Bệnh viện phải an toàn để giảm nguy cơ lây lan Covid-19

Chia sẻ

Mới đây, sự việc nam bệnh nhân (87 tuổi, trú tại Phú Thọ), từng khám bệnh tại bệnh viện E có kết quả dương tính giả với Covid-19 đã khiến nhiều người hoang mang. Câu chuyện một lần nữa nhắc nhở các bệnh viện không được chủ quan, phải siết chặt hơn nữa việc thực hiện quy định phòng, chống dịch bệnh.

Người dân tới khám tại bệnh viện Phổi TƯ phải trải qua các bước sàng lọc, tuân thủ nghiêm quy định phòng, chống dịch Covid-19.Người dân tới khám tại bệnh viện Phổi TƯ phải trải qua các bước sàng lọc, tuân thủ nghiêm quy định phòng, chống dịch Covid-19. (Ảnh: T.H)

Theo thống kê, trên địa bàn Hà Nội hiện đang có 112 bệnh viện (BV), trong đó có 32 BV cấp bộ, ngành Trung ương, 41 BV công lập thành phố và 39 BV ngoài công lập trên địa bàn. Đây là nơi phát hiện sớm, điều trị các ca bệnh, giúp ngăn chặn dịch bệnh và cũng là nơi có nguy cơ lây lan, phát tán dịch bệnh vô cùng lớn. Thực tế cho thấy, BV, bệnh nhân có thể đảm bảo an toàn nếu thực hiện tốt quy định phòng dịch Covid-19 trong khám, chữa bệnh.

Sàng lọc, phòng ngừa dịch bệnh cần thực hiện liên tục

Đơn cử tại BV Phổi Trung ương. Ngày 6/8, BCĐ quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 thông tin về trường hợp bệnh nhân 714 (nam giới, 42 tuổi, trú tại Bắc Từ Liêm, Hà Nội) dương tính với virus SARS-CoV-2. Trước đó, 9h30 phút ngày 4/8, bệnh nhân có qua BV Phổi Trung ương đăng ký khám. Với hoạt động hiệu quả của hàng rào sàng lọc người có nguy cơ mắc bệnh Covid-19 tại đây, chỉ trong 30 phút đã chuyển bệnh nhân sang BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương bằng xe chuyên dụng để bàn giao, đồng thời ngay sau đó vệ sinh khử trùng theo quy định, đảm bảo an toàn cho BV, bệnh nhân.

Chia sẻ về kinh nghiệm phòng, chống dịch trong quá trình khám, chữa bệnh, PGS.TS Nguyễn Viết Nhung - Giám đốc BV Phổi Trung ương cho biết: Ở Việt Nam, dịch Covid-19 bùng phát tại Đà Nẵng được xem như làn sóng thứ 3, phức tạp hơn rất nhiều so với trước kia. Muốn ứng phó, giải pháp hàng đầu trong chống dịch là ngăn chặn. Nếu như ở cấp quốc gia, chúng ta ngăn chặn dịch từ biên giới, thì ở BV, chúng ta ngăn chặn từ khâu sàng lọc, đón tiếp bệnh nhân. Đồng thời, việc này phải thực hiện liên tục, không được lơi lỏng dù chỉ một phút. Nếu tất cả các BV đều chủ động như vậy, sẽ rất an toàn cho bệnh nhân, bác sĩ và cả người dân.

“Đối với BV Phổi TƯ, từ khi Bộ Y tế ban hành quy định về phòng, chống dịch tại bệnh, chúng tôi đã xây dựng và củng cố hệ thống phòng dịch chắc chắn, đảm bảo an toàn. Suốt 99 ngày không có ca lây nhiễm mới trong cộng đồng, BV Phổi TƯ vẫn tuân thủ nghiêm ngặt các bước sàng lọc, phân luồng bệnh nhân như những ngày đầu chống dịch.

Cụ thể, tất cả người tới BV đều phải thực hiện đầy đủ các bước: đeo khẩu trang, đo thân nhiệt, xếp hàng khử khuẩn, vào một khu vực riêng để khai báo y tế, giữ khoảng cách giữa mỗi người 2m. Khi đã thực hiện các biện pháp phòng dịch, mọi người sẽ được dán nhãn xanh nhận diện. Với trường hợp nghi ngờ, BVsẽ chuyển bệnh nhân qua phòng khám cách ly nằm ngay cạnh cổng BV, chụp X-quang bằng hệ thống máy bố trí cơ động ngay tại cổng nếu cần, đảm bảo khu nội trú hoàn toàn an toàn” – PGS.TS Nhung cho biết.

