Phiên tòa "có tình"

Chia sẻ

Tại phiên xử phúc thẩm vụ tai nạn xảy ra ngoài ý muốn mới đây, TAND TP Hà Nội đã hủy một phần bản án sơ thẩm, tuyên phạt người em dâu gây tai nạn khiến chị chồng tử vong 13 tháng tù nhưng được hưởng án treo.

Bà Chãi (giữa)  và con dâu (bên phải) cùng gia đình và luật sư bào chữa vui mừng khi chị Ngân được hưởng án treoBà Chãi (giữa) và con dâu (bên phải) cùng gia đình và luật sư bào chữa vui mừng khi chị Ngân được hưởng án treo (Ảnh: P.V)

Mới đây, TAND TP Hà Nội vừa mở phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án hình sự Vi phạm quy định về giao thông đường bộ mà bị cáo là chị Phạm Thị Ngân (37 tuổi, trú tại xã Hồng Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội).

Theo bản án sơ thẩm, sáng ngày 8/6/2019, chị Ngân điều khiển xe máy chở theo chị chồng là Đặng Thị Lạng (54 tuổi, trú cùng thôn) đi từ nhà sang Bắc Ninh để bán hàng tăm tre. Khi đến cầu Thanh Trì (thuộc huyện Gia Lâm) thì xảy ra tai nạn giao thông. Do không làm chủ được tốc độ nên chị Ngân đã đâm vào trụ bê tông và ống thép nối giữa các trụ bê tông làm giải phân cách làn đường. Cú đâm khiến cho xe máy đổ, ngã xuống đường, gây tai nạn làm chị Lạng chết, chị Ngân bị thương tích 29%. Ngày 8/6/2019, Công an huyện Gia Lâm trưng cầu Trung tâm pháp y Hà Nội yêu cầu giám định pháp y tử thi và xác định nguyên nhân chết của chị Lạng. Tuy nhiên gia đình ngăn cản và có đơn từ chối giám định pháp y.

Phiên tòa sơ thẩm cho rằng, vụ tai nạn do lỗi của chị Ngân nên tuyên phạt bị cáo Ngân 13 tháng tù giam. Nhận thấy phán quyết có phần nặng cho bị cáo, gia đình đã làm đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.

Tại tòa phúc thẩm, bà Trần Thị Chãi, mẹ chồng của bị cáo kể, bà rất đau lòng trước cảnh con gái mất, còn con dâu lại đi tù. Nhiều năm nay, bà ở với con trai và con dâu. Hoàn cảnh gia đình rất khó khăn nên ngoài làm ruộng, những lúc nông nhàn, các con lại kiếm thêm việc khác để mưu sinh. Con trai cụ thì đi phụ hồ, còn con dâu và con gái (tức nạn nhân) đi bán tăm tre cho các nhà hàng, quán ăn để kiếm sống.

Bà Chãi thở dài, các con bà dù nghèo nhưng rất thương nhau. Gia đình các con ở gần nhau nên có việc gì thì xắn tay vào giúp, có món nào ngon cũng gọi nhau sang ăn chung hay để phần cho nhau. Thế rồi tai họa ập đến bất ngờ, bà nén đau thương tổ chức mai táng cho con gái, vừa chăm sóc và điều trị cho con dâu. Chị Ngân bị tổn thương 29% sức khỏe, từ bệnh viện về, bà là người ngày ngày chăm sóc chính.

“Nó hiếu thảo lắm.Trước đây đi bán hàng, có cái bánh nào ngon hay cái áo nào đẹp, nó lại mua về biếu mẹ. Giờ nó bị gãy chân nằm 1 chỗ mà cứ áy náy vì để mẹ phải chăm sóc” – bà Chãi kể.

Tưởng đó chỉ là tai nạn bất ngờ, nào ngờ, nỗi đau chưa vơi thì cuối tháng 4/2020, cả gia đình bàng hoàng khi con dâu cụ bị đưa ra xét xử với tội danh “Vi phạm quy định về giao thông đường bộ”, mức án tuyên là 13 tháng tù giam.

