300 tài liệu, hình ảnh, hiện vật tiêu biểu về Cách mạng Tháng Tám

Chia sẻ

Ngày 18/8, tại Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam khai mạc triển lãm chuyên đề "Cách mạng tháng Tám - Mốc son lịch sử" do Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam phối hợp với Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam tổ chức nhân kỷ niệm 75 năm Cách mạng Tháng Tám (19/8/1945 - 19/8/2020) và Quốc khánh 2/9.

Những hình ảnh lịch sử trong ngày Tổng khởi nghĩa 19/8/1945 được trưng bày tại Triển lãm. Ảnh: VGP/Nhật NamNhững hình ảnh lịch sử trong ngày Tổng khởi nghĩa 19/8/1945 được trưng bày tại Triển lãm. Ảnh: VGP/Nhật Nam

Triển lãm giới thiệu ba phần nội dung với hơn 300 tài liệu, hình ảnh và hiện vật tiêu biểu.

Phần 1 với chủ đề: Mùa thu lịch sử trưng bày những hình ảnh, hiện vật khẳng định vị trí, tầm vóc và giá trị lịch sử to lớn của Cách mạng tháng Tám, sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) trong lịch sử đấu tranh dựng nước, giữ nước của dân tộc ta.

Tiêu biểu như: Bộ sưu tập truyền đơn, báo chí phát hành trước và trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945; bộ sưu tập vũ khí thô sơ của nhân dân sử dụng trong ngày Tổng khởi nghĩa giành chính quyền; bộ sưu tập Sắc lệnh, văn bản của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ban hành trong những năm đầu của chính quyền cách mạng...

Với chủ đề "Sức mạnh niềm tin", phần nội dung thứ 2 của triển lãm phản ánh sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng, sự vận dụng sáng tạo cùng những bài học kinh nghiệm từ thắng lợi của Cách mạng tháng Tám trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Nhiều hiện vật, tài liệu, hình ảnh được chọn lọc trưng bày tại phần này minh chứng cho những thắng lợi của dân tộc ta sau Cách mạng tháng Tám, như: sách "Phát động du kích chiến tranh" do đồng chí Võ Nguyên Giáp, Tổng chỉ huy quân đội quốc gia và dân quân tự vệ biên soạn, xuất bản năm 1947; Guốc chèn pháo, nạng chống xe đạp thồ được quân, dân ta sử dụng phục vụ Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954; bút máy Parker 51 của đồng chí Tạ Quang Bửu, thành viên phái đoàn Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa dùng làm việc và ký các bản Hiệp định tại Hội nghị Geneve từ ngày 1/5 đến 21/7/1954; sổ ghi chép của Trung tướng Hoàng Minh Thảo, Tư lệnh Chiến dịch Tây Nguyên ghi chép diễn biến của Chiến dịch Tây Nguyên tháng 3/1975; Nghị quyết của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa VI ngày 2/7/1976 về tên nước, Quốc kỳ, Quốc huy, Thủ đô và Quốc ca...

Phần 3 "Tiếp bước vinh quang", trưng bày hình ảnh, tài liệu, hiện vật phản ánh những thành tựu to lớn trong hơn 30 năm thực hiện đường lối đổi mới đất nước của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Triển lãm góp phần tuyên truyền, giáo dục cho các tầng lớp nhân dân, cán bộ, chiến sĩ nhận thức đầy đủ và sâu sắc vị trí, tầm vóc vĩ đại và giá trị lịch sử to lớn về thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945, qua đó khơi dậy lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, cổ vũ và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Triển lãm mở cửa đón khách tham quan từ ngày 18/8 đến 30/9. Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam khuyến cáo khách đến tham quan phải tuân thủ nghiêm quy định về phòng, chống dịch COVID-19, ngăn chặn tối đa nguy cơ lây lan dịch trong cộng đồng.

NHẬT NAM/Chinhphu

Theo http://baochinhphu.vn/Van-hoa/300-tai-lieu-hinh-anh-hien-vat-tieu-bieu-ve-Cach-mang-Thang-Tam/404648.vgp

Tin cùng chuyên mục

Sao mai Thu Hằng nhiều lần muốn rơi nước mắt khi  hát tại tri ân Nghĩa trang Đường 9 Quảng Trị

Sao mai Thu Hằng nhiều lần muốn rơi nước mắt khi hát tại tri ân Nghĩa trang Đường 9 Quảng Trị

(PNTĐ) - Nữ nghệ sĩ nói về cảm xúc khi hát tri ân Anh hùng, Liệt sĩ tại Nghĩa trang Đường 9 (Quảng Trị): "Cảm giác đứng giữa nơi đây hát luôn rất đặc biệt, khó diễn tả. Tôi thấy mình không phải hát cho những khán giả đang ngồi dưới khán đài, mà là đang hát cho gần 11.000 anh hùng liệt sĩ đang yên nghỉ tại đây. Rất nhiều khi khóe mắt muốn cay, lồng ngực như nghẹn lại".
Vĩnh biệt họa sĩ tài danh Lê Thiết Cương

Vĩnh biệt họa sĩ tài danh Lê Thiết Cương

(PNTĐ) - Lê Thiết Cương - họa sĩ, nhà giám tuyển và phê bình mỹ thuật gạo cội - qua đời ở tuổi 63 sau thời gian mắc trọng bệnh. Tin từ gia đình cho biết, họa sĩ qua đời vào 18h55 tối 17/7 tại nhà riêng. Tin buồn khiến nhiều người bất ngờ bởi cách đây chưa lâu, họa sĩ còn có buổi giao lưu ra mắt cuốn sách mới của ông mang tên Trò chuyện với hội họa.
Vở kịch nói “Đối mặt” - một tác phẩm sân khấu mang nhiều giá trị nghệ thuật và ý nghĩa chính trị sâu sắc

Vở kịch nói “Đối mặt” - một tác phẩm sân khấu mang nhiều giá trị nghệ thuật và ý nghĩa chính trị sâu sắc

(PNTĐ) - Trong không khí hào hùng của tháng Tám lịch sử - mùa Thu Cách mạng, chào mừng 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân Việt Nam (19/8/1945 - 19/8/2025), 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2025) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2025), Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phối hợp tổ chức chương trình biểu diễn nghệ thuật vở kịch nói “Đối mặt” - một tác phẩm sân khấu mang nhiều giá trị nghệ thuật và ý nghĩa chính trị sâu sắc.
Sức hút từ những gameshow “sao về quê”

Sức hút từ những gameshow “sao về quê”

(PNTĐ) - Gia đình Haha, Sao nhập ngũ, 2 ngày 1 đêm… loạt gameshow đưa nghệ sĩ về trải nghiệm đời sống thường nhật ở thôn quê đang trở thành món ăn tinh thần được khán giả đón nhận mạnh mẽ. Không phải mô hình mới nhưng vẫn trở thành xu hướng, vì sao “sao về quê” lại gây nghiện?