Bé 1,5 tháng tuổi bị viêm phổi nặng, e ngại dịch nên không đưa đến viện sớm, bị co giật toàn thân

Chia sẻ

Khi trẻ bú kém, khó thở, ho tăng, khò khè nhưng do tâm lý lo ngại dịch bệnh COIVD-19, gia đình đã trì hoãn không đưa trẻ đến viện sớm, khiến trẻ bị viêm phổi nặng.

Bệnh nhân dần ổn địnhBệnh nhân dần ổn định

Thông tin từ Đơn vị Hồi sức tích cực nhi khoa Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển – Uông Bí, tại đây mới tiếp nhận một trường hợp bệnh nhi P. T. H. 1,5 tháng tuổi, địa chỉ tại Phường Vàng Danh, TP. Uông Bí viêm phổi nặng, biến chứng co giật, có cơn ngừng thở.

Đáng nói trẻ, bé H. bắt đầu có triệu chứng từ 3 ngày trước, nhưng do tâm lý lo ngại dịch bệnh COIVD-19 nên gia đình đã tự điều trị bằng siro tự mua, không đưa trẻ đến viện sớm, khiến bệnh trở nặng. Đến khi thấy bé bú kém, khó thở, ho tăng, thở khò khè nhiều mới được đưa tới viện trong tình trạng viêm phổi nặng, lơ mơ, co giật toàn thân, tím tái. Đặc biệt, bé còn xuất hiện cơn ngừng thở khi co giật. Các bác sĩ chẩn đoán bé bị viêm phổi nặng, suy hô hấp độ II, co giật do hạ natri máu nặng (117 mmol/l- mức bình thường 135-150 mmol/l). Ngay lập tức bé được cấp cứu bóp bóng thở oxy, dùng thuốc an thần. Sau khoảng 5 phút đã cắt được cơn co giật và tiếp tục được duy trì thở oxy, bù natri, truyền dịch, điều trị kháng sinh, khí dung.

Sau 2 ngày điều trị tại Đơn vị Hồi sức tích cực Nhi, sức khỏe của bé H. tiến triển tốt, bắt đầu được rút ống thở oxy, có thể bú mẹ và đang được tiếp tục theo dõi điều trị tại khoa Nhi của Bệnh viện.

BSCKI. Đào Thị Loan - Phó Trưởng khoa Nhi Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển - Uông Bí cho biết, trường hợp bệnh nhi P. T. H. nếu được khám sớm, tình trạng viêm phổi ở mức độ nhẹ thì việc điều trị sẽ dễ dàng hơn rất nhiều, chỉ cần điều trị viêm phổi đơn thuần và tránh được các biến chứng nguy hiểm... Tuy nhiên bệnh nhi đến viện khi tình trạng đã nặng, hạ natri máu trầm trọng gây co giật và có cơn ngừng thở. Chỉ chậm 5, 10 phút thôi tiên lượng sẽ rất xấu.

Bác sĩ cũng chỉ ra dấu hiệu viêm phổi của trẻ là: Từ ho vừa đến nặng, thường là ho nặng tiếng, thở nhanh liên tục; Trẻ được coi là thở nhanh nếu thở trên 60 lần/phút (đối với trẻ dưới 2 tháng tuổi), trên 50 lần/phút (đối với trẻ từ 2 tháng- 1 tuổi) hoặc trên 40 lần/phút (với trẻ trên 1 tuổi); Sốt vừa đến sốt cao nhưng đôi khi không có ở trẻ có hệ miễn dịch yếu; Đau ngực trong lúc ho và cả giữa các cơn ho; Tím tái quanh môi và ở mặt do trẻ bị thiếu oxy; Thở rít, mặc dù thở rít thường là biểu hiện của nhiễm virus nhiều hơn nhưng đôi khi đây cũng là biểu hiện của viêm phổi.

