“Núp bóng” nghệ thuật làm xấu mỹ quan đường phố

Chia sẻ

Trên nhiều tuyến phố chính của một số quận nội thành Hà Nội, không ít gia đình đang rơi vào tình trạng bị những người tự cho là theo trường phái graffiti (vẽ lên tường) tự ý phun sơn lên cửa, tạo thành những hình vẽ chằng chịt, xấu xí, mất mỹ quan.

Cửa của các hộ kinh doanh trên phố Hàng Gai bị những người vẽ graffiti thiếu ý thức vẽ bẩnCửa của các hộ kinh doanh trên phố Hàng Gai bị những người vẽ graffiti thiếu ý thức vẽ bẩn

Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, các cửa hàng kinh doanh ở mặt tiền các tuyến phố thường tập trung đông khách du lịch tại các quận: Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Tây Hồ bị ảnh hưởng; trong đó nhiều cửa hàng phải tạm dừng hoạt động, trả lại mặt bằng. Tuy nhiên, khi những cửa cuốn được kéo xuống, tấm biển thông báo sang nhượng cửa hàng được treo lên cũng là lúc một số người tự ý mang sơn đến, phun vẽ những hình ảnh nguệch ngoạc, vô nghĩa nhằm thỏa mãn sở thích cá nhân. Hành động thiếu ý thức của một số cá nhân này không chỉ xâm hại tài sản cá nhân, khiến chủ nhà phải mất tiền để sơn lại cửa mà còn làm cho mỹ quan đô thị trở nên xấu xí.

Không chỉ phố Lương Văn Can, nhiều cửa cuốn trên các tuyến phố chính tại quận Hoàn Kiếm như Hàng Ngang, Hàng Đào, Mã Mây, Hàng Hòm, Hàng Giấy, Lý Thái Tổ, Nguyễn Hữu Huân, Hàng Dầu, Hàng Muối…; Phố Huế, Lò Đúc, Lê Văn Hưu, Trần Khánh Dư… của quận Hai Bà Trưng; phố Nghi Tàm, Âu Cơ (quận Tây Hồ) cũng xuất hiện rất nhiều hình vẽ vô nghĩa với đủ loại màu sơn, nét vẽ ngẫu hứng mang tính chất bôi bẩn.

Nhiều chủ nhà bức xúc với việc một số cá nhân cố tình xâm hại tài sản riêng của gia đình. Không ít chủ nhà đã trích xuất camera của gia đình để tìm những người cố tình làm xấu cửa nhà mình nhưng việc nhận dạng và bắt quả tang rất khó khăn do các cá nhân này thường đội mũ bảo hiểm, đeo khẩu trang kín. Thời gian thực hiện hành vi xấu này thường diễn ra vào đêm khuya để tránh sự phát hiện của người dân và các cơ quan chức năng.

Đại diện chính quyền các địa phương có nhiều cửa hàng bị vẽ bẩn đã nhận được phản ánh của người dân và cùng vào cuộc hỗ trợ người dân xóa bỏ những hình vẽ phản cảm. Tại quận Hoàn Kiếm, UBND quận đã chỉ đạo lực lượng chức năng tại các phường, trong đó nòng cốt là cán bộ quản lý đô thị, công an tăng cường nắm bắt tình hình, tuần tra kiểm soát bắt quả tang, xử lý vi phạm. Theo quy định, tường nhà, cửa nhà, hàng rào nhà ở của người dân là tài sản thuộc sở hữu cá nhân nên khi vẽ hoặc có bất cứ hành vi nào tác động lên không gian riêng cần phải xin phép chủ nhà. Hành vi vẽ, viết xâm hại đến tài sản riêng của cá nhân khi chưa được phép, tùy tính chất, mức độ thiệt hại có thể xem xét để xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Ông Vũ Tuấn Phong - Phó Chủ tịch UBND phường Lý Thái Tổ (quận Hoàn Kiếm) cho biết, các đối tượng chủ yếu vẽ, phun sơn làm bẩn các gia đình sử dụng cửa cuốn tấm lớn… với nhiều hình thức né tránh tinh vi, tránh bị phát hiện như ở mỗi nơi các đối tượng vẽ rất nhanh, chỉ hoàn thành 1/3 hình họa định vẽ, sau đó sẽ di chuyển sang vị trí khác rồi sau đó quay lại hoàn thành tác phẩm. Để xử lý tình trạng trên, một mặt các phòng ban, đơn vị của phường đang tăng cường kiểm soát, tìm kiếm các đối tượng vẽ bẩn, mặt khác, bố trí lực lượng xóa bỏ tranh, hình vẽ bừa bãi, sơn lại tường ở các vị trí công cộng.

Họa sĩ Trần Thắng - hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam cho biết: Cách mà một số đối tượng vẽ trên cửa nhà người dân gần giống như hình thức vẽ lên tường (graffiti) - môn nghệ thuật phát triển ở nhiều nước. Loại hình nghệ thuật này cho phép những người cầm cọ được sáng tạo vượt giới hạn không gian, vì thế tác phẩm của người vẽ graffiti chính là những bức tường lớn. Thế nhưng, nói như vậy không có nghĩa là vẽ lên tường được phép thực hiện ở mọi địa điểm, thích vẽ ở đâu thì vẽ như cách mà các đối tượng đang thực hiện trên một số tuyến phố của Hà Nội. Graffiti chỉ được thực hiện với sự quản lý của các cơ quan chức năng nhằm đảm bảo tính thẩm mỹ, góp phần tôn thêm vẻ đẹp phố phường, xóa đi sự “khô khan” của những bức tường xi măng hay công trình công cộng. Vì vậy, để graffiti phát huy tác dụng, các cơ quan chức năng cần có hướng dẫn cụ thể sao cho những người đam mê hình thức này có thể đóng góp cho cộng đồng. Mặt khác cũng cần kêu gọi cộng đồng cùng lên tiếng phản đối, chung tay giám sát, phát hiện và tố giác những người cố tình lợi dụng graffiti để làm xấu phố phường.

Bài và ảnh VŨ ANH

Tin cùng chuyên mục

Hội LHPN Hà Nội tập huấn công tác đối ngoại năm 2024

Hội LHPN Hà Nội tập huấn công tác đối ngoại năm 2024

(PNTĐ) - Chiều 19/4, Hội LHPN Hà Nội tổ chức tập huấn công tác đối ngoại năm 2024 với chuyên đề: "Hiệp định Giơnevơ - Ý nghĩa lịch sử với tình hình Việt Nam và thế giới hiện nay”. Phó Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội Lê Thị Thiên Hương đến dự.
 Thủ đoạn mới: Gắn định vị vào gói hàng ma tuý để thả trôi trên biển

Thủ đoạn mới: Gắn định vị vào gói hàng ma tuý để thả trôi trên biển

(PNTĐ) - Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Quang, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (C04 - Bộ Công an) cho biết, thời gian qua, lực lượng chức năng phát hiện nhiều gói ma túy được đóng gói và có thiết bị định vị, để rồi sau đó các đối tượng buôn bán trục vớt mang đi tiêu thụ.
Công bố biểu trưng Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2024-2029

Công bố biểu trưng Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2024-2029

(PNTĐ) - Biểu trưng Đại hội đại biểu toàn quốc Hội LHTN Việt Nam lần thứ IX là hình ảnh kết hợp cấu trúc chữ tượng hình từ số lần Đại hội, biểu hiện thông qua chữ số IX, là sự tích hợp các hình tượng tiêu biểu xoay quanh biểu trưng Thanh niên Việt Nam.