Tội lỗi không riêng của người mẹ

Chia sẻ

Thời gian gần đây, tình trạng trẻ sơ sinh bị mẹ bỏ rơi gia tăng. Khi vụ việc bị phát hiện, dư luận đều đổ dồn lỗi cho người mẹ. Nhưng thực tế cho thấy, bi kịch trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, tội lỗi không chỉ riêng người mẹ gây ra.

Công an giải cứu cháu bé bỏ rơi tại Gia LâmCông an giải cứu cháu bé bỏ rơi tại Gia Lâm

Những người mẹ tội lỗi

Ngày 18/8/2020, tại huyện Gia Lâm, người dân phát hiện một bé trai sơ sinh không mặc quần áo, trên người còn nguyên dây rốn, bị bỏ rơi ở khe tường hẹp. Người dân và lực lượng chức năng sau đó đã xác định được danh tính người mẹ. Bước đầu cô gái cho biết, vì có thai ngoài ý muốn và sợ ảnh hưởng đến gia đình cũng như việc học nên không làm chủ được hành vi. Do đó, khi sinh con ra đã vứt bỏ con lại.

Trước đó, ngày 8/6/2020, người dân phát hiện một cháu bé bị bỏ rơi dưới hố ga phía sau đền Mẫu (xã Thanh Mỹ, thị xã Sơn Tây) trong tình trạng không có quần áo mặc, 2 mắt, mũi, miệng, cơ thể đang bị dòi bọ bám. Đến chiều ngày 9/6, Công an thị xã Sơn Tây đã xác định người bỏ rơi cháu bé là P.T.T (sinh năm 1989; trú tại Hà Nam; chính là mẹ cháu bé). Tại cơ quan Công an, T khai nhận hành vi bỏ con mới đẻ của mình là do kinh tế khó khăn, không thể nuôi được con và không muốn ai biết sự việc.

Ngày 18/10/2018, nhiều người dân sống tại tòa nhà HH2 ở khu đô thị Linh Đàm phát hiện 1 trẻ sơ sinh còn nguyên dây rốn rơi từ tầng 31 tòa nhà xuống đất tử vong. Người mẹ ném con mới 21 tuổi, khi ấy là sinh viên năm thứ 4 của một trường đại học trên địa bàn Hà Nội, khai rằng, khi vừa sinh ra cháu bé đã tử vong, nên sản phụ này đã ném cháu bé từ cửa sổ nhà vệ sinh tầng 31 xuống đất.

Hành vi bỏ con của những người phụ nữ kia là không thể bênh vực. Họ đáng trách, đáng bị lên án và phải chấp nhận hình phạt nghiêm minh của pháp luật. Nhưng, có phải lỗi lầm này do một mình họ gây ra không, và vì sao họ phải hành xử như thế?

Và người cha đang… vô can?

TS Khuất Thu Hồng, nhà tâm lý học, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển xã hội cho rằng, sự bất bình đẳng giới đang hiện rõ, khi cả xã hội đều chỉ lên án, dồn ánh phẫn nộ cho người phụ nữ, mà quên đi người đàn ông, người cha của đứa trẻ kia, cũng là “tòng phạm”. “Những cuộc vượt cạn ấy không có một lời động viên, không một bàn tay nâng đỡ, không một ánh mắt cảm thông, không một sự trợ giúp y tế tối thiểu... Nhưng tôi hiểu tại sao họ lại hành xử như vậy. Bởi vẫn còn đó tư tưởng, không chồng mà có con đồng nghĩa với người phụ nữ không có tương lai. Cuộc đời còn lại sẽ bị phủ đầy những ánh mắt khinh khi, những lời nói miệt thị và những hành động phũ phàng... chỉ những người cực kỳ can đảm mới có thể ôm con để vượt qua. Tôi tin rằng nếu được cảm thông, được che chở, bao dung, được gia đình bạn bè giang tay bao bọc... họ sẽ có can đảm, sẽ không lựa chọn cách giải quyết tồi tệ đó”, TS Hồng nói.

Chuyên gia xã hội học, PGS.TS Trịnh Hòa Bình bày tỏ: Những hành vi tội lỗi kia ngày càng được phát hiện, nhắc đến với cường độ nhiều hơn, câu chuyện có nhiều sự tàn nhẫn hơn. Sự phẫn nộ của dư luận cũng nhiều hơn, nhưng chủ yếu vẫn là lên án người phụ nữ. Người đàn ông - “đồng tác giả” của tội lỗi tày đình ấy, sao lại được ít được nhắc đến?

