thu Hà, hay còn được biết đến với tên gọi thân mật Mẹ Xu Sim nhiều kiến thức trên hành trình làm mẹ. Cùng với một số cuốn sách chị đã xuất bản như "Con nghĩ đi, mẹ không biết", "Buông tay để con bay", "Ai cũng xứng đáng được hạnh phúc", các bài viết chia sẻ kinh nghiệm nuôi dạy con trên mạng xã hội của chị cũng luôn được đông đảo các bậc cha mẹ đón đọc.
Tình yêu ngục tù

Tình yêu ngục tù

(PNTĐ) - Chị bảo vì em gái chị yêu nhầm người nên không chỉ cô em gái bị ảnh hưởng mà còn khiến cuộc sống của gia đình chị cũng nơm nớp theo sự đe dọa của người đàn ông yêu ngông cuồng đó.