Tiếp tục triển khai biện pháp phòng, chống dịch trong điều kiện bình thường mới

Chia sẻ

Thông tin trên được đại diện Bộ Y tế nhấn mạnh tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 chiều 24/8.

 Ảnh minh họaẢnh minh họa (Ảnh: VHH)

Đây là việc làm cần thiết để ứng phó nhanh chóng, giảm thiểu lây nhiễm và tử vong trong trường hợp dịch xảy ra. Tuy nhiên, trong trạng thái bình thường mới, người dân vẫn phải thực hiện các biện pháp chống dịch cơ bản nhất tại các khu vực tập trung đông người như quán ăn, nhà hàng, trên các phương tiện công cộng… đồng thời tiếp tục khuyến cáo người dân hạn chế ra khỏi nhà khi không cần thiết và khi ra khỏi nhà phải đeo khẩu trang, thường xuyên sát khuẩn tay. Đặc biệt, khi có bất cứ biểu hiện bất thường phải tới cơ sở y tế gần nhất để theo dõi và kiểm tra.

Bộ Y tế đã giao cho các cơ quan chức năng, xây dựng hướng dẫn riêng về phòng, chống dịch Covid-19 trong trạng thái bình thường mới. Sẽ có những biện pháp cơ áp dụng chung và trong từng Bộ ban ngành sẽ có hướng dẫn phòng, chống dịch cụ thể, theo đó cũng cần kiểm tra, giám sát việc thực hiện đúng và nghiêm túc.

Bộ Y tế đang tổng hợp lại tất cả các hướng dẫn phòng dịch, để xây dựng “Sổ tay” cho tất cả các đơn vị, các địa phương… trong đó, có biện pháp cụ thể phòng, chống dịch trong trường học, trong các cơ sở sản xuất, tại các khu chợ, hàng quán và siêu thị… Bên cạnh đó, là hướng dẫn cách ly tại nhà, tại khách sạn, tại các cơ sở y tế như thế nào.

Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 cho biết, trong giai đoạn này, tình hình dịch tại Đà Nẵng, Quảng Nam và Hải Dương đang được kiểm soát. Trong đó, Quảng Nam trong 5 ngày qua không phát hiện thêm ca mắc mới trong cộng đồng.

 Ban Chỉ đạo đề nghị các địa phương rà soát lại toàn bộ đối tượng, trong đó có nhóm chuyên gia nước ngoài để triển khai tiến hành xét nghiệm, cách ly phòng dịch nghiêm ngặt.

Ban Chỉ đạo cũng đề nghị Bộ Giao thông vận tải và Bộ Công thương đảm bảo các biện pháp phòng chống dịch trên các phương tiện giao thông công cộng; tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, các cửa hàng, chợ, siêu thị… bắt buộc thực hiện việc đeo khẩu trang và yêu cầu thực hiện khai báo y tế, sử dụng phần mềm Bluezone, NCOVI đối với người đi phương tiện công cộng, khi đến các cửa hàng, chợ, siêu thị; yêu cầu đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn với người dân khi ra ngoài.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đảm bảo các biện pháp phòng chống dịch tại các nhà hàng, khách sạn, cơ sở lưu trú, các địa điểm tham quan, du lịch và các sự kiện văn hóa, thể thao tập trung đông người.

Ban Chỉ đạo thống nhất, Bộ Y tế tiếp tục rà soát lại toàn bộ hệ thống máy móc; các dự án nghiên cứu, sản xuất sinh phẩm để chủ động ở mức cao nhất việc xét nghiệm trên tinh thần tiết kiệm nhất. Bộ Y tế cũng lên phương án cho các địa phương cùng phối hợp trong truy vết, lấy mẫu xét nghiệm và chi viện lẫn nhau để tiết kiệm nguồn lực nhưng đồng thời phòng, chống dịch hiệu quả.

Với vấn đề vaccine Covid-19, Ban Chỉ đạo đề nghị Bộ Y tế tiếp tục theo dõi các bước tiến triển trong nghiên cứu và sản xuất vaccine trên thế giới, đồng thời phối hợp với Bộ Khoa học công nghệ thúc đẩy các dự án nghiên cứu vaccine trong nước, để Việt Nam sớm có vaccine an toàn.

Ban Chỉ đạo đặc biệt nhắc lại yêu cầu về quản lý chặt chẽ hoạt động xuất nhập cảnh. Tại cuộc họp, đại diện Bộ Công an báo cáo đã phát hiện có địa phương chưa làm đúng quy trình đăng ký, quản lý và giám sát cách ly với những người nhập cảnh theo dạng chuyên gia và lao động kỹ thuật cao. Theo đó, Bộ Công an sẽ tiếp tục tiến hành điều tra và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật các trường hợp lợi dụng chính sách này để đưa người vào Việt Nam.

THẢO HƯƠNG

Tin cùng chuyên mục

Báo động dịch sốt xuất huyết bùng phát trong mùa mưa

Báo động dịch sốt xuất huyết bùng phát trong mùa mưa

(PNTĐ) - Mùa mưa đến cũng là thời điểm sốt xuất huyết (SXH) bùng phát. Bệnh có thể diễn biến nhanh, nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời. Hiện nay, chúng ta đang bước vào giai đoạn cao điểm của dịch với nguy cơ bùng phát phức tạp.
7 nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

7 nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

(PNTĐ) - Mất ngủ không đơn thuần là thiếu ngủ. Đó là tình trạng không hài lòng về số lượng hoặc chất lượng giấc ngủ, kéo dài ít nhất 3 đêm/tuần trong ít nhất 3 tháng, dù có đủ cơ hội để ngủ, gây ra đau khổ hoặc suy giảm đáng kể trong các hoạt động xã hội, nghề nghiệp, giáo dục, học tập, hành vi hoặc các lĩnh vực quan trọng khác.
Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng nhanh, báo động dịch bệnh mùa hè diễn biến phức tạp

Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng nhanh, báo động dịch bệnh mùa hè diễn biến phức tạp

(PNTĐ) - Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần từ ngày 20/6 đến 27/6, tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố tiếp tục diễn biến phức tạp với nhiều ca mắc mới. Đáng chú ý, dịch sởi ghi nhận mức tăng kỷ lục so với cùng kỳ năm trước, đặt ra thách thức lớn cho công tác phòng chống dịch trong mùa hè.
Bệnh viện Nam Thăng Long triển khai bệnh án điện tử, bước đi quan trọng trong số hóa Y tế

Bệnh viện Nam Thăng Long triển khai bệnh án điện tử, bước đi quan trọng trong số hóa Y tế

(PNTĐ) - Trong bối cảnh ngành y tế Thủ đô đang mạnh mẽ đẩy nhanh tiến trình số hóa và chuyển đổi số, hướng tới mô hình y tế thông minh, Bệnh viện Nam Thăng Long đã đánh dấu một bước tiến quan trọng khi chính thức triển khai bệnh án điện tử (EMR). Đây là bệnh viện công lập thứ 17 của Hà Nội thực hiện chuyển đổi này, khẳng định nỗ lực không ngừng của các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố trong việc hiện đại hóa dịch vụ khám chữa bệnh.