Phong trào thi đua phải mang bản sắc riêng của tổ chức Hội

Chia sẻ

Tiến tới Đại hội Hội LHPN VIệt Nam nhiệm kỳ XIII, ngày 4/9, tại Hà Nội, đoàn công tác của TƯ Hội LHPN Việt Nam phối hợp với Hội LHPN Hà Nội tổ chức hội nghị tọa đàm nhằm đánh giá kết quả thực hiện và đề xuất các giải pháp đổi mới, nâng cao hiệu quả phong trào thi đua, vận động và thu hút hội viên phụ nữ giai đoạn tới.

Đồng chí Trần Thu Thủy – Chánh Văn phòng Hội LHPN Việt Nam phát biểu tại buổi tọa đàmĐồng chí Trần Thu Thủy – Chánh Văn phòng Hội LHPN Việt Nam phát biểu tại buổi tọa đàm.

Dự và chủ trì hội nghị có các đồng chí: Trần Thu Thủy – Chánh Văn phòng Hội LHPN Việt Nam; đồng chí Lê Kim Anh - Bí thư Đảng Đoàn, Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội.

Cùng dự hội nghị tọa đàm có các đồng chí trong đoàn công tác của Trung ương Hội LHPN Việt Nam, các đồng chí Thường trực, Thường vụ, Trưởng, phó các ban Hội LHPN Hà Nội; Chủ tịch Hội LHPN các quận, huyện: Tây Hồ, Hà Đông, Hoàn Kiếm, Thạch Thất, Sóc Sơn.

Các đại biểu tham gia hội nghị tọa đàmTọa đàm nhằm đề xuất giải pháp đổi mới các phong trào, cuộc vận động thi đua thu hút hơn nữa các hội viên phụ nữ tham gia.

Đáp ứng nhu cầu nguyện vọng của phụ nữ

Tại hội nghị tọa đàm, đồng chí Trần Thu Thủy – Chánh Văn phòng Hội LHPN Việt Nam đã giới thiệu những nội dung tổng quan về đề tài “Nghiên cứu đề xuất nội dung và cách thức thực hiện phong trào thi đua của Hội LHPN Việt Nam nhiệm kỳ XIII”. Theo đó, khi nhóm nghiên cứu đề tài của Trung ương Hội tìm hiểu, xem xét lại toàn bộ các văn bản, báo cáo và rất nhiều nguồn tài liệu quan đến phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” của tổ chức Hội nhận thấy rằng trong cả 3 nhiệm kỳ gần đây, phong trào thi đua do các cấp Hội Phụ nữ phát động tới các tầng lớp phụ nữ có tác động mạnh mẽ, lôi cuốn các tầng lớp phụ nữ tham gia. Hầu hết chị em hội viên phụ nữ đều hiểu và nhớ rõ được 3 nội dung của phong trào thi đua. Đó là, “phụ nữ tích cực học tập”, “lao động sáng tạo”, “xây dựng gia đình hạnh phúc”.

 Ngay từ khi Trung ương Hội phát động phong trào thi đua đến nay, trong quá trình thực hiện phong trào thi đua tên gọi các phong trào thi đua của Hội không thay đổi nhưng từng năm, từng nhiệm kỳ, Hội đã gắn với phong trào thi đua của Nhà nước, MTTQ Việt Nam. Trong công tác chỉ đạo, các cấp Hội Phụ nữ đã cụ thể hóa phong trào thi đua do Trung ương Hội phát động vào các nhiệm vụ công tác Hội, nội dung, chỉ tiêu cụ thể của từng đơn vị, đồng thời cụ thể hóa 3 nội dung của phong trào thi đua vào các Đề án, Cuộc vận động… với nhiều tấm gương tập thể, cá nhân điển hình xuất sắc; nhiều mô hình sáng tạo, hiệu quả đã thực sự đi vào cuộc sống, hướng đến những vấn đề thiết yếu trong đời sống.

