Lừa đảo bán hàng, tặng quà cho người cao tuổi

Chia sẻ

Công an huyện Chương Mỹ vừa bắt tạm giam 3 đối tượng về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” nhắm vào những người cao tuổi. Với thủ đoạn tặng quà, khuyến mại để dụ dỗ người cao tuổi mua hàng hóa chất lượng kém với giá đắt gấp hàng chục lần, các đối tượng đã dễ dàng lừa đảo, chiếm đoạt số tiền lớn của người dân.

Sản phẩm kém chất lượng được các đối tượng lừa bán cho người tiêu dùngSản phẩm kém chất lượng được các đối tượng lừa bán cho người tiêu dùng (Ảnh: Cơ quan CA cung cấp)

Dính bẫy lừa vì ham mua hàng giá rẻ

3 đối tượng bị Công an huyện Chương Mỹ bắt tạm giam là Vi Văn Duy (SN 1991; trú tại Tân Trung, Tân Yên, Bắc Giang), Nguyễn Chí Bảo (SN 1996; trú tại Yên Phú, Hàm Yên, Tuyên Quang và Nguyễn Hữu Huy (SN 1993; trú tại Thiệu Tân, Thiệu Hóa, Thanh Hóa). Kết quả điều tra của cơ quan Công an cho thấy: Do nắm được tâm lý của người dân, đặc biệt là những người cao tuổi luôn thích được tặng quà nên Duy bàn với Bảo và Huy lập kế hoạch lừa đảo theo hình thức bán hàng, tặng quà khuyến mại.

Thủ đoạn mà các đối tượng sử dụng là tìm đến các khu dân cư, phát giấy mời người dân đến dự chương trình tặng quà, giới thiệu sản phẩm. Để tạo niềm tin cho người dân, ai có mặt là đều được nhóm của Duy tặng ngay một chai dầu ăn. Sau đó mới đến màn chính của chương trình: các đối tượng trực tiếp giới thiệu các sản phẩm như kẹo sâm, cao dán Hồng Sâm, kem đánh răng sâm, sâm nước, củ sâm, hũ sâm...

Bằng thủ đoạn tặng quà có giá trị tương đương sản phẩm đăng ký mua, nhiều người dân tin tưởng cho rằng nộp tiền đăng ký mua sản phẩm sẽ được nhận quà tặng có giá trị tương đương như các sản phẩm trước đó. Do đó, nhiều người đã nộp tiền để đăng ký mua sản phẩm củ sâm, hũ sâm có giá trị rất lớn: 3 triệu đồng/sản phẩm. Trong khi thực tế trên thị trường, giá trị củ sâm chỉ là 200.000 đồng/củ (bằng 1/15 giá mà các đối tượng lừa đảo rao bán), hũ sâm là 1,1 triệu đồng/hũ (bằng gần 1/3 giá mà các đối tượng lừa đảo rao bán). Khi người dân mất cảnh giác hoặc bị phát hiện, các đối tượng đã nhanh chóng bỏ đi.

Qua xác minh của cơ quan công an, chỉ riêng tại thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ, thông qua hoạt động tặng quà khuyến mại kết hợp với bán hàng giá đắt, số tài sản các đối tượng đã chiếm đoạt của người dân lên đến 120 triệu đồng.

Rời huyện Chương Mỹ, các đối tượng di chuyển sang địa bàn huyện Thanh Oai. Với thủ đoạn tương tự, khi đang tổ chức giới thiệu, tặng quà tại khu vực xã Kim Thư để lừa đảo người dân thì các đối tượng đã bị lực lượng chức năng phát hiện, bắt giữ. Tuy nhiên, hai vụ việc được phát hiện chỉ là phần nổi, trong những năm qua, nhiều đối tượng thông qua các cuộc hội thảo, hội nghị giới thiệu quảng bá sản phẩm rồi sử dụng phương thức lừa đảo tương tự để “móc túi”. Địa điểm tổ chức thường ở các khu dân cư, có đối tượng thuê một căn hộ chung cư, thuê nhà riêng ở vị trí kín đáo; có đối tượng “mượn” nhà văn hóa, điểm sinh hoạt cộng đồng. Những sản phẩm chào bán thường có thương hiệu lạ, ngoài sản phẩm: thực phẩm, bánh kẹo, thực phẩm chức năng, sữa bột nhập khẩu, chủ yếu là Hàn Quốc, các đối tượng còn trà trộn đủ loại thiết bị, đồ dùng gia dụng: nồi, chảo điện, ấm điện, ấm sắc thuốc, bóng đèn… để lừa đảo.

