Hội LHPN Hà Nội: Tham mưu đề xuất chính sách góp phần giải quyết các vấn đề thiết thân của phụ nữ

Chia sẻ

Ngày 24/8/2020, Hội LHPN Hà Nội tổ chức hội nghị “Đánh giá việc thực hiện khâu đột phá, chương trình hành động số 06 của Ban chấp hành Trung ương Hội LHPN Việt Nam”

Đồng chí Nguyễn Thị Thanh Hòa –Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam phát biểu tại hội nghịĐồng chí Nguyễn Thị Thanh Hòa –Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam phát biểu tại hội nghị.

Hội nghị nhằm đánh giá, chia sẻ những kinh nghiệm, kết quả đã đạt được đồng thời nêu những khó khăn, hạn chế trong công tác giám sát, phản biện xã hội và tham mưu đề xuất chính sách góp phần giải quyết các vấn đề thiết thân của phụ nữ.

Dự và chủ trì hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Thị Thanh Hòa –Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam; Nguyễn Thanh Cầm – Trưởng ban Chính sách – Luật pháp Hội LHPN Việt Nam; Lê Kim Anh – Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội; Nguyễn Thị Thu Thủy – Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN Hà Nội.

Đổi mới, sáng tạo trong thực hiện khâu đột phá

Phát biểu khai mạc hội nghị, đồng chí Nguyễn Thị Thanh Hòa – Nguyên Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam cho biết:  Thực hiện kế hoạch số 874 KH/ĐCT ngày 8/7/2020 của Trung ương Hội LHPN Việt Nam về khảo sát, đánh giá thực hiện khâu đột phá “Nâng cao hiệu quả thực chất công tác giám sát, phản biện xã hội, tham mưu đề xuất chính sách góp phần giải quyết các vấn đề thiết thân của phụ nữ” được đề ra tại Nghị quyết Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XII, nhiệm kỳ 2017-2022 và Chương trình hành động số 06 của Ban chấp hành Trung ương Hội LHPN Việt Nam. Giám sát, phản biện xã hội đã được các cấp Hội Phụ nữ thực hiện từ nhiều năm nay, tuy không còn là vấn đề mới nhưng là điểm mới trong nhiệm kỳ 2017-2022 là các cấp Hội thực hiện giám sát, phản biện xã hội theo Quyết định số 217, 218 của Bộ Chính trị khóa XI về thực chiện Quy chế giám sát, phản biện xã hội và Quy định tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội.