Tuy nhiên, trong các cáo đánh giá hàng năm, từng giai đoạn, nhiệm kỳ thì thiếu các thông tin để đánh giá thực chất sự tiếp cận tham gia phong trào thi đua của các đối tượng phụ nữ, mới tập trung vào đánh giá công tác chỉ đạo, các hoạt động hỗ trợ phụ nữ thực hiện các tiêu chí. Trong 3 nội dung của phong trào thi đua, đánh giá nội dung “tích cực học tập”, “lao động sáng tạo” khá mờ nhạt; nội dung “xây dựng gia đình hạnh phúc” được đánh giá nổi bật hơn khi gắn với thực hiện cuộc vận động xây dựng gia đình "5 không, 3 sạch". Chưa có các tiêu chí để đánh giá hiệu quả của phong trào thi đua nên việc thực hiện khen thưởng chuyên đề theo các nội dung phong trào thi đua chưa thường xuyên, đồng đều và khoa học…

Đồng chí Lê Kim Anh - Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội phát biểu tại buổi tọa đàmĐồng chí Lê Kim Anh - Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội phát biểu tại buổi tọa đàm

Bên cạnh đó, cùng với những nhận định nêu trên về một số bất cập trong thực hiện phong trào thi đua trong thời gian qua, thì một trong những lý do để Trung ương Hội LHPN Việt Nam xem xét về việc thay đổi nội dung, tên gọi của phong trào thi đua của Hội, đó là hiện nay các phong trào thi đua đã được Đảng, Nhà nước rất quan tâm. Hiện có nhiều phong trào thi đua yêu nước của Nhà nước, Ủy ban MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị- xã hội. Cụ thể, 4 phong trào thi đua do Thủ tướng Chính phủ phát động “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020”; “Doanh nghiệp Việt Nam hội nhập và phát triển”, “Cả nước chung tay vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau”, “Công chức, viên chức thi đua thực hiện văn hóa công sở”; MTTQ Việt Nam phát động phong trào thi đua “Đoàn kết sáng tạo, nâng cao năng suất chất lượng, hiệu quả, hội nhập quốc tế”, gọi tắt là phong trào “ Đoàn kết sáng tạo”’, cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; cuộc vận động “ Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; Đoàn Thanh niên có các phong trào:  Phong trào thanh niên tình nguyện; tuổi trẻ sáng tạo; Tuổi trẻ xung kích bảo vệ Tổ quốc…

Hơn nữa, hiện nay yêu cầu phong trào thi đua của tổ chức Hội nhiệm kỳ XIII cần có sự gắn kết với các phong trào thi đua yêu nước, không tách rời nhiệm vụ chính trị của đất nước (khát vọng dân tộc, bứt phá, đổi mới, sáng tạo, thực hành dân chủ, hội nhập, chuyển đổi số…); Phong trào thi đua phải mang bản sắc riêng của Hội; phải phù hợp đáp ứng các nhu cầu, nguyện vọng chung, phổ biến của tất cả các tầng lớp phụ nữ và nhu cầu đa dạng, đặc thù của từng nhóm đối tượng phụ nữ.

Tại buổi tọa đàm các đại biểu đã chia thành 4 nhóm trao đổi thảo luận và đề xuất những nội dung, tên gọi phong trào thi đua của Hội trong thời gian tớiTại buổi tọa đàm các đại biểu đã chia thành 4 nhóm trao đổi thảo luận và đề xuất những nội dung, tên gọi phong trào thi đua của Hội trong thời gian tới

Nghiên cứu để phát động cuộc vận động “Tự hào phụ nữ Việt Nam”

Phát biểu tại hội nghị đồng chí Lê Kim Anh - Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội đánh giá cao kết quả thực hiện phong trào thi đua do Trung ương Hội LHPN Việt Nam phát động trong nhiệm kỳ XII. Bám sát Kế hoạch số Kế hoạch số 65/KH-ĐCT ngày 16/5/2017 của Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội LHPN Việt Nam về triển khai thực hiện phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”; 2 cuộc vận động “Rèn luyện phẩm chất “Tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang”, “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” nhiệm kỳ 2017 - 2022. Ban Thường vụ Hội LHPN Hà Nội đã ban hành kế hoạch số 40/KH-BTV ngày 16/7/2017 cụ thể hóa phong trào thi đua của Trung ương phù hợp với tình hình của Hà Nội trên cơ sở kế thừa và phát huy phong trào thi đua của Hà Nội được triển khai xuyên suốt từ năm 1998 cho đến nay với tên gọi phong trào“Phụ nữ Thủ đô tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình văn minh hạnh phúc”; Gắn việc chỉ đạo hướng dẫn triển khai phong trào thi đua với thực hiện các nhiệm vụ công tác Hội, thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị, cuộc vận động của Hội và địa phương như “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp”, phong trào vì môi trường, thực hiện 02 bộ quy tắc ứng xử của thành phố Hà Nội…

