Thành công nhờ tiếp nối con đường của bố mẹ

Chia sẻ

Trong không khí cả nước kỷ niệm 75 năm ngày Cách mạng Tháng Tám, Quốc khánh 2/9, nhiều câu chuyện bồi hồi, xúc động cũng được nhắc lại. Với Tiến sỹ Dương Thị Thanh Mai, bà nhớ về gia đình mình với truyền thống cách mạng, với những cống hiến trọn đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.

TS Dương Thị Thanh MaiTS Dương Thị Thanh Mai

Bà Dương Thị Thanh Mai là con gái út của cụ Dương Đức Hiền. Là một trong 5 thành viên của Ban Thường trực Ủy ban Giải phóng dân tộc Việt Nam, cụ Hiền được cử làm Bộ trưởng Bộ Thanh niên trong Chính phủ Lâm thời. Cụ cùng các Bộ trưởng ký tên vào bản Tuyên ngôn Độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo và có mặt trên lễ đài Quảng trường Ba Đình ngày 2/9/1945, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trước đó, với tinh thần yêu nước, cụ Dương Đức Hiền là Tổng thư ký - thành viên sáng lập Đảng Dân chủ Việt Nam (thuộc Mặt trận Việt Minh), Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Đông Dương.

Vợ chồng cụ Dương Đức Hiền đã nuôi dạy hai người con trưởng thành, có nhiều đóng góp cho xã hội: Con trai cả PGS.TS Dương Đức Hồng - nguyên Trưởng phòng Đào tạo Đại học Bách khoa Hà Nội và con gái út Tiến sĩ Dương Thị Thanh Mai, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Pháp lý (Bộ Tư pháp).

TS Mai được đưa ra nước ngoài học tập và đã tốt nghiệp khoa Vật lý, trường Đại học KGU - Liên Xô. Về nước, bà trở thành cán bộ nghiên cứu Tổng cục Kỹ thuật (Bộ Quốc phòng). Thế rồi, một bước ngoặt đối với cuộc đời, để sau này đất nước có một nữ chuyên gia về bình đẳng giới.

Khi tổ chức quyết định cử bà đi học Luật, bà thắc mắc với giám đốc, tại sao lại cử đi học pháp lý trong khi mình không có khái niệm nào về pháp lý. Giám đốc xí nghiệp giải thích rằng, khi xem lại lý lịch, tổ chức thấy bà sinh trưởng trong gia đình có truyền thống, cụ Dương Đức Hiền, đã tốt nghiệp Cử nhân Luật trường Đại học Đông Dương từ trước năm 1945. Thứ hai, cơ quan nhận thấy tố chất của bà, làm việc rất nguyên tắc nên sẽ hợp với pháp lý.

Bà về hỏi mẹ, cụ Thanh Thủy động viên con gái: “Nếu vì yêu cầu của đơn vị, của công việc, điều động con sang lĩnh vực mới, hơn nữa lại là ngành luật, con nên nhận lời”.

Có thêm tiếng nói của mẹ, bà quyết định chuyển sang ngành pháp lý. Cũng từ đây, như một cơ duyên, bà được gặp lại cha mình qua chuyện kể khi làm việc trực tiếp với những người tiền bối cùng thời với cha.

TS Dương Thị Thanh Mai “ghi điểm” bởi những cống hiến cho thực hiện hoạt động bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ (VSTBPN) ngành Tư pháp nói riêng cũng như của Việt Nam nói chung. Từ những năm 1990 đến nay, bà cùng các thành viên trong Ban VSTBPN ngành Tư pháp nỗ lực giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp kiện toàn tổ chức, tăng cường năng lực và nâng cao hiệu quả hoạt động VSTBPN của Ban VSTBPN ngành Tư pháp.

Trong đó, bà chủ trì Đề tài nghiên cứu về đặc thù nghề nghiệp tư pháp và sự tiến bộ phụ nữ ngành Tư pháp; chủ trì Dự án điều tra cơ bản về tình hình kết hôn của phụ nữ Việt Nam với người nước ngoài; chủ trì Đề tài nghiên cứu về lồng ghép giới trong hoạt động của ngành Tư pháp; Trưởng ban soạn thảo 3 Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Bình đẳng giới...

Đối với hoạt động bình đẳng giới và VSTBPN, bà đã tham gia và là thành viên Đoàn đại diện của Chính phủ đi bảo vệ Báo cáo quốc gia về thực hiện Công ước xóa bỏ mọi sự phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) tại Việt Nam trước Ủy ban CEDAW của Liên Hợp Quốc tại New York (lần 1 vào tháng 7/2001, lần 2 vào tháng 1/2007).

Bà còn là cộng tác viên thường xuyên của Ủy ban quốc gia VSTBPN Việt Nam từ năm 2000, tham gia tư vấn và góp ý, phản biện của Ủy ban đối với dự án Luật Bình đẳng giới (2004-2006); tham gia Nhóm chuyên gia về bình đẳng giới của Ủy ban các vấn đề xã hội (Quốc hội khóa XI, XII và XIII) và của Trung ương Hội LHPN Việt Nam...

Ghi nhận những đóng góp trên, năm 2006 bà đã được Thủ tướng Chính phủ tặng thưởng Bằng khen vì đã có thành tích thực hiện mục tiêu Chiến lược quốc gia VSTBPN Việt Nam. Với những đóng góp cho ngành Tư pháp, và bà được Chủ tịch Nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Hai (năm 2010), Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam vì những cống hiến, tài năng, khả năng sáng tạo trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

QUỲNH ANH

Tin cùng chuyên mục

Ngôi nhà nhỏ, hạnh phúc to

Ngôi nhà nhỏ, hạnh phúc to

(PNTĐ) - Có một căn nhà - đó là ước mơ, kế hoạch mà rất nhiều cặp vợ chồng đã cùng nhau dốc sức để biến thành hiện thực. Hành trình ấy có rất nhiều áp lực, nhiều lo toan và đôi lúc phải từ bỏ cả những niềm đam mê khác; nhưng bên cạnh đó cũng là sự háo hức, niềm vui khi, gia đình nhỏ có một nơi bình yên để trở về.
Bài 1: Làm mẹ khi mới 12 tuổi

Bài 1: Làm mẹ khi mới 12 tuổi

(PNTĐ) - Thời gian qua, công tác phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm, đặc biệt đối với tội phạm về bạo lực, xâm hại trẻ em là một trong những vấn đề được ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, tội phạm xâm hại trẻ em vẫn còn là một vấn nạn gây nhức nhối. Thực trạng này đòi hỏi các nhà chức trách phải phối hợp chặt chẽ với gia đình, nhà trường để có những biện pháp bảo vệ trẻ em hiệu quả hơn.
Người cha không cùng giọt máu

Người cha không cùng giọt máu

(PNTĐ) - Chị lấy chồng năm 22 tuổi rồi làm mẹ của hai cô con gái. Hôn nhân của chị có thể nói là êm đềm, chị được chồng yêu chiều và tự do làm những gì mình thích. Nhìn hai đứa con ngày một lớn, chị thấy càng trân trọng hạnh phúc mình đang có.
Cây hạnh phúc nở hoa

Cây hạnh phúc nở hoa

(PNTĐ) - “Em nấu cơm xong chưa, tối nay anh có hẹn, nhà ăn sớm để anh đi sớm”. Thắng, chồng cô vừa dứt lời thì Thảo bỗng thấy bao nhiêu ấm ức bùng lên.