Năm học 2020 – 2021: Triển khai 9 nhóm nhiệm vụ

Chia sẻ

(PNTĐ) - Năm học 2020 - 2021, ngành Giáo dục sẽ tập trung thực hiện 9 nhóm nhiệm vụ chủ yếu và 5 nhóm giải pháp cơ bản. Đây là nội dung trong Chỉ thị số 666/CT-BGDĐT về nhiệm vụ và giải pháp năm học 2020 - 2021 của ngành Giáo dục vừa được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ ký ban hành.

Theo đó, năm học 2020 - 2021, ngành Giáo dục tập trung thực hiện các nghị quyết, kết luận của Ðảng, Quốc hội, các văn bản chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về giáo dục và đào tạo; căn cứ vào tình hình thực tiễn của các địa phương, của ngành, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) chỉ thị toàn ngành tập trung thực hiện 9 nhóm nhiệm vụ chủ yếu và 5 giải pháp cơ bản.

Ngành Giáo dục và đào tạoNgành Giáo dục và đào tạo tập trung rà soát, quy hoạch, phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục và đào tạo trong cả nước.

Cụ thể, 9 nhóm nhiệm vụ chủ yếu bao gồm:

Thứ nhất, rà soát, quy hoạch, phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục và đào tạo trong cả nước.

Thứ hai, nâng cao chất lượng, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp;

Thứ ba, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông; đổi mới quản lý và nâng cao hiệu quả của giáo dục thường xuyên, giáo dục dân tộc; tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, bảo đảm an toàn trường học; công tác giáo dục thể chất cho học sinh, sinh viên.

Thứ tư, nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh ở các cấp học và trình độ đào tạo.

Thứ năm, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy, học và quản lý giáo dục, thực hiện chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo.

Thứ sáu, đẩy mạnh phân cấp và thực hiện tự chủ đối với các cơ sở giáo dục.

Thứ bảy, hội nhập quốc tế trong GD&ĐT.

Thứ tám, tăng cường cơ sở vật chất, bảo đảm chất lượng các hoạt động GD&ĐT.

Thứ chín, phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.

5 nhóm giải pháp cơ bản bao gồm: Tiếp tục hoàn thiện thể chế, đẩy mạnh cải cách hành chính về GD&ĐT; nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý của cán bộ quản lý giáo dục, đổi mới công tác quản lý, đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát, ngăn chặn, xử lý nghiêm những tiêu cực trong hoạt động GD&ĐT; tăng cường các nguồn lực đầu tư cho GD&ĐT; tăng cường công tác khảo thí, đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục; đẩy mạnh công tác truyền thông về GD&ĐT.

Để triển khai Chỉ thị hiểu quả, Bộ GD&ĐT yêu cầu thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ GD&ĐT căn cứ các nhiệm vụ, giải pháp để xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể của đơn vị; tổ chức hướng dẫn, đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch năm học, đề xuất các giải pháp chỉ đạo, kịp thời giải quyết những vấn đề vướng mắc nảy sinh trong quá trình thực hiện.

Giám đốc các Sở GD&ĐT tham mưu với UBND tỉnh/thành phố ban hành văn bản chỉ đạo về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu năm học 2020-2021 ở địa phương và tổ chức triển khai kế hoạch, trong đó lưu ý các giải pháp bảo đảm chất lượng giáo dục trong bối cảnh dịch Covid-19 có thể còn diễn biến phức tạp.

Đồng thời chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các cơ sở giáo dục trên địa bàn thực hiện tốt nhiệm vụ năm học 2020 - 2021; báo cáo Bộ GD&ĐT kết quả sơ kết, tổng kết tình hình thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học.

Riêng đối với những địa phương phải thực hiện giãn cách, cách ly xã hội để phòng, chống dịch Covid-19 sẽ tổ chức việc dạy và học trực tuyến qua Internet và trên truyền hình với phương châm “tạm dừng đến trường, không dừng học” nhằm thực hiện mục tiêu kép, vừa chống dịch hiệu quả, vừa đảm bảo kế hoạch năm học.

Giám đốc đại học, học viện, hiệu trưởng các trường đại học, cao đằng sư phạm, trung cấp sư phạm chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ, giải pháp năm học 2020-2021; thực hiện các giải pháp đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Cán bộ, công chức, viên chức, nhà giáo, nhân viên toàn ngành Giáo dục thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này.

VÂN NGA

Tin cùng chuyên mục

Đồng hành cùng con “vượt vũ môn”

Đồng hành cùng con “vượt vũ môn”

(PNTĐ) - “Việc học thi là việc của con, việc của cha mẹ là hỗ trợ con làm tốt việc học của mình. Cha mẹ cần ý thức rõ vai trò hỗ trợ của mình mà không phải sống thay, quyết định thay cho con” – chuyên gia tâm lý Trần Thị Mạnh Linh cho biết.
 Quảng Bình: 350 học sinh, giáo viên và cha, mẹ tham gia Camp truyền thông CLB Teenyeeu 24h về giới và pháp luật

Quảng Bình: 350 học sinh, giáo viên và cha, mẹ tham gia Camp truyền thông CLB Teenyeeu 24h về giới và pháp luật

(PNTĐ) - Chương trình Camp truyền thông Teenyeeu nhằm giới thiệu hoạt động Dự án Mô hình CLB Teenyeeu 24h là hoạt động thuộc Dự án “Mô hình CLB Teenyeeu 24h thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em trong xây dựng quy tắc ứng xử tại tổ chức giáo dục dưới góc nhìn giới và nâng cao năng lực truyền thông, góp ý xây dựng pháp luật về giới và tình dục” triển khai tại 3 địa phương là Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Quảng Bình từ tháng 6/2023 đến tháng 5/2024.
Tuyệt đối không thu các khoản ngoài quy định

Tuyệt đối không thu các khoản ngoài quy định

(PNTĐ) - Năm học 2024 - 2025, học sinh đầu cấp tại Hà Nội tăng khoảng 70.000 (chưa tính học sinh cấp mầm non) so với năm học 2023-2024. Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Hà Nội yêu cầu các đơn vị, trường học tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, tuyển sinh bằng hình thức trực tuyến để tránh quá tải. Đặc biệt, các trường tuyệt đối không được vận động, quyên góp, thu các khoản ngoài quy định khi tuyển sinh.
Phát động Cuộc thi viết “Sức khỏe học đường - Vì chất lượng nguồn nhân lực đất nước“

Phát động Cuộc thi viết “Sức khỏe học đường - Vì chất lượng nguồn nhân lực đất nước“

(PNTĐ) - Sáng 16/4, Tạp chí Công dân và Khuyến học tổ chức lễ ra mắt chuỗi tọa đàm và phát động cuộc thi viết "Sức khỏe học đường - Vì chất lượng nguồn nhân lực đất nước". Chuỗi tọa đàm và Cuộc thi viết là diễn đàn kết nối các chuyên gia, nhà báo, nhà giáo, phụ huynh, học sinh, sinh viên…