Quy mô và chất lượng phong trào thi đua ngày càng đổi mới, phát triển mạnh mẽ, toàn diện; với nhiều mô hình sáng tạo, hiệu quả đã thực sự đi vào cuộc sống. Mô hình làm theo Bác thiết thực, hiệu quả hướng vào việc chăm lo cho phụ nữ trẻ em, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh đã được nhân rộng như : “Nuôi lợn nhựa tiết kiệm”, “Hũ gạo tình thương”, “Tuần lễ vàng tiết kiệm vì phụ nữ và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn”, “Nồi cháo từ thiện”, “Bách hóa  yêu thương”, tặng thẻ bảo hiểm y tế,  sử dụng giấy loại làm túi thay thế túi nilon, sử dụng làn nhựa đi chợ, đổi phế liệu lấy màu xanh... đã khẳng định hiệu quả và sức lôi cuốn đông đảo cán bộ, hội viên phụ nữ tham gia.Mô hình “Chi hội phụ nữ văn minh” trong việc cưới, việc tang thực hiện Chỉ thị số 11 - CT/TU của Thành ủy Hà Nội tiếp tục được nhân rộng và triển khai hiệu quả. Tính đến nay, toàn Thành phố có 3.133 chi hội phụ nữ văn minh, tuyên truyền, vận động 35.209 đám cưới, 27.402 đám tang thực hiện văn minh của gia đình cán bộ hội viên; mô hình CLB nữ lao động di cư, CLB giúp việc gia đình đã được thành lập, duy trì hoạt động nhằm giúp đỡ phụ nữ ngoại tỉnh nắm bắt các thông tin pháp luật, kiến thức bình đẳng giới, chăm sóc sức khỏe, kỹ năng bán hàng, nấu ăn... tham gia sinh hoạt hội tại địa phương hòa nhập với cuộc sống tại địa phương. Mô hình “Sạch đồng ruộng” nhận được sự hưởng ứng tích cực đông đảo của phụ nữ nông thôn góp phần bảo vệ môi trường; Tổ, nhóm liên kết phát triển kinh tế do phụ nữ làm chủ: Hội LHPN Hà Nội chỉ đạo thành lập được 7 mô hình Hợp tác xã do Hội phụ nữ các cấp hỗ trợ thành lập, 12 mô hình Hợp tác xã do nữ tham gia điều hành, quản lý đã phát huy được vai trò tích cực trong phát triển kinh tế, 12 mô hình kinh tế tập thể tổ hợp tác, 30 tổ, nhóm liên kết theo Nghị định 151/NĐ-CP của Chính phủ; Mô hình “Đọc và làm theo Báo Hội”, Phát huy vai trò của báo Hội trong việc tuyên truyền chủ trương, chính sách pháp luật, các hoạt động trọng tâm của Hội; học tập các mô hình hay, cách làm sáng tạo giữa các cấp Hội ...

Tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện phong trào vẫn còn một số hạn chế, tồn tại: Việc tổ chức triển khai các phong trào thi đua tại một số địa phương, đơn vị có thời điểm còn mang tính hình thức, nhiều nội dung bị trùng lặp với các phong trào, các cuộc vận động khác. Việc hướng dẫn đăng ký và theo dõi, đánh giá thực hiện phong trào thi đua đối với một số nhóm phụ nữ đặc thù còn hạn chế, chưa cụ thể. Việc bình xét các danh hiệu thi đua đôi khi còn mang tính động viên, chính sách, chưa phản ánh đúng kết quả thực chất của phong trào thi đua.

Tại hội nghị tọa đàm, các đại biểu đã đã chia thành 4 nhóm cùng trao đổi thảo luận đóng góp ý kiến về phương thức triển khai, tổ chức phong trào thi đua trong giai đoạn tới. Công tác chỉ đạo cụ thể hóa nội dung phong trào thi đua của Hội LHPN TP, quận, huyện; Cách thức tổ chức phong trào thi đua của Hội LHPN TP Hà Nội, quận, huyện trong đó nhấn mạnh về cách thức chỉ đạo khác biệt đối với các đối tượng phụ nữ đặc thù: phụ nữ di cư, làm việc trong khu chế xuất, phụ nữ khuyết tật, phụ nữ dân tộc, tôn giáo; đánh giá kết quả, tác động của phong trào thi đua đối với các đối tượng phụ nữ (mô hình thành công, hiệu quả nhất trong tổ chức phong trào thi đua).