Theo đó, thực hiện khâu đột phá, Chương trình hành động số 06 của Ban Chấp hành TW Hội, Kế hoạch số 30 của Ban Thường vụ Hội LHPN Hà Nội, công tác giám sát được triển khai trong các cấp Hội của Thành phố nghiêm túc, trách nhiệm, hiệu quả thực chất, bám sát chỉ đạo định hướng của TW, TP và thực tiễn của địa phương trong lựa chọn nội dung, hình thức giám sát cho từng năm, chú trọng việc kiến nghị, đề xuất và theo dõi kết quả giải quyết kiến nghị, đề xuất của các cơ quan chức năng. Từ đó nhiều kiến nghị của Hội đã được các cơ quan chức năng tiếp thu, giải quyết bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của hội viên, phụ nữ. Từ năm 2017 – nay, đã chủ trì, thành lập 22 đoàn giám sát, giám sát qua báo cáo 120 văn bản. Nội dung tập trung giám sát việc UBND cấp huyện thực hiện quyền và trách nhiệm quản lý nhà nước về: sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng thực phẩm an toàn, thực hiện an toàn thực phẩm tại các chợ, cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố, dịch vụ ăn uống... Hội đã tiếp nhận ý kiến và hướng dẫn 28 lượt công dân, nhận được 167 đơn, đã chỉ đạo, hướng dẫn Hội LHPN địa bàn nơi phát sinh mâu thuẫn phối hợp với chính quyền địa phương giải quyết kịp thời các vụ việc. Năm 2018, Hội LHPN Hà Nội có 2 cuộc gặp gỡ trao đổi, đối thoại giữa Bí thư  thư thành ủy với các tầng lớp phụ nữ Thủ đô (04/3/2018 và Ngày 10/11/2018). Tại hội nghị gặp mặt, làm việc với Bí thư Thành ủy Hà Nội 3/2018, Ban Chấp hành Hội LHPN Hà Nội đã có 9 đề xuất, kiến nghị được lãnh đạo Thành ủy, HĐND, UBND thành phố chỉ đạo các sở, ban, ngành Thành phố giải quyết. Đồng thời, đồng chí Bí thư Thành ủy đã đồng ý chủ trương sẽ tiến hành gặp gỡ, tiếp xúc, đối thoại với đại diện cán bộ Hội và các tầng lớp phụ nữ Thủ đô hằng năm vào tháng 10. Ngày 10/11/2018, đồng chí Bí thư Thành ủy đã gặp gỡ, đối thoại với đại diện các tầng lớp phụ nữ Thủ đô. Tại hội nghị, Hội LHPN Hà Nội đã báo cáo kết quả hoạt động phong trào phụ nữ Thủ đô năm 2018, trong đó nêu 5 kiến nghị chung và 20 ý kiến của đại biểu phát biểu trực tiếp tại hội nghị tập trung vào các nhóm vấn đề: về công  tác tổ chức bộ máy, cán bộ; quy hoạch, quản lý đô thị; lĩnh vực nước sạch, vệ sinh môi trường, xử lý rác thải; xây dựng nông thôn; quản lý chợ truyền thống; chính sách nữ doanh nghiệp vừa và nhỏ… Các ý kiến của đại biểu nêu tại Hội nghị đã được Sở, ban, ngành Thành phố trao đổi, trả lời. Sau buổi đối thoại, Bí thư Thành ủy có văn bản kết luận chỉ đạo các Sở, ngành Thành phố cần quan tâm, có giải pháp thực hiện, giải quyết hữu hiệu những vấn đề đại diện phụ nữ Thủ đô và nhân dân quan tâm, đề đạt. Ngoài ra, Thành Hội tổ chức 05 cuộc đối thoại giữa cán bộ, hội viên phụ nữ và người đứng đầu cấp ủy, chính quyền cấp quận (Long Biên, Hoàng Mai, Hoàn Kiếm) các chuyên đề về việc thực hiện văn minh đô thị- vệ sinh môi trường thực hiện chính sách an sinh xã hội đối với lao động nữ nhập cư, chính sách liên quan đến BHYT, BHXH, chính sách học nghề, giới thiệu việc làm…

Các đại biểu tham dự hội nghịCác đại biểu tham dự hội nghị.

Nghiên cứu luật hóa hoạt động giám sát, phản biện xã hội

Trong thời gian qua, bên cạnh những thuận lợi là các văn bản chỉ đạo triển khai của cấp ủy, chính quyền địa phương đầy đủ, kịp thời làm cơ sở cho Hội LHPN các cấp và các tổ chức chính trị- xã hội thực hiện nhưng tại hội nghị đại diện lãnh đạo Hội LHPN Hà Nội, lãnh đạo Hội LHPN các quận, huyện: Thanh Xuân, Đống Đa, Hà Đông, Đan Phượng, Phú Xuyên... cũng đã thẳng thắn nêu ra những khó khăn, hạn chế trong công tác giám sát, phản biện xã hội. Cụ thể, trong công tác giám sát, các cấp Hội mới chủ yếu thực thực hiện giám sát chuyên đề, chưa triển khai giám sát các vụ việc liên quan đến phụ nữ, trẻ em trong quá trình tố tụng, còn lúng túng trong việc thực hiện giám sát đối với tổ chức Đảng, đặc biệt đối với cán bộ, đảng viên, người đứng đầu; một số cơ sở Hội còn có tư tưởng ngại va chạm, chưa chủ động trong giám sát; Cán bộ Hội kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ nên đôi lúc chưa kịp thời bám sát các vụ việc để tiếp thu giải quyết kiến nghị sau giám sát, phản biện xã hội; việc bố trí kinh phí và các điều kiện đảm bảo giám sát, phản biện xã hội còn khó khăn…

Trong công tác phản biện xã hội: Chủ yếu mới dừng lại ở việc tham gia góp ý vào các dự thảo chính sách, luật pháp khi các cơ quan liên quan đề nghị. Hội LHPN cấp huyện và cơ sở chưa nghiên cứu phản biện nhiều đối với những vấn đề hội viên, phụ nữ quan tâm, mới chỉ tập trung nắm và phản ánh tình hình với cấp trên.Trong công tác đề xuất chính sách: Trong giai đoạn này chưa có các chính sách cụ thể của địa phương được nghiên cứu đề xuất, chủ yếu các đề án đã có sự định hướng của cấp Trung ương. Các kiến nghị, đề xuất còn mang tính nhỏ lẻ, sự vụ...

