Mùa Vu Lan: Viết sớ qua zalo, dự đại lễ cầu siêu trực tuyến để phòng dịch Covid-19

Chia sẻ

Đón mùa Vu Lan báo hiếu trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, nhiều chùa và các cơ sở tự viện trong cả nước đã triển khai các khóa lễ, cầu siêu theo hình thức trực tuyến để bảo đảm an toàn phòng dịch trong mùa hiếu hạnh.

Lễ Vu lan đã cận kề nhưng dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp. Đó là lý do Trung ương giáo hội Phật giáo Việt Nam và các chùa vừa triển khai tổ chức lễ Vu Lan vừa ưu tiên thực hiện các biện pháp phòng dịch.

Các chùa vừa triển khai tổ chức lễ Vu Lan vừa ưu tiên thực hiện các biện pháp phòng dịch.. Ảnh minh họa (phattuvietnam.net)Các chùa vừa triển khai tổ chức lễ Vu Lan vừa ưu tiên thực hiện các biện pháp phòng dịch.. Ảnh minh họa (phattuvietnam.net)

Viết sớ qua zalo, email

Mùa lễ Vu Lan hàng năm, tại các chùa thường tổ chức các khóa lễ, đại lễ cầu siêu để hồi hướng công đức, tỏ lòng hiếu hạnh với cha mẹ, tổ tiên, cầu quốc thái dân an. 

Năm nay, do dịch bệnh, nhiều chùa đã thông báo đến các Phật tử và người dân không tổ chức các khóa lễ đặc biệt là Đại lễ cầu siêu trên quy mô lớn, tập trung đông người tham gia trực tiếp như mọi năm. Các hình thức online đang được tổ chức để đáp ứng tâm niệm của Phật tử và người dân trong dịp rằm tháng 7. 

Chị Vũ Lê Nga (phố Trần Quang Diệu, Hà Nội) chia sẻ, chị theo lễ thường xuyên ở chùa Phúc Khánh (Hà Nội). Năm nay, để phòng dịch, nhà chùa đã thực hiện nhận viết sớ qua zalo, email. Mình chỉ cần gửi thông tin như tên tuổi, địa chỉ… để đăng ký mà không cần phải đến trực tiếp. Dù không trực tiếp đến chùa như mọi năm, nhưng vẫn thấy yên lòng trong mùa Vu Lan vì có nhiều hình thức để tham dự các khóa lễ ở chùa.

Thông báo về hình thức tổ chức Đại lễ cầu siêu trong mùa Vu Lan tại chùa Phúc Khánh (Hà Nội). Ảnh: NVCCThông báo về hình thức tổ chức Đại lễ cầu siêu trong mùa Vu Lan tại chùa Phúc Khánh (Hà Nội). Ảnh: NVCC

Đón lễ vu Lan trong mùa dịch, các Phật tử được chùa Ba Vàng (Quảng Ninh) cung cấp đường link để đăng ký tham gia, được gửi link hướng dẫn văn khấn bạch thỉnh các vong linh gia tiên…

Các hình thức đăng ký trực tuyến cũng được nhiều chùa triển khai để đảm bảo hạn chế tập trung đông người trong mùa dịch.

Tăng cường các khóa lễ Vu Lan bằng hình thức trực tuyến

Nghi lễ lớn nhất trong mùa Vu Lan: Đại lễ cầu siêu, cũng được các nhà chùa thông báo thực hiện theo hình thức trực tuyến, trên các trang được thông tin, kênh youtube… của chùa để người dân tại khắp nơi có thể tham gia.

Hình thức trực tuyến đã được Giáo hội Phật giáo Việt Nam đề cập tại Văn bản số 185/HĐTS-VP1 về việc tổ chức khóa lễ Vu Lan - Báo hiếu PL.2564 - DL.2020 trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19.

