Đốt vàng mã không có lợi cho vong linh

Chia sẻ

Mặc dù từ năm 2018, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã gửi công văn đề nghị các phật tử loại bỏ tục đốt vàng mã tại các cơ sở thờ tự Phật giáo, nhưng có thể thấy tục đốt vàng mã có giảm nhưng không nhiều. Năm nay, theo nhiều hàng bán vàng mã thì lượng người mua còn nhiều hơn các năm trước.

Người dân vẫn tấp nập mua vàng mã làm lễNgười dân vẫn tấp nập mua vàng mã làm lễ

Vàng mã vẫn bán chạy thời Covid

Từ đầu tháng 7 âm lịch, ở các chợ, việc buôn bán vàng mã diễn ra khá tấp nập. Bà Nguyễn Thị Mai, 74 tuổi, tiểu thương chợ Thành Công cho biết, năm nay vàng mã bán tốt hơn hẳn so với năm ngoái. Theo một chủ hàng tại “thủ phủ” vàng mã phố Hàng Mã, việc bán vàng mã mùa Vu Lan năm nay không bị ảnh hưởng quá nhiều vì dịch bệnh, lượng bán ra vẫn khá tốt.

Một cô đồng (giấu tên) cho biết, năm nay do yêu cầu hạn chế đến chùa chiền cúng lễ Vu Lan phòng chống dịch bệnh nên nhiều gia đình lui về tổ chức tại gia rầm rộ hơn, với mong muốn làm lễ hậu cho phần âm thì phần dương sẽ được chiếu cố, qua được năm tai, tháng hạn. Chính vì vậy, từ đầu tháng 7 âm lịch, ngày nào cô cũng có một đàn lễ vàng mã tại gia cúng cho các gia chủ, lượng vàng mã được mua và đốt chỉ có nhiều hơn chứ không ít hơn mọi năm.

Các mặt hàng hàng mã cũng phong phú đến kinh ngạc, phục vụ mọi “khát vọng” cúng lễ. Từ quần áo đủ loại, có cả áo quần nhãn mác “hàng hiệu” đến xe ô tô sang trọng, ngựa, nhà cửa đủ loại từ nhà lầu đến biệt phủ lộng lẫy, điện thoại đời mới iphone “ba mắt” đến tivi thông minh, nồi niêu, bếp từ hiện đại… loại gì cũng có.

Thay vì đốt vàng mã, người dân nên làm từ thiện

Việc đốt vàng mã đã ăn sâu vào tiềm thức của người Việt như một tập tục. Dẫu biết rằng đốt như vậy không chỉ gây ra nhiều ảnh hưởng đối với mọi người xung quanh, ảnh hưởng môi trường, nhất là nguy cơ gây hỏa hoạn. Việc đốt đồ giả nhưng “cháy” tiền thật đã gây ra sự lãng phí tiền của rất lớn. Theo con số thống kê chưa đầy đủ của Bộ VHTT&DL, riêng tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, hàng năm, người dân đốt khoảng trên dưới 50 ngàn tấn vàng mã tương ứng với số tiền phải chi trả rất lớn (trên dưới 400 tỷ đồng).

Đấy là chưa kể đến việc khói, tàn lửa bay ra từ tục đốt vàng mã có thể gây ra những nguy cơ tiềm ẩn vể hỏa hoạn, cháy nổ. Chỉ riêng tại Hà Nội hầu như năm nào cũng có vụ cháy nổ liên quan đến đốt vàng mã, những sự việc gần đây khiến chúng ta chưa quên như cháy chợ Quang (Thanh Trì), quán karaoke 7 tầng ở phố Hào Nam (Hà Nội), cháy hoàn toàn cửa hàng 3 tầng ở Mễ Trì Thượng (Hà Nội)... Tập tục này còn gây ảnh hưởng lớn đến môi trường, tro tàn do đốt vàng mã khi bị vứt xuống các sông, hồ sẽ gây ô nhiễm nguồn nước, tác nghẽn dòng chảy...

Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho rằng, trong kinh điển và lễ nghi của Phật giáo thì không có tháng cô hồn và tục đốt vàng mã. Ở Việt Nam, đây là hoạt động tín ngưỡng tâm linh, người dân tin vào điều đó những mong tổ tiên, cha mẹ ở cõi âm sẽ được sung túc. Nhưng theo Hoà thượng Thích Bảo Nghiêm nhận định, việc đốt vàng mã hoàn toàn không có lợi gì cho vong linh cả.

Hoà thượng Thích Bảo Nghiêm khuyên, thay vì đốt nhiều vàng mã, người dân nên chuyển thành các việc làm mang ý nghĩa thiết thực hơn như: Giúp đỡ những người nghèo khó, giúp đỡ cha mẹ, anh chị em, con cháu sống hòa thuận, yêu thương nhau. Cùng nhau làm những điều thiện thì không chỉ mọi người đều được hưởng lợi, gia đình yên vui mà chính các vong linh cũng sẽ được hưởng phước lành.

ĐỖ HỮU

Tin cùng chuyên mục

Sao mai Thu Hằng nhiều lần muốn rơi nước mắt khi  hát tại tri ân Nghĩa trang Đường 9 Quảng Trị

Sao mai Thu Hằng nhiều lần muốn rơi nước mắt khi hát tại tri ân Nghĩa trang Đường 9 Quảng Trị

(PNTĐ) - Nữ nghệ sĩ nói về cảm xúc khi hát tri ân Anh hùng, Liệt sĩ tại Nghĩa trang Đường 9 (Quảng Trị): "Cảm giác đứng giữa nơi đây hát luôn rất đặc biệt, khó diễn tả. Tôi thấy mình không phải hát cho những khán giả đang ngồi dưới khán đài, mà là đang hát cho gần 11.000 anh hùng liệt sĩ đang yên nghỉ tại đây. Rất nhiều khi khóe mắt muốn cay, lồng ngực như nghẹn lại".
Vĩnh biệt họa sĩ tài danh Lê Thiết Cương

Vĩnh biệt họa sĩ tài danh Lê Thiết Cương

(PNTĐ) - Lê Thiết Cương - họa sĩ, nhà giám tuyển và phê bình mỹ thuật gạo cội - qua đời ở tuổi 63 sau thời gian mắc trọng bệnh. Tin từ gia đình cho biết, họa sĩ qua đời vào 18h55 tối 17/7 tại nhà riêng. Tin buồn khiến nhiều người bất ngờ bởi cách đây chưa lâu, họa sĩ còn có buổi giao lưu ra mắt cuốn sách mới của ông mang tên Trò chuyện với hội họa.
Vở kịch nói “Đối mặt” - một tác phẩm sân khấu mang nhiều giá trị nghệ thuật và ý nghĩa chính trị sâu sắc

Vở kịch nói “Đối mặt” - một tác phẩm sân khấu mang nhiều giá trị nghệ thuật và ý nghĩa chính trị sâu sắc

(PNTĐ) - Trong không khí hào hùng của tháng Tám lịch sử - mùa Thu Cách mạng, chào mừng 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân Việt Nam (19/8/1945 - 19/8/2025), 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2025) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2025), Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phối hợp tổ chức chương trình biểu diễn nghệ thuật vở kịch nói “Đối mặt” - một tác phẩm sân khấu mang nhiều giá trị nghệ thuật và ý nghĩa chính trị sâu sắc.
Sức hút từ những gameshow “sao về quê”

Sức hút từ những gameshow “sao về quê”

(PNTĐ) - Gia đình Haha, Sao nhập ngũ, 2 ngày 1 đêm… loạt gameshow đưa nghệ sĩ về trải nghiệm đời sống thường nhật ở thôn quê đang trở thành món ăn tinh thần được khán giả đón nhận mạnh mẽ. Không phải mô hình mới nhưng vẫn trở thành xu hướng, vì sao “sao về quê” lại gây nghiện?