Đồng chí Lê Kim Anh - Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội phát biểu tại hội nghịĐồng chí Lê Kim Anh - Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội phát biểu tại hội nghị

Phát biểu kết luận hội nghị đồng chí Nguyễn Thanh Cầm -  Trưởng ban Luật pháp – Chính sách Hội LHPN Việt Nam đã ghi nhận và đánh giá cao kết quả của các cấp Hội LHPN Hà Nội trong thực hiện khâu đột phá với các chủ đề giám sát luôn đảm bảo 2 yếu tố là tính đặc thù của tổ chức giới  và tính thời sự các vấn đề về môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, giám sát việc thực hiện chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch Covid-19…  được các cấp, các ngành và nhân dân ghi nhận. Đồng chí cũng đề nghị trong thời gian tới, các cấp Hội PN sẽ mở rộng việc nghiên cứu phát hiện những vấn đề mới từ thực tiễn cuộc sống liên quan đén phụ nữ, gia đình, trẻ em và bình đẳng giới. Việc lựa chọn nội dung, phương pháp giám sát phù hợp với chức năng nhiệm vụ cảu Hội, thực tiễn của địa phương sẽ đảm bảo cho hoạt động giám sát hiệu quả, thực chất. 

Đồng chí Nguyễn Thanh Cầm - Trưởng ban Chính sách – Luật pháp Hội LHPN Việt Nam phát biểu tại hội nghịĐồng chí Nguyễn Thanh Cầm - Trưởng ban Chính sách – Luật pháp Hội LHPN Việt Nam phát biểu tại hội nghị.

Đồng chí Lê Kim Anh – Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội thay mặt các đại biểu tham gia hội nghị cũng đề xuất, kiến nghị các giải pháp trong thời gian tới, tiếp tục thực hiện sớm việc chỉ đạo, định hướng các nội dung giám sát, phản biện xã hội hàng năm trong hệ thống Hội và xác định nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động Hội góp phần khẳng định vai trò, vị thế của Hội là cơ quan đại diện chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của các tầng lớp phụ nữ; Nghiên cứu luật hóa hoạt động giám sát, phản biện xã hội của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội tổ chức thực hiện;Tập huấn chuyên đề, nâng cao trình độ, bản lĩnh cho cán bộ Hội các kiến thức bình đẳng giới, quy trình và kỹ năng thực hiện giám sát, phản biện xã hội hiệu quả, kỹ năng nghiên cứu, phát hiện và giải quyết vấn đề, kỹ năng vận động chính sách, kỹ năng lên tiếng bảo vệ các vụ việc xâm hại phụ nữ, trẻ em; Nghiên cứu đề xuất sửa đổi, điều chỉnh định mức chi cho hoạt động giám sát và phản biện xã hội theo Thông tư 337/2016/TT-BTC ngày 28/12/2016 của Bộ Tài chính đảm bảo hợp lý, phù hợp với từng cấp; Bố trí cán bộ làm công tác giám sát, phản biện xã hội và đề xuất chính sách có chuyên ngành và kinh nghiệm phù hợp…

Đồng chí Nguyễn Thị Bảy - Chủ tịch Hội LHPN huyện Đan Phượng cho biết: Việc lựa chọn nội dung, phương pháp giám sát phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Hội, thực tiễn địa phương sẽ đảm bảo cho hoạt động giám sát hiệu quả, thực chất.Đồng chí Nguyễn Thị Bảy - Chủ tịch Hội LHPN huyện Đan Phượng cho biết: Việc lựa chọn nội dung, phương pháp giám sát phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Hội, thực tiễn địa phương sẽ đảm bảo cho hoạt động giám sát hiệu quả, thực chất. 

THANH THANH

Tin cùng chuyên mục

Biểu dương, tôn vinh 50 phụ nữ cao tuổi tiêu biểu của Thủ đô trong phong trào thi đua yêu nước

Biểu dương, tôn vinh 50 phụ nữ cao tuổi tiêu biểu của Thủ đô trong phong trào thi đua yêu nước

(PNTĐ) - Sáng 8/5/2024, tại Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, Hội LHPN Hà Nội và Ban Đại diện Hội người cao tuổi Thành phố Hà Nội tổ chức chương trình gặp mặt, biểu dương 50 phụ nữ cao tuổi tiêu biểu trong các phong trào thi đua yêu nước thành phố Hà Nội giai đoạn 2019-2024. Đây là chương trình ý nghĩa thiết thực kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 -7/5/2024), 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2024), hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 -10/10/2024).