Hỗ trợ tái hòa nhập cho phụ nữ di cư hồi hương

Chia sẻ

Ngày 14/8/2020, Hội LHPN Việt Nam phối hợp với Ban Thường vụ Hội LHPN Hà Nội tổ chức tọa đàm “Hỗ trợ tái hòa nhập cho phụ nữ di cư hồi hương và gia đình”.

Đồng chí Nguyễn Thanh Cầm - Trưởng ban Chính sách – Luật pháp Hội LHPN Việt Nam phát biểu tại hội nghị.Đồng chí Nguyễn Thanh Cầm - Trưởng ban Chính sách – Luật pháp Hội LHPN Việt Nam phát biểu tại hội nghị.

Dự án “Tăng cường năng lực của Việt Nam nhằm hỗ trợ tái hòa nhập bền vững cho phụ nữ di cư trở về gia đình của họ” do Hội LHPN Việt Nam phối hợp với Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) và tổ chức Di cư Quốc tế (IOM). Dự án được thực hiện tại TP Cần Thơ, Hà Nội và các tỉnh Hậu Giang, Hải Phòng, Hải Dương. Đối tượng được hưởng lợi từ dự án gồm cán bộ nhà nước, phụ nữ (PN) Việt Nam di cư hồi hương, tập trung vào nhóm phụ nữ di cư đã kết hôn và gia đình của họ. Mục tiêu của dự án là tăng cường năng lực cho cán bộ Việt Nam để hỗ trợ PN di cư hồi hương tái hòa nhập bền vững về mặt kinh tế, xã hội khi trở về từ Hàn Quốc, chú trọng nhóm PN đã kết hôn và gia đình của họ…

5 năm gần đây, số PN Việt kết hôn với công dân Hàn đang có xu hướng tăng lên, năm 2015 là 4.651 người đến năm 2019 tăng lên 6.712 người. Tỷ lệ ly hôn trình bình là 30 %, PN Việt Nam thuộc nhóm quốc tịch có tỷ lệ ly hôn cao thứ hai. Cứ 10 PN Việt lấy chồng Hàn lại có 3 người ly hôn, gây ảnh hưởng đến hạnh phúc của trung bình 410 trẻ sinh ra từ các cuộc hôn nhân mang yếu tố nước ngoài mỗi năm. Tuy nhiên, khi trở về Việt Nam, PN gặp khó khăn vì thiếu việc làm và các vấn đề về pháp lý, tâm lý đối với bản thân PN và con cái họ.

Tại buổi tọa đàm, chị Đặng Thúy Hạnh - đại diện tổ chức IOM nhấn mạnh, một trong bốn đầu ra quan trọng của dự án là việc thành lập và vận hành mô hình Văn phòng dịch vụ một điểm đến (Văn phòng OSSO) để cung cấp các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ cho PN di cư hồi hương và thành viên gia đình họ tại 5 tỉnh, thành phố thuộc địa bàn dự án. Sự cần thiết của một cơ chế liên ngành trong hỗ trợ PN di cư hồi hương và gia đình họ thông qua Văn phòng OSSO, nhằm đảm bảo PN Việt Nam di cư trở về có đủ các điều kiện để tái hoà nhập bền vững. Tuy nhiên, PN kết hôn di cư hồi hương có hoàn cảnh khó khăn còn rất lúng túng trong việc tiếp cận các nguồn hỗ trợ. Do vậy, để vận hành văn phòng OSSO hiệu quả, các đại biểu đề nghị tổ chức IOM, KOICA hỗ trợ về kỹ thuật, nguồn lực và truyền thông.

Phát biểu kết luận tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Thanh Cầm – Trưởng ban Chính sách – Luật pháp Hội LHPN Việt Nam tiếp thu ký kiến của các đồng chí đại diện sở, ban ngành và các tổ chức, đề nghị dự án sớm nghiên cứu đưa ra báo cáo cụ thể để có căn cứ đề xuất Bộ Lao động,Thương binh & Xã hội bổ sung nhóm đối tượng phụ nữ kết hôn di cư hồi hương gặp khó khăn trong quá trình sửa đổi Nghị định 136/2013/NĐ-CP.

Thay mặt Hội LHPN Hà Nội, đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy – Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN Hà Nội cảm ơn ban Chính sách – Luật pháp Hội LHPN Việt Nam đã phối hợp với Hội LHPN Hà Nội trong triển khai dự án và mong muốn sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ban, ngành tại Hà Nội cùng các tổ chức khác trong công tác hỗ trợ PN nói chung và nhóm đối tượng của dự án nói riêng.

T.THANH

Tin cùng chuyên mục

Tập huấn kỹ năng phòng, chống tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng

Tập huấn kỹ năng phòng, chống tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng

(PNTĐ) - Sáng 19/4, Hội LHPN Hà Nội đã tổ chức Hội nghị tập huấn kỹ năng phòng, chống tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng cho lãnh đạo, cán bộ Hội các quận, huyện, thị xã, đơn vị trực thuộc; các đồng chí là cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Hội LHPN Hà Nội.
Tổng kết tình hình thực hiện Kết luận số 01-KL/TƯ năm 2023-2024 trong các cấp Hội

Tổng kết tình hình thực hiện Kết luận số 01-KL/TƯ năm 2023-2024 trong các cấp Hội

(PNTĐ) - Ngày 15/4, Hội LHPN quận Thanh Xuân đã tổ chức Hội nghị Tổng kết đánh giá tình hình thực hiện Kết luận số 01-KL/TƯ, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị năm 2023-2024 trong các cấp Hội và Tập huấn Quán triệt chuyên đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” năm 2024.
Nữ chủ tịch Hội hết lòng vì hội viên

Nữ chủ tịch Hội hết lòng vì hội viên

(PNTĐ) - Chị Bùi Thị Ngọc, sinh năm 1982 người dân tộc Mường đã có 18 năm gắn bó với tổ chức Hội Phụ nữ và 7 năm giữ chức vụ Chủ tịch Hội LHPN xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Chị không những hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà còn có nhiều đóng góp trong sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, góp phần xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.