Lễ Vu Lan nhanh, gọn, an toàn tại các chùa Hà Nội

Chia sẻ

Do ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh covid-19 diễn biến phức tạp lễ Vu Lan năm 2020 được tổ chức với tiêu chí nhanh, gọn, an toàn kết hợp thực hiện tốt các biện pháp phòng dịch.

Đối với phật tử, Vu Lan là ngày lễ báo ân: cha mẹ, thầy tổ, quốc gia, chúng sinh. Do đó các hoạt động lên chùa tụng kinh, phóng sinh và làm điều thiện được xem là hoạt động thiết yếu trong những ngày tháng 7 âm lịch. Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp vì vậy Giáo hội Phật giáo Việt Nam đề nghị phật tử hạn chế đến chùa, nhằm bảo đảm an toàn cho bản thân, gia đình vad cộng đồng. 

Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư kí hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho biết: “Trước tình hình dịch Covid-19 đang diễn ra phức tạp ở nhiều địa phương, Giáo hội đã đề nghị ban Trị sự các tỉnh, thành phố và tăng ni các chùa tiếp tục phát huy tinh thần chống dịch nghiêm túc và hiệu quả. Đồng thời các chùa, cơ sở tự viện vận dụng sáng tạo các hình thức tổ chức vừa đảm bảo an toàn chống dịch vừa đáp ứng nhu cầu phục vụ tín ngưỡng tâm linh cho nhân dân trong mùa tri ân, báo hiếu”.

Theo quan sát, tại các cơ sở thờ tự Phật giáo tại Hà Nội vẫn tổ chức Lễ Vu Lan nhưng đều rất nhanh, gọn, kết hợp các biện pháp an toàn như đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn kỹ. Những ngày sát rằm tháng Bảy, số người đổ về lễ bái khá đông, nhiều chùa đã tổ chức các biện pháp phòng dịch bằng cách trang bị khẩu trang miễn phí, nước rửa tay khô và bắt buộc người dân đeo khẩu trang khi hành lễ. 

Người dận được yêu cầu sát khuẩn tay và nhận khẩu trang miễn phí trước khi vào lễ tại chùa Vạn NiênNgười dận được yêu cầu sát khuẩn tay và nhận khẩu trang miễn phí trước khi vào lễ tại chùa Vạn Niên.

Tại chùa Tảo Sách, các sự kiện lễ Vu Lan do chùa tổ chức trong tháng 7 âm lịch vẫn được diễn ra. Tại lễ diễn ra các nghi lễ tuyên sớ cầu siêu, cúng thị thực cô hồn, phổ độ gia tiên... Do đại đức Thích Quảng Thịnh chủ trì. Các Phật tử đến dự lễ cũng được yêu cầu đảm bảo các biện pháp phòng chống dịch kỹ lưỡng. Buổi lễ diễn ra nhanh, gọn, an toàn. 

Không khí thanh tịnh tại buổi lễ Vu Lan tại chùa Tảo SáchKhông khí thanh tịnh tại buổi lễ Vu Lan tại chùa Tảo Sách.

Điều ghi nhận là do các yêu cầu từ Gíao hội Phật giáo Việt Nam nên nhiều Chùa lớn người đi lễ đã gỉam hẳn, không khí tại các chùa phần lớn là yên tĩnh, bình an. 

Một người dân hành lễ tại chùa Trấn QuốcMột người dân hành lễ tại chùa Trấn Quốc.

Tuy nhiên, trong dịp thứ bảy, chủ nhật vừa qua hay ngày 2/9 đúng ngày Rằm tháng Bảy, người đi lễ đổ về các chùa đông đảo hơn. Chị Lương Thanh Uyên (Tây Hồ) chia sẻ: “Hôm nay, tôi đến thắp hương cho bố tôi đã mất và cầu phúc cho vong linh siêu thoát. Tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp nhưng tôi thấy chùa khá đông phật tử đến hành lễ”.

Người đi lễ vẫn khá đông và không đảm bảo giãn cách xã hộiNgười đi lễ vẫn khá đông và không đảm bảo giãn cách xã hội.

Tại một số buổi lễ, các Phật tử cũng không ngồi theo yêu cầu giãn cách an toànTại một số buổi lễ, các Phật tử cũng không ngồi theo yêu cầu giãn cách an toàn.

Tết Vu Lan là thời điểm để mọi người nhìn lại có những hành động báo hiếu đối với cha mẹ, ông bà tổ tiên. Đây là truyền thống tín ngưỡng quý báu của dân tộc cần giữ gìn và phát huy. Giáo hội Phật giáo Việt Nam kêu gọi tăng ni, phật tử thể hiện tinh thần tri ân, báo hiếu trong mùa Vu lan năm nay an toàn, hiệu quả, tích cực phòng chống dịch bệnh Covid-19. Cùng với đó tăng ni, phật tử, người dân tiếp tục ủng hộ quỹ phòng, chống dịch Covid-19, cứu trợ các hoàn cảnh khó khăn, các đối tượng yếu thế trong xã hội bị ảnh hưởng do dịch bệnh. Đó cũng mới là tinh thần báo hiếu tốt đẹp mà mỗi người dân cần thực hiện.

Bài và ảnh: MINH DUYÊN 

Tin cùng chuyên mục

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

(PNTĐ) - Ngày 10/7/2025, Nhà Triển lãm Việt Nam vinh dự đón Bà Louise Mushikiwabo, Tổng Thư ký Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF) đến thăm nhân chuyến công tác đến EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản. Hình ảnh bà Tổng Thư ký trải nghiệm các nhạc cụ truyền thống của Việt Nam và chơi một bản nhạc ngẫu hứng trên sân khấu Nhà triển lãm gây ấn tượng với quan khách.
Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

(PNTĐ) - Sáng 10/7 tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Hội thảo là diễn đàn học thuật quan trọng, quy tụ đông đảo các nhà nghiên cứu, nhà lý luận, văn nghệ sĩ, các nhà quản lý văn hóa nghệ thuật trên cả nước, cùng trao đổi, hiến kế, góp phần xác lập những định hướng chiến lược cho sự phát triển của văn học, nghệ thuật Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.
Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

(PNTĐ) - Sáng 10/7/2025, Báo Việt Nam News and Law, Thông Tấn Xã Việt Nam, phối hợp với Cục Thông tin cơ sở và Thông tin đối ngoại (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), tổ chức tọa đàm “Định vị Việt Nam – Truyền thông quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới”, nhằm lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo Chiến lược truyền thông quảng bá hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài.
“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

(PNTĐ) - Trong không gian địa - chính trị - văn hóa rộng lớn của Việt Nam, vùng sông Đà từ lâu đã tồn tại như một cột mốc vừa mờ ảo vừa quyết liệt. Đó là miền Thượng hiểm trở, nơi dòng sông cuộn trào vượt qua ba thung lũng Lai Châu, cắt dọc lãnh thổ phía Tây Bắc, mang theo bao lớp trầm tích địa chất lẫn ký ức con người.