Các đại biểu đều mong muốn và đề xuất phong trào thi đua xuất phát từ nhu cầu mong muốn của phụ nữCác đại biểu đều mong muốn và đề xuất phong trào thi đua xuất phát từ nhu cầu mong muốn của phụ nữ

Các đại biểu đều đồng tình, thống nhất và đề xuất với Trung ương Hội cần xem xét nội dung, tên gọi phong trào thi đua phải có chủ đề, tên gọi ngắn ngọn, dễ nhớ, dễ hiểu và thể hiện tính hiệu triệu, cổ vũ ( cũng giống như các phong trào thi đua của tổ chức Hội như trước đây có phong trào thi đua "5 tốt",  "3 đảm đang", "người phụ nữ mới xây dựng và bảo vệ tổ quốc"...) phong trào thi đua phải xuất phát từ như cầu thiết thân của phụ nữ và hướng vào thực hiện 3 nội dung thi đua “Thi đua lao động sản xuất và công tác tốt; Thi đua xây dựng gia đình 5 không 3 sạch; Thi đua trong thực hiện văn hóa ứng xử. Phương pháp thi đua cụ thể, thiết thực, phù hợp với điều kiện khả năng tham gia của tập thể, cá nhân; chú trọng công tác chỉ đạo điểm, hướng dẫn kiểm tra đối với phong trào thi đua có thời gian dài; tăng cường phổ biến các sáng kiến kinh nghiệm, cách làm hay, hiệu quả để mọi người học tập. Đồng thời, các đại biểu cũng đưa ra những kiến nghị, đề xuất Trung ương Hội quan tâm định kỳ tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm trong quá trình triển khai phong trào thi đua; quan tâm công tác khen thưởng, nhân rộng mô hình hay, điển hình tiên tiến trong tổ chức thực hiện phong trào… tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch”; nghiên cứu để phát động cuộc vận động “Tự hào phụ nữ Việt Nam” trên cơ sở phát huy kết quả của cuộc vận động “Rèn luyện phẩm chất “Tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang””…

Dưới đây là một số hình ảnh các nhóm tham gia thảo luận

Phong trào thi đua phải mang bản sắc riêng của tổ chức Hội - ảnh 6

Phong trào thi đua phải mang bản sắc riêng của tổ chức Hội - ảnh 7

THANH THANH

Tin cùng chuyên mục

Tập huấn kỹ năng phòng, chống tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng

Tập huấn kỹ năng phòng, chống tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng

(PNTĐ) - Sáng 19/4, Hội LHPN Hà Nội đã tổ chức Hội nghị tập huấn kỹ năng phòng, chống tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng cho lãnh đạo, cán bộ Hội các quận, huyện, thị xã, đơn vị trực thuộc; các đồng chí là cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Hội LHPN Hà Nội.
Tổng kết tình hình thực hiện Kết luận số 01-KL/TƯ năm 2023-2024 trong các cấp Hội

Tổng kết tình hình thực hiện Kết luận số 01-KL/TƯ năm 2023-2024 trong các cấp Hội

(PNTĐ) - Ngày 15/4, Hội LHPN quận Thanh Xuân đã tổ chức Hội nghị Tổng kết đánh giá tình hình thực hiện Kết luận số 01-KL/TƯ, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị năm 2023-2024 trong các cấp Hội và Tập huấn Quán triệt chuyên đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” năm 2024.
Nữ chủ tịch Hội hết lòng vì hội viên

Nữ chủ tịch Hội hết lòng vì hội viên

(PNTĐ) - Chị Bùi Thị Ngọc, sinh năm 1982 người dân tộc Mường đã có 18 năm gắn bó với tổ chức Hội Phụ nữ và 7 năm giữ chức vụ Chủ tịch Hội LHPN xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Chị không những hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà còn có nhiều đóng góp trong sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, góp phần xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.