Thời gian này, do tâm lý lo ngại lây nhiễm dịch bệnh COVID-19, người dân thường e ngại khi đến Bệnh viện. Đặc biệt là với các gia đình có trẻ nhỏ. Tuy nhiên với trẻ nhỏ, biểu hiện bệnh thường mơ hồ, không rõ ràng, thêm vào đó sức đề kháng của trẻ còn yếu, chưa hoàn thiện, bệnh lại thường diễn biến nhanh thì việc trì hoãn đến Bệnh viện vô tình lại gây hại thêm cho trẻ.

BSCKI. Đào Thị Loan chia sẻ thêm, hiện nay, bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí đã áp dụng chặt chẽ các biện pháp phòng chống dịch bệnh như: Đeo khẩu trang, vệ sinh tay, khai báo y tế, giữ khoảng cách, người bệnh nghi nhiễm/nhiễm COVID-19 được khám sàng lọc ngay khi đến viện… Đảm bảo các hoạt động cấp cứu, điều trị vẫn được diễn ra như bình thường, đáp ứng đầy đủ nhu cầu khám chữa bệnh của người dân.

Vì vậy mọi người hãy tuân thủ các biện pháp phòng dịch và yên tâm đến bệnh viện để được khám và điều trị bệnh kịp thời. Hạn chế các rủi ro bệnh tật do việc trì hoãn không đi khám bệnh gây ra.

Theo Phapluat & bandoc

Theo http://giadinh.net.vn/song-khoe/bac-si-canh-bao-vi-e-ngai-dich-nen-khong-dua-den-vien-som-be-15-thang-tuoi-bi-viem-phoi-nang-co-giat-toan-than-20200813134630822.htm

Tin cùng chuyên mục

Báo động dịch sốt xuất huyết bùng phát trong mùa mưa

Báo động dịch sốt xuất huyết bùng phát trong mùa mưa

(PNTĐ) - Mùa mưa đến cũng là thời điểm sốt xuất huyết (SXH) bùng phát. Bệnh có thể diễn biến nhanh, nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời. Hiện nay, chúng ta đang bước vào giai đoạn cao điểm của dịch với nguy cơ bùng phát phức tạp.
7 nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

7 nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

(PNTĐ) - Mất ngủ không đơn thuần là thiếu ngủ. Đó là tình trạng không hài lòng về số lượng hoặc chất lượng giấc ngủ, kéo dài ít nhất 3 đêm/tuần trong ít nhất 3 tháng, dù có đủ cơ hội để ngủ, gây ra đau khổ hoặc suy giảm đáng kể trong các hoạt động xã hội, nghề nghiệp, giáo dục, học tập, hành vi hoặc các lĩnh vực quan trọng khác.
Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng nhanh, báo động dịch bệnh mùa hè diễn biến phức tạp

Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng nhanh, báo động dịch bệnh mùa hè diễn biến phức tạp

(PNTĐ) - Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần từ ngày 20/6 đến 27/6, tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố tiếp tục diễn biến phức tạp với nhiều ca mắc mới. Đáng chú ý, dịch sởi ghi nhận mức tăng kỷ lục so với cùng kỳ năm trước, đặt ra thách thức lớn cho công tác phòng chống dịch trong mùa hè.
Bệnh viện Nam Thăng Long triển khai bệnh án điện tử, bước đi quan trọng trong số hóa Y tế

Bệnh viện Nam Thăng Long triển khai bệnh án điện tử, bước đi quan trọng trong số hóa Y tế

(PNTĐ) - Trong bối cảnh ngành y tế Thủ đô đang mạnh mẽ đẩy nhanh tiến trình số hóa và chuyển đổi số, hướng tới mô hình y tế thông minh, Bệnh viện Nam Thăng Long đã đánh dấu một bước tiến quan trọng khi chính thức triển khai bệnh án điện tử (EMR). Đây là bệnh viện công lập thứ 17 của Hà Nội thực hiện chuyển đổi này, khẳng định nỗ lực không ngừng của các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố trong việc hiện đại hóa dịch vụ khám chữa bệnh.