Ngành thời trang toàn cầu lao đao vì “nhiễm” Covid-19

Chia sẻ

Đại dịch Covid-19 không chỉ là nỗi ám ảnh lớn về sức khoẻ mà còn cả về kinh tế. Trong đó, ngành thời trang, nhất là những hãng thời trang xa xỉ đang “đứng ngồi không yên”.

1.200 cửa hàng thời trang ZARA phải đóng cửa

Công ty sở hữu thương hiệu thời trang Zara, Inditex, vừa tuyên bố từ giờ đến năm 2022 sẽ đóng cửa tới gần một nửa số cửa hàng của hãng này trên toàn thế giới, tương đương với khoảng 1.200 cửa hàng. Sở dĩ có sự cắt giảm rất lớn này là do quyết định cắt giảm chi phí thuê mặt bằng, nhân công đắt đỏ (do các cửa hàng của hãng thường nằm ở những khu “đất vàng”) để tập trung vào kinh doanh mảng thương mại điện tử. Dự kiến, Zara sẽ đầu tư khoảng 1 tỷ đô la vào nền tảng này trong vòng ba năm tới. Không những vậy, hãng thời trang này còn đang “mạnh tay”chi tới hơn 1,7 tỷ đô la để nâng cấp các cửa hàng còn “sống sót” của mình, tích hợp chúng với nền tảng trực tuyến của hãng bằng cách triển khai các giải pháp công nghệ tiên tiến. Trong một tuyên bố của hãng, ông Pablo Isla, CEO, cho biết: “Mục tiêu quan trọng từ nay đến năm 2022 của chúng tôi là phải tăng tốc độ triển khai các kiểu cửa hàng tích hợp. Chúng là thế hệ cửa hàng bán lẻ kiểu mới, trong đó có khả năng cung cấp cho khách hàng các dịch vụ không bị gián đoạn cho dù họ ở đâu, hay sử dụng bất kỳ thiết bị nào và vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày”.

Hãng thời trang Thuỵ Điển phải đóng tới 170 cửa hàng do dịch Covid-19Hãng thời trang Thuỵ Điển phải đóng tới 170 cửa hàng do dịch Covid-19

Trong suốt hơn 15 năm qua, Zara đã có tới gần 7.500 cửa hàng tại 96 quốc gia khác nhau trên khắp thế giới. Cho đến cuối quý 1 năm nay, chỉ còn có 965 cửa hàng của hãng còn trụ vững. Tuy nhiên, trong thời gian giãn cách xã hội, doanh số bán hàng trực tuyến đã tăng lên tới 95%. Đây có lẽ là lý do khiến hãng thời trang Tây Ban Nha quyết định đóng phần lớn các cửa hàng truyền thống để chuyển sang kinh doanh trực tuyến. Các chuyên gia cho biết, dù các cửa hàng có mở cửa trở lại thì đại dịch cũng đã làm ảnh hưởng ít nhiều đến thói quen mua sắm của người tiêu dùng, đồng thời, cũng cảnh báo các nhà bán lẻ nên chuẩn bị cho điều đó.

Victoria’s Secret “Ngậm ngùi” chia tay 250 cửa hàng

Kinh doanh thua lỗ, thương hiệu nội y hàng đầu thế giới đã cho đóng cửa vĩnh viễn hơn 250 cửa hàng tại Mỹ và Canada. Victoria’s Secret hiện đang có tới 1.091 cửa hàng tại Mỹ và Canada, trong đó có 909 cửa hàng Victoria’s Secret và 144 cửa hàng mang thương hiệu Pink tại Hoa Kỳ. L - Brands - công ty mẹ của hãng cho biết họ sẽ đóng cửa 235 cửa hàng Victoria’s Secret ở Hoa Kỳ và 3 cửa hàng Pink. Họ cũng có kế hoạch đóng cửa 13 trong số 38 cửa hàng của mình ở Canada. Ông Stuart Burgdoerfer - Giám đốc điều hành tạm thời của Victoria’s Secret cho hay: “Trong năm nay, chúng tôi dự định sẽ đóng khoảng 250 cửa hàng và có thể sẽ đóng nhiều hơn theo kế hoạch trong năm 2021 - 2022”. Công ty mẹ của Victoria's Secret cũng đã có một thoả thuận với đối tác Sycamore Partners nhằm “vực dậy” hãng thời trang danh tiếng này trong thời Covid. Tuy thỏa thuận này thất bại nhưng đại diện của hãng cho biết họ vẫn sẽ giữ nguyên mục tiêu tách riêng nhãn hiệu Victoria's Secret thành các nhãn hiệu độc lập bao gồm: Victoria's Secret Lingerie, Victoria's Secret Beauty và Pink.

