Hà Nội tạm giữ và xử lý hơn 31 nghìn sản phẩm bánh Trung thu không đảm bảo chất lượng

Chia sẻ

Trong tháng 8/2020, Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội đã kiểm tra, xử lý 6 vụ việc vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm liên quan đến sản phẩm bánh Trung thu với số tiền phạt hành chính 58,6 triệu đồng, tạm giữ và xử lý hơn 31.000 sản phẩm bánh Trung thu các loại.

Đó là thông tin được ông Nguyễn Minh Hùng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội cho biết tại Hội nghị giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức.

Theo ông Nguyễn Minh Hùng, năm nay thị trường bánh Trung thu được quản lý rất chặt chẽ. Đặc biệt trên địa bàn thành phố có 2 làng nghề ở quận Bắc Từ Tiêm và huyện Hoài Đức, đều được chính quyền địa phương kiểm soát chặt, bảo đảm an toàn thực phẩm. Ban chỉ đạo An toàn thực phẩm thành phố cũng đã thành lập 4 đoàn kiểm tra, dự kiến trong tuần tới sẽ trực tiếp đi kiểm tra tại các cơ sở sản xuất. Trước kia các loại bánh trung thu được nhập nhân từ Trung Quốc, nhưng năm nay các cơ sở kinh doanh đã tự làm. Đặc biệt không còn tình trạng phơi hạt bí trên đường.

Lực lượng Quản lý thị trường kiểm tra một cơ sở kinh doanh bánh Trung thuLực lượng Quản lý thị trường kiểm tra một cơ sở kinh doanh bánh Trung thu

Tuy nhiên, ông Hùng lưu ý, trong thời gian gần đây, trên địa bàn Hà Nội, lượng bánh Trung thu giá rẻ, chất lượng kém đã tràn vào thị trường, nhất là ở các vùng ven đô rất được ưa chuộng do giá cả phù hợp. Chỉ trong thời gian ngắn, Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội đã bắt giữ 30 nghìn sản phẩm.

Thông tin về sản phẩm pate Minh Chay của Công ty TNHH  Hai thành viên Lối sống mới (trụ sở tại thị trấn Đông Anh, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội) làm 2 người ngộ độc đang điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai, ông Hùng cho hay: Đội Quản lý thị trường số 9 (Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội) đã phối hợp với các đơn vị liên quan thành lập Đoàn kiểm tra an toàn thực phẩm tiến hành kiểm tra cơ sở kinh doanh, sản xuất của công ty. Qua kiểm tra, lực lượng chức năng đã phát hiện 3 lỗi vi phạm: Sử dụng người lao động tiếp xúc với sản phẩm không đeo khẩu trang; Dụng cụ đựng chất thải rắn không có nắp đậy; Hàng hóa (nguyên liệu đầu vào) có nhãn ghi không đủ nội dung. Trên cơ sở đó, Chủ tịch UBND huyện Đông Anh đã ra quyết định xử phạt theo thẩm quyền 17,5 triệu đồng đối với công ty này. Công ty TNHH  Hai thành viên Lối sống mới hoạt động nhỏ lẻ, do tình hình dịch bệnh, sản phẩm chủ yếu bán online. Ngay sau khi sự việc xảy ra, cơ quan chức năng đã yêu cầu công ty cung cấp danh sách các khách hàng mua sản phẩm, và cơ quan chức năng đã gọi điện khuyến cáo người dân không dùng sản phẩm, thông tin tình hình sức khỏe để được cơ sở y tế hỗ trợ nhanh chóng, kịp thời nhất khi có biểu hiện.

Ông Phạm Thanh Học, Phó Trưởng ban thường trực Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội cho biết thêm, hiện nay sức khỏe của hai bệnh nhân này bị ngộ độc nằm viện tại Bệnh viện Bạch Mai đã có kết quả tiến triển. Công ty TNHH  Hai thành viên Lối sống mới đã tạm dừng hoạt động. Người dân không nên dùng sản phẩm, không nên tự tiêu hủy sản phẩm trước khi có kết luận chính thức của cơ quan chức năng.

PHẠM HẰNG

Tin cùng chuyên mục

Khởi động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024

Khởi động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024

(PNTĐ) - Tổng cục Quản lý thị trường vừa ban hành Văn bản số 716/TCQLTT-CNV yêu cầu Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng xây dựng Kế hoạch triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2024 và triển khai công tác hậu kiểm an toàn thực phẩm năm 2024.