Các đối tượng biết cách đánh vào lòng tham, tâm lý thích mua hàng giảm giá, khuyến mại của người dân, đặc biệt chỉ nhắm đến “khách mời” là phụ nữ trung niên, chị em nội trợ - “tay hòm chìa khóa” của gia đình, người cao tuổi sẵn lòng chi tiền tiết kiệm để tiêu dùng sản phẩm tăng cường sức khỏe, chữa bệnh…

Tăng cường trách nhiệm của chính quyền địa phương

Những năm gần đây, báo Phụ nữ Thủ đô thường xuyên nhận được phản ánh của người dân - nạn nhân của hiện tượng lừa đảo trên. Song, mặc dù đã có nhiều cảnh báo, khuyến cáo vẫn có nhiều người dễ dàng bị “sập bẫy” lừa, mất tiền triệu cho những đối tượng lừa đảo. Đặc biệt, sau khi bị “gọi mặt chỉ tên” tại nhiều quận nội thành, từ năm 2019, các đối tượng chuyển địa bàn hoạt động ra ngoại thành. Không chỉ hoạt động riêng lẻ, ở mức độ tinh vi hơn, các đối tượng còn câu kết với nhau thành lập công ty để dễ gây lòng tin cho chính quyền một số địa phương và người dân. Dưới vỏ bọc của các chương trình với tên gọi: Đưa hàng Việt về nông thôn; người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, các đối tượng trà trộn hàng trôi nổi, chất lượng kém để kiếm lời trên phạm vi rộng.

Vì thế, để đảm bảo quyền lợi cho người dân, tránh các hiện tượng lừa đảo tương tự có thể xảy ra, chính quyền các địa phương cần tiếp tục nâng cao cảnh giác, đẩy mạnh tuyên truyền rộng rãi về các khu dân cư và từng gia đìnhvề các hình thức lừa đảo trá hình thông qua hoạt động bán hàng khuyến mại để người dân nhận diện, tẩy chay không tham gia và tiếp tay cho các hoạt động lừa đảo. Qua đó tăng cường vai trò giám sát của người dân, kịp thời phát hiện, tố giác các hành vi vi phạm để các cơ quan chức năng ngăn chặn kịp thời.

NGUYỄN HƯƠNG

Tin cùng chuyên mục

Người dân Triều Khúc lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

Người dân Triều Khúc lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

(PNTĐ) - Người dân thôn Triều Khúc (Thanh Trì, Hà Nội) vừa trải qua một tuần thiếu nước sinh hoạt. Để tiết kiệm nước, họ phải tận dụng cả nước rửa rau để rửa bát, thậm chí không dám tắm hàng ngày vì lo ngại nguồn nước có thể bị cắt bất cứ lúc nào.
Làm thế nào để bảo vệ tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng?

Làm thế nào để bảo vệ tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng?

(PNTĐ) - Vụ việc một khách hàng bị “bốc hơi” 58 tỷ đồng tại Ngân hàng MSB vẫn đang là câu chuyện nóng hổi, khiến nhiều người có tiền gửi tiết kiệm hoang mang. Và, làm thế nào để bảo vệ tiền gửi tại ngân hàng (nơi được cho là an toàn nay bỗng nhiên trở nên rủi ro) là chủ đề đang được nhiều người dân quan tâm hiện nay.
Hàng trăm người dân “khát” nước sạch vì dự án treo

Hàng trăm người dân “khát” nước sạch vì dự án treo

(PNTĐ) - Nhiều năm nay, tại xã Phú Sơn, huyện Ba Vì, Hà Nội, hàng trăm người dân sinh sống ở khu vực Nông trường dứa Suối Hai và thôn Phú Mỹ C không có nước sạch để sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Dù đã nhiều lần kiến nghị lên các cấp, các ngành song tình trạng “khát” nước sạch vẫn chưa được giải quyết, khiến cuộc sống của người dân nơi đây gặp không ít khó khăn.
Hàng trăm hộ dân kêu cứu

Hàng trăm hộ dân kêu cứu

(PNTĐ) - Hàng trăm hộ dân ở hai xã Phú Sơn và Thái Hoà, huyện Ba Vì, Hà Nội rơi vào cảnh sống khó khăn do bị “mắc kẹt” bởi Dự án đầu tư xây dựng công viên nghĩa trang Yên Kỳ mở rộng (giai đoạn 1) chậm tiến độ, chưa chi trả tiền đền bù giải phóng mặt bằng. Hơn 13 năm nay, người dân, cử tri đã nhiều lần “kêu cứu”, chính quyền địa phương cũng đã có kiến nghị. Song cho đến nay, dự án vẫn “giậm chân tại chỗ”.