Theo đó, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam các cấp căn cứ vào thực tế tình hình dịch bệnh tại địa phương mình để có những chỉ đạo các chùa, cơ sở tự viện trong việc tổ chức đại lễ Vu lan báo hiếu PL.2564 – DL.2020. Tăng cường các khóa lễ Vu lan bằng hình thức trực tuyến online, cũng như việc đăng ký cầu siêu cho cửu huyền thất tổ qua các ứng dụng trực tuyến, Phật sự Online (Pso), mạng xã hội Phật giáo Butta… của Giáo hội. Đồng thời vận dụng sáng tạo các hình thức tổ chức vừa đảm bảo an toàn trong phòng, chống dịch bệnh, vừa đáp ứng nhu cầu phục vụ tín ngưỡng tâm linh trong mùa tri ân, báo hiếu.

Hình thức thực hiện khóa lễ online đã từng được thực hiện tại nhiều chùa. Ảnh khóa lễ tụng kinh Online hướng về kỷ niệm ngày Bồ Tát Quán Thế Âm thành Đạo (ngày 8/8/2020) tại chùa Bằng (số 63 phố Bằng Liệt, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội). Ảnh: phattuvietnam.netHình thức thực hiện khóa lễ online đã từng được thực hiện tại nhiều chùa. Ảnh khóa lễ tụng kinh Online hướng về kỷ niệm ngày Bồ Tát Quán Thế Âm thành Đạo (ngày 8/8/2020) tại chùa Bằng (số 63 phố Bằng Liệt, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội). Ảnh: phattuvietnam.net

Theo thượng tọa Thích Đức Thiện, Tổng Thư ký, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam: Lễ Vu Lan là để nhớ công dưỡng dục sinh thành, được thể hiện bằng hành động thiết thực. Người còn cha mẹ hãy dành tình cảm yêu thương chăm sóc, bởi sau này có muốn cũng không được. Ai mà cha mẹ quá vãng chúng ta dành thời gian tưởng niệm và hành động thiết thực như ủng hộ quỹ phòng chống dịch, cưu mang người khó khăn yếu thế. 

Đó là cách hồi hướng công đức cho ông bà tổ tiên. Vì thế, dù có ở đâu ta cũng có thể bày tỏ tấm lòng thành. Không cần lo lắng trực tuyến bớt đi sự trọn vẹn về đạo hiếu, điều quan trọng nhất là ta có thực tâm thành kính hay không.

Ngày lễ Vu Lan (rằm tháng 7 âm lịch) là ngày lễ lớn trong năm để tưởng nhớ công ơn cha mẹ và tổ tiên, nhắc nhở bổn phận làm con phải luôn nhớ đến công ơn sinh dưỡng và làm những việc hiếu nghĩa để thể hiện tình cảm, lòng biết ơn.

Vào tối 1/9 (14/7 Âm lịch), Giáo hội tổ chức Lễ Vu Lan ba miền qua cầu truyền hình trực tuyến, từ ba điểm cầu tại chùa Quán Sứ, chùa Giác Ngộ và Nghĩa trang đồi A1 (tỉnh Điện Biên). Phật tử và bà con khắp các vùng miền, kể cả Việt kiều có thể dõi theo nghi lễ qua cầu truyền hình.

Theophunuvietnam.vn

Tin cùng chuyên mục

Liên tục nợ thuế, Kim Oanh Group có đủ sức làm dự án 15.000 tỷ đồng?

Kim Oanh Group nợ thuế triền miên vẫn được Bình Dương chấp thuận làm dự án 15.000 tỷ đồng

Nhiều công ty nằm trong hệ sinh thái của Kim Oanh Group liên tục nằm trong danh sách nợ thuế, báo lỗ nhưng gần đây vẫn được UBND tỉnh Bình Dương chấp thuận cho làm dự án Đầu tư xây dựng Một Thế Giới – The One World (dự án Hoà Lân) với tổng vốn đầu tư khoảng 15.000 tỷ đồng.
Tập trung gỡ khó cho Hoài Đức sớm hoàn thiện các tiêu chí lên quận

Tập trung gỡ khó cho Hoài Đức sớm hoàn thiện các tiêu chí lên quận

(PNTĐ) - Sáng 19/4, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền - Phó trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng, phát triển 5 huyện thành quận dẫn đầu đoàn công tác của UBND thành phố Hà Nội đã làm việc với huyện Hoài Đức về: Rà soát tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong công tác xây dựng và phát triển huyện Hoài Đức thành quận theo Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ thành phố; đánh giá tính khả thi phát triển huyện thành quận của Hoài Đức đến năm 2025.