Bệnh viện chủ quan, sẽ rất vất vả cho phòng dịch

Tại cuộc họp BCĐ phòng, chống dịch Covid-19 vừa qua, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Ngô Văn Quý nhấn mạnh: BVchính là nơi có nguy cơ lây nhiễm cao nếu dịch bệnh phát tán, thậm chí dễ lây lan trong cộng đồng. Khi có ca nhiễm trong BV, sẽ có hàng nghìn người liên quan đến các ca bệnh như bài học tại BV Đà Nẵng đã lây lan ra 15 tỉnh, thành trên cả nước, trong đó có Thủ đô Hà Nội.

Đồng tình với quan điểm trên, GS.TS Trần Danh Cường - Giám đốc BV Phụ sản Trung ương cho rằng, nếu các BV chủ quan trong phòng chống dịch thì sẽ rất vất vả trong việc dập dịch. Nhưng nếu thực hiện nghiêm, sàng lọc kỹ bệnh nhân ngay từ khi vào khám bệnh thì số người phải xét nghiệm sẽ giảm đi rất nhiều.

Theo đó, các BV cần thiết kế sơ đồ, tổ chức phân luồng khám chữa bệnh, có biển báo hướng dẫn, tiếp nhận, phân loại bệnh nhân, khám sàng lọc và cách ly các ca nghi ngờ, cũng như có các quy định cụ thể để người khám bệnh, người nhà hiểu biết được cần phải làm gì trong điều kiện phòng, chống dịch hiện nay; có quy định cho các y bác sĩ; quy định nội bộ trong BV.

Thực hiện nghiêm các quy định về giãn cách xã hội trong BV giữa các khoa, phòng và các nhóm nhân viên y tế; tất cả mọi người khi vào các cơ sở y tế, các tòa nhà, các khoa phòng phải đeo khẩu trang và vệ sinh tay. Các khoa lâm sàng phải có buồng cách ly để cách ly tạm thời người bệnh nghi nhiễm trong quá trình điều trị cho tới khi có kết quả xét nghiệm loại trừ.

THẢO HƯƠNG

Tin cùng chuyên mục

Hành trình gian nan tìm con của cặp đôi vợ Việt - chồng “Tây“

Hành trình gian nan tìm con của cặp đôi vợ Việt - chồng “Tây“

(PNTĐ) - Trong bốn năm, chị Xuân (36 tuổi) thực hiện 9 chu kỳ thụ tinh ống nghiệm nhưng đều thất bại, đến chu kỳ thứ 10, chị đã được trọn vẹn ước mơ có con. “Được da kề da với con, nhìn con mỉm cười, mọi đau khổ nhiều năm qua đều trở nên nhỏ bé”, chị Xuân xúc động nói khi ôm con gái chào đời khỏe mạnh trong lòng. Nhưng để có được “kỳ tích” ấy, vợ chồng chị Xuân đã trải qua hành trình “tìm con” vô cùng gian nan và đầy kiên trì, nghị lực.
5 loại rối loạn hoang tưởng nhiều người thường bị

5 loại rối loạn hoang tưởng nhiều người thường bị

(PNTĐ) - Theo ThS.BSNT Nguyễn Thị Hoa - Phòng rối loạn loạn thần và y học tự sát, Viện Sức khoẻ tâm thần (BV Bạch Mai) cho biết, hoang tưởng là tình trạng một người suy nghĩ, phán đoán sai lầm, ko phù hợp với thực tế, do bệnh lý tâm thần gây ra, không thể giải thích, đả thông được.
Kỹ năng sơ cứu tai nạn thường gặp

Kỹ năng sơ cứu tai nạn thường gặp

(PNTĐ) - Theo BS Ngô Đức Hùng - Trung tâm Cấp cứu A9 (BV Bạch Mai), sơ cấp cứu là hành động trợ giúp và chăm sóc ban đầu đối với người bị nạn ngay tại hiện trường; sử dụng phương tiện, dụng cụ có sẵn tại chỗ, khi chưa có sự hỗ trợ của nhân viên y tế; mọi người đều có thể tham gia (được đào tạo – sẵn sàng tham gia).