Người mẹ bỏ con thì phải bị phê phán, nhưng người bố bỏ con thì sao? Tại sao không ai hỏi những người đàn ông - người yêu, bạn trai, bạn tình của những người con gái đó - rằng, tại sao họ không bảo vệ bạn gái của họ khỏi mang thai ngoài ý muốn? Rằng tại sao lại bỏ rơi người mà mình từng yêu, từng thề hẹn trong lúc các cô ấy cần họ nhất? Trong vô số những lời chửi rủa cô gái này, có bao nhiêu người nhắc đến người bố của đứa trẻ tội nghiệp này? Đã có ai điều tra danh tính của người bố đó hay chưa?

Để tránh hết mức những sự việc đau lòng này, không gì tốt hơn việc tự mỗi người trẻ chủ động trang bị kiến thức về sức khỏe tình dục và cả những kỹ năng sống. Học cách tự quyết định để khi yêu nhau, cả hai cùng nhau ra quyết định và cùng chịu trách nhiệm cho những gì mình đã làm, không được trái với pháp luật. Với người phụ nữ, trong chuyện tình cảm, nên có đối thoại, trao đổi thẳng thắn với người yêu, bạn tình, đừng e ngại, nhường nhịn mà chịu thiệt về bản thân. Những hành vi kia, đáng lên án nhưng từ đó, nó cũng cho những người ngoài cuộc một bài học về tìm hiểu rõ nguyên nhân, những “góc khuất” khiến người trong cuộc phải xử sự như vậy, để bình xét một cách khách quan hơn. Và hơn cả là sự bao dung sẽ có thể giúp các cô gái - nếu trót lỡ lầm lỗi, thì vẫn có thể “hoàn lương” với thiên chức của mình.

MAI CHI

Tin cùng chuyên mục

Giữ cội rễ từ gia đình trong thế giới hội nhập

Giữ cội rễ từ gia đình trong thế giới hội nhập

(PNTĐ) - Trong một thế giới ngày càng phẳng, khi việc học tập, sinh sống và làm việc ở nước ngoài trở nên phổ biến, nhiều bậc phụ huynh người Việt lựa chọn cho con tiếp cận với nền giáo dục phương Tây từ rất sớm. Nhưng giữa làn sóng đó, có những người lại đi ngược dòng. Vợ chồng anh Nguyễn Hồng Trung (gốc Hà Nội) và chị Lương Quân Nhi (người Sài Gòn) là một trong số gia đình chọn đưa con từ Mỹ trở về Việt Nam để con học tập và trưởng thành trong lòng văn hóa quê hương.
Điểm tựa của con

Điểm tựa của con

(PNTĐ) - Hoàng Lê Hằng Nga vừa tốt nghiệp khoa Tâm lý học của Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn. Do đặc thù của ngành học, cô cần phải thực hiện nhiều khảo sát, mỗi khảo sát lại cần nhiều khách thể tham gia. Mối quan hệ bạn bè ít ỏi khó mà đáp ứng được, nên Hằng Nga cần đến sự cứu trợ của bố mẹ nữa. Vì thế, bố mẹ Nga hàng ngày gửi đường link, bảng khảo sát của con gái cho bạn bè, người thân.
Giữ lại những bữa cơm chung

Giữ lại những bữa cơm chung

(PNTĐ) - Tôi sinh năm 1972, thuộc thế hệ 7x – thế hệ giao thời giữa cũ và mới. Chúng tôi lớn lên trong thời kỳ bao cấp còn nhiều thiếu thốn, nhưng cũng chính vì thế mà càng thấm thía giá trị của gia đình. Trong ký ức tuổi thơ tôi, gia đình là nơi ấm áp và đầy nền nếp.
Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

(PNTĐ) - Sau 5 lần giảm cân, Nguyễn Tùng Chi (21 tuổi, quê Hải Dương, hiện là sinh viên đại học năm thứ 3 tại Hà Nội) từ 95kg còn 60kg, trở về thân hình cân đối. Giảm được số cân như vậy không hề dễ dàng và phải cần rất nhiều ý chí. Tùng Chi nói cô rất may mắn vì luôn có mẹ ở bên, động viên mình.