“Cách tất yếu để thích nghi với dịch bệnh”

Đó là phát biểu của Giám đốc điều hành tập đoàn thời trang Thuỵ Điển - H&M, bà Helena Helmersson khi nói đến quyết định đóng 170 cửa hàng của hãng do doanh số bán hàng sụt giảm.Trong báo cáo quý II với các nhà đầu tư, H&M cho biết họ đã tăng kế hoạch đóng cửa lên khoảng 40 cửa hàng sau khi đánh giá tác động của dịch Covid-19. Cho đến cuối tháng 6, có đến 7% số cửa hàng của H&M, tương đương với 350 cửa hàng vẫn phải đóng cửa do hậu quả của đại dịch. Tuy nhiên, họ đang lên kế hoạch mở 130 cửa hàng mới ở những nơi khác trong năm nay. “Nhằm đáp ứng những thay đổi nhanh chóng trong hành vi mua sắm của khách hàng do Covid-19 gây ra, chúng tôi đang tăng tốc phát triển kỹ thuật số, tối ưu hóa danh mục cửa hàng và tích hợp nhiều hơn nữa các kênh mua sắm khác nhau. Chúng tôi muốn tiếp tục dẫn đầu lĩnh vực bán lẻ thời trang hướng tới một tương lai bền vững hơn”, bà Helmersson cho biết thêm.

Cùng với H&M, hàng loạt các hãng thời trang “hàng hiệu” khác cũng đã phải đóng cửa hoặc chuyển hình thức kinh doanh sang trực tuyến nhằm đảm bảo thích nghi, cũng như an toàn trước sự lây lan nhanh chóng của corona virus. Gucci tuyên bố sẽ đóng cửa tất cả các cửa hiệu ở Bắc Mỹ. Kering, chủ sở hữu của hãng thời trang Ý cho biết các thương hiệu khác của họ bao gồm Bottega Veneta, Saint Laurent, Alexander McQueen, Balenciaga và Brioni cũng sẽ bị đóng cửa trong thời gian hai tuần tại Hoa Kỳ và Canada. Nike thì công bố mức lỗ khủng lên tới 790 triệu USD, doanh số bán hàng giảm mạnh, riêng doanh thu tại khu vực Bắc Mỹ - thị trường lớn nhất của hãng giày thể thao cao cấp đã sụt giảm tới 46%. Tập đoàn đã cho đóng cửa tới 90% số cửa hàng do những tác động từ dịch bệnh và suy giảm doanh thu.

ĐỖ HỮU

Tin cùng chuyên mục

Muộn màng

Muộn màng

(PNTĐ) - Thay đồ xong, nhìn vào gương, khuôn mặt vui tươi, chị khẽ mỉm cười thì chuông cửa vang lên. Vừa mở cổng ra chị sững sờ bởi trước mặt chị là người chồng đã ly thân gần một năm nay kể từ ngày anh xách va ly đi theo cái mà anh gọi là tiếng gọi tình yêu.
Các cấp Hội Phụ nữ Hà Nội: Tập trung thực hiện đánh giá Sơ kết giữa nhiệm kỳ

Các cấp Hội Phụ nữ Hà Nội: Tập trung thực hiện đánh giá Sơ kết giữa nhiệm kỳ

(PNTĐ) - Phát huy tinh thần chủ động, đổi mới, sáng tạo, hướng tới các hoạt động cơ sở, trong quý II/2024, các cấp Hội Phụ nữ tiếp tục triển khai sâu rộng các phong trào thi đua, cuộc vận động; tích cực hưởng ứng đợt thi đua đặc biệt kỷ niệm 70 năm ngày giải phóng Thủ đô, 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ và tập trung tổ chức, hoàn thành tốt việc thực hiện đánh giá Sơ kết giữa nhiệm kỳ Đại hội Đại biểu Phụ nữ các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026.