Đề nghị hỗ trợ phóng viên, người lao động cơ quan báo chí theo Nghị quyết 37/NQ-CP của Chính phủ

Chia sẻ

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa có công văn số 3102/BTTTT-KHTC gửi Bộ Y tế về một số nội dung liên quan đến việc hỗ trợ đối với phóng viên, lao động của cơ quan báo chí theo Nghị quyết 37/NQ-CP của Chính phủ về một số chế độ đặc thù trong phòng, chống dịch COVID-19.

Quay phim Viết Đức (Truyền hình Thông tấn Vnews) tác nghiệp trong khu vực bị phong tỏa tại Đà Nẵng. Ảnh: Quốc Dũng/TTXVNQuay phim Viết Đức (Truyền hình Thông tấn Vnews) tác nghiệp trong khu vực bị phong tỏa tại Đà Nẵng. Ảnh: Quốc Dũng/TTXVN

Theo đó, việc bổ sung đối tượng, mức chế độ, thời gian thụ hưởng, dự kiến kinh phí chi trả phụ cấp theo nguyên tắc bảo đảm chi trả theo đúng chế độ đặc thù đối với lực lượng nhà báo trực tiếp tác nghiệp tại các vùng, khu vực có dịch COVID-19 có nguy cơ lây nhiễm, ảnh hưởng đến sức khỏe, thể chất và tinh thần.

Đối tượng được hỗ trợ là: nhà báo thuộc Thông tấn xã Việt Nam (tác nghiệp trong và ngoài nước); các Đài Phát thanh, truyền hình và các cơ quan báo, tạp chí in, điện tử khối Trung ương và khối địa phương trực tiếp thực hiện nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền về phòng, chống dịch là người lao động tham gia phòng, chống dịch và được hưởng chế độ phụ cấp đặc thù.

Việc chi trả được thực hiện theo quy định. Mức kinh phí là 130.000 đồng/người/ngày. Dự toán kinh phí cho giai đoạn 1 (gồm 92 ngày, từ ngày 1/3 đến ngày 31/5/2020) là: 21,1 tỷ đồng (dự kiến kinh phí hỗ trợ bình quân một ngày là: 229,5 triệu đồng). Giai đoạn 2, dự toán kinh phí được đề nghị theo mức chi mỗi ngày của giai đoạn 1, tính từ ngày 25/7 đến khi Việt Nam được công bố hết dịch. 

Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị Bộ Y tế căn cứ diễn biến của dịch bệnh, dự kiến thời gian kết thúc dịch và dự toán kinh phí cho giai đoạn này. Cơ quan được giao kinh phí thực hiện việc thanh toán cho các đối tượng được hưởng hỗ trợ phải căn cứ vào hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền. Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị Bộ Y tế xem xét, tổng hợp báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định và hướng dẫn thực hiện.

TTXVN/Báo Tin tức

Theo https://baotintuc.vn/thoi-su/de-nghi-ho-tro-phong-vien-lao-dong-co-quan-bao-chi-theo-nghi-quyet-37nqcp-cua-chinh-phu-20200821134458254.htm

Tin cùng chuyên mục

Tự hào Việt phục: Một hành trình văn hóa xuyên thời gian trên đất nước xứ sương mù

Tự hào Việt phục: Một hành trình văn hóa xuyên thời gian trên đất nước xứ sương mù

(PNTĐ) - Giữa nhịp sống sôi động và hiện đại của thủ đô London, Vương quốc Anh hình ảnh đoàn người Việt Nam trong những bộ Việt phục truyền thống qua các thời kỳ lịch sử – từ áo viên lĩnh, giao lĩnh, áo tấc, nhật bình , ngũ thân, áo dài, áo yếm, cho đến những thiết kế cách tân tinh tế – đã tạo nên một khoảnh khắc thực sự đẹp đẽ và xúc động.
Ngày Dân số thế giới (11/7):  Việt Nam khuyến sinh để ứng phó với già hóa dân số

Ngày Dân số thế giới (11/7): Việt Nam khuyến sinh để ứng phó với già hóa dân số

(PNTĐ) - Tuổi kết hôn tăng, tỷ lệ kết hôn giảm và xu hướng sinh con muộn hay thậm chí ngại sinh con đang là những yếu tố chính khiến Việt Nam có nguy cơ không đạt được mục tiêu duy trì mức sinh thay thế. Đứng trước tốc độ già hóa dân số nhanh và nỗi lo Việt Nam sớm trở thành quốc gia dân số già, những nỗ lực khuyến sinh đã và đang được triển khai.
Báo Phụ nữ Thủ đô trao thiết bị y tế trị giá 100 triệu đồng

Báo Phụ nữ Thủ đô trao thiết bị y tế trị giá 100 triệu đồng

(PNTĐ) - Chiều 24/6, nhân kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, Báo Phụ nữ Thủ đô phối hợp với Hội LHPN huyện Ứng Hòa và nhà tài trợ Công ty cổ phần Thương mại - Dịch vụ Phúc Hoàng An đã tổ chức trao tặng thiết bị y tế trị giá 100 triệu đồng cho Trạm y tế xã Kim Đường (huyện Ứng Hòa, Hà Nội).
Vẻ đẹp của lòng dũng cảm

Vẻ đẹp của lòng dũng cảm

(PNTĐ) - Tại cuộc thi Hoa hậu Thế giới 2025, đại diện Somalia - Zainab Jama đã thu hút sự chú ý đặc biệt không chỉ bởi nhan sắc, học vấn mà còn từ câu chuyện cá nhân đầy ám ảnh về hủ tục cắt âm vật (FGM) - một thực trạng vẫn tồn tại phổ biến tại quê hương cô. Vượt qua nỗi đau thể xác và tinh thần, Zainab trở thành tiếng nói mạnh mẽ đấu tranh vì quyền phụ nữ và nỗ lực xóa bỏ hủ tục tàn nhẫn này.