Đề nghị 2 án tử hình, chuyển tội danh cho 19 bị cáo vì đã ăn năn, hối cải

Chia sẻ

Người giữ quyền công tố cho rằng các bị cáo vì tham lam đất đai đã chống đối chính quyền, kích động chống người thi hành công vụ… nên đề nghị tòa phạt những kẻ cầm đầu án tử hình.

Sự hi sinh của các anh góp phần đảm bảo bình yên của nhân dân

Sáng 9/9, đại diện Viện KSND TP