“Con dâu tôi còn chưa lành vết thương đã phải ra tòa chịu tội. Giờ trong chân nó còn mấy cái đinh găm chưa tháo ra. Tôi chỉ mong tòa cho con dâu được hưởng án treo để cháu được về nhà, tôi còn chăm sóc cho cháu” – bà nghẹn ngào.

Để xin được giảm án cho con dâu, cụ Chãi đã cùng con trai và con rể đã đi vào từng nhà trong thôn xin chữ ký “góp chung tiếng nói xin giảm án”. Lá đơn xin miễn trách nhiệm hình sự cho chị Ngân chật kín chữ ký người dân thôn Đặng – nơi gia đình chị đang sinh sống. Chính quyền địa phương nơi gia đình bà đang cư trú cũng có đơn xin giảm hình phạt cho con dâu bà. Ai cũng thương cảm cho hoàn cảnh bà Chãi hiền lành, nghèo khó, chỉ vì vụ tai nạn mà con gái mất, con dâu đi tù, những đứa trẻ nhỏ không có mẹ chăm sóc.

Tại phiên phúc thẩm, HĐXX nhận thấy bị cáo có nhiều tình tiết giảm nhẹ như phạm tội lần đầu, bị hại xin được giảm án, gia đình hoàn cảnh khó khăn, bị cáo là lao động chính… nên đã quyết định giảm án cho bị cáo từ 13 tháng tù nhưng cho hưởng án treo. Rời tòa, cả gia đình bà Chãi mỉm cười, không ngớt lời cảm ơn HĐXX đã có phiên xử công tâm.

QUỲNH AN

Tin cùng chuyên mục

Người dân Triều Khúc lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

Người dân Triều Khúc lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

(PNTĐ) - Người dân thôn Triều Khúc (Thanh Trì, Hà Nội) vừa trải qua một tuần thiếu nước sinh hoạt. Để tiết kiệm nước, họ phải tận dụng cả nước rửa rau để rửa bát, thậm chí không dám tắm hàng ngày vì lo ngại nguồn nước có thể bị cắt bất cứ lúc nào.
Làm thế nào để bảo vệ tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng?

Làm thế nào để bảo vệ tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng?

(PNTĐ) - Vụ việc một khách hàng bị “bốc hơi” 58 tỷ đồng tại Ngân hàng MSB vẫn đang là câu chuyện nóng hổi, khiến nhiều người có tiền gửi tiết kiệm hoang mang. Và, làm thế nào để bảo vệ tiền gửi tại ngân hàng (nơi được cho là an toàn nay bỗng nhiên trở nên rủi ro) là chủ đề đang được nhiều người dân quan tâm hiện nay.
Hàng trăm người dân “khát” nước sạch vì dự án treo

Hàng trăm người dân “khát” nước sạch vì dự án treo

(PNTĐ) - Nhiều năm nay, tại xã Phú Sơn, huyện Ba Vì, Hà Nội, hàng trăm người dân sinh sống ở khu vực Nông trường dứa Suối Hai và thôn Phú Mỹ C không có nước sạch để sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Dù đã nhiều lần kiến nghị lên các cấp, các ngành song tình trạng “khát” nước sạch vẫn chưa được giải quyết, khiến cuộc sống của người dân nơi đây gặp không ít khó khăn.
Hàng trăm hộ dân kêu cứu

Hàng trăm hộ dân kêu cứu

(PNTĐ) - Hàng trăm hộ dân ở hai xã Phú Sơn và Thái Hoà, huyện Ba Vì, Hà Nội rơi vào cảnh sống khó khăn do bị “mắc kẹt” bởi Dự án đầu tư xây dựng công viên nghĩa trang Yên Kỳ mở rộng (giai đoạn 1) chậm tiến độ, chưa chi trả tiền đền bù giải phóng mặt bằng. Hơn 13 năm nay, người dân, cử tri đã nhiều lần “kêu cứu”, chính quyền địa phương cũng đã có kiến nghị. Song cho đến nay, dự án vẫn “giậm chân tại chỗ”.