Chỉ số hạnh phúc của trẻ em ở Nhật Bản thuộc loại thấp nhất trong số các nước phát triển

Chia sẻ

Theo báo cáo mới đây của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), chỉ số hạnh phúc của trẻ em ở Nhật Bản thuộc vào loại thấp nhất trong số các quốc gia giàu có (hay còn gọi là các nước phát triển).

Cụ thể, trong số 38 quốc gia phát triển mà UNICEF tiến hành khảo sát, chỉ số hạnh phúc của trẻ em Nhật Bản đứng ở vị trí áp chót do do mức độ hài lòng trong cuộc sống kém và tần suất tự tử cao. Chỉ có trẻ em New Zealand có vấn đề tâm lý tệ hơn trẻ em Nhật Bản. Các quốc gia tham gia khảo sát này đều thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và Liên minh châu Âu.

Nghiên cứu của UNICEF đánh giá trên 3 tiêu chí: sức khỏe tâm lý, sức khỏe thể chất và các kĩ năng học tập và xã hội. Số liệu thu thập trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát.

Trẻ em Nhật Bản không hề hạnh phúc dù có điều kiện về vật chất rất tốt. Ảnh: kyodonews.netTrẻ em Nhật Bản không hề hạnh phúc dù có điều kiện về vật chất rất tốt. Ảnh: kyodonews.net

Trẻ em Nhật Bản được xếp hạng nhất về sức khỏe thể chất và sống trong hoàn cảnh kinh tế tương đối khá giả, nhưng các em lại phải thường xuyên đối mặt với tình trạng bị bắt nạt ở trường học. 

Ngoài ra, các em cũng gặp khó khăn trong việc thiết lập các mối quan hệ với các thành viên trong gia đình, dẫn đến tình trạng bất ổn về tâm lý.

Tại Nhật Bản, trong khoảng thời gian từ năm 2013 đến năm 2015, trung bình cứ 100.000 thanh thiếu niên từ 15-19 tuổi thì có 7,5 ca tự tử. Đứng thứ 2 về tỷ lệ tự tử, sau Nhật Bản là New Zealand.

Tiến sỹ Naoki Ogi, chuyên gia về giáo dục của Nhật Bản. Ảnh: kyodonews.netTiến sỹ Naoki Ogi, chuyên gia về giáo dục của Nhật Bản. Ảnh: kyodonews.net

Xét về các kĩ năng học tập và xã hội, Nhật Bản đứng thứ 27. Mặc dù trẻ em Nhật Bản đứng thứ 5 về kĩ năng đọc và làm toán, các em lại đứng cuối bảng về sự tự tin khi kết bạn. Chỉ 69% số học sinh Nhật Bản ở tuổi 15 cho biết các em cảm thấy có thể dễ dàng kết bạn.

Cũng theo báo cáo của UNICEF, cuộc khủng hoảng do đại dịch Covid-19 sẽ làm gia tăng các thách thức đối với trẻ em. Báo cáo có đoạn viết: "Một cuộc khủng hoảng về sức khỏe sẽ dẫn tới khủng hoảng về mọi khía cạnh kinh tế và xã hội. Trẻ em sẽ không chịu ảnh hưởng trực tiếp về mặt sức khỏe do đại dịch. Tuy nhiên, như chúng ta rút ra kết luận từ các cuộc khủng hoảng trước, trẻ em sẽ là đối tượng chịu các tác động tiêu cực mang tính lâu dài".

Theo tiến sỹ Naoki Ogi, chuyên gia về giáo dục của Nhật Bản, các trường học ở Xứ sở mặt trời mọc là "địa ngục của tình trạng bắt nạt". Ngoài ra, ông cho rằng, tình trạng cạnh tranh quá gay gắt để được học tại các trường danh tiếng cũng gây ảnh hưởng tiêu cực tới tâm lý của trẻ em nước này. 

Tiến sỹ Ogi kết luận: "Áp lực học tập ở các trường danh tiếng đã khiến trẻ em Nhật không tránh khỏi tình trạng thiếu tự tin và ít có cảm giác hạnh phúc dù có thể các em có điều kiện về vật chất rất tốt".

Theo Phụ nữ Việt Nam

Theo https://phunuvietnam.vn/chi-so-hanh-phuc-cua-tre-em-o-nhat-ban-rat-thap-20200906141750317.htm

Tin cùng chuyên mục

Bổ nhiệm ông Phạm Thanh Bình làm Thứ trưởng Bộ Ngoại giao

Bổ nhiệm ông Phạm Thanh Bình làm Thứ trưởng Bộ Ngoại giao

(PNTĐ) - Ông Phạm Thanh Bình - Vụ trưởng Vụ Đông Bắc Á, Bộ Ngoại giao vừa được bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam. Đáng chú ý, ông Phạm Thanh Bình được tiến cử làm Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc với thời hạn nhiệm kỳ 5 năm thay cho ông Phạm Sao Mai.
Công dân Việt Nam vẫn an toàn giữa căng thẳng Iran-Israel

Công dân Việt Nam vẫn an toàn giữa căng thẳng Iran-Israel

(PNTĐ) - Đại sứ quán Việt Nam tại Israel và Iran tiếp tục ra thông báo khuyến cáo công dân các biện pháp bảo đảm an toàn trước tình hình xung đột leo thang phức tạp giữa Israel và Iran. Đồng thời, Đại sứ Israel tại Việt Nam khẳng định, Israel cam kết bảo đảm an toàn cho công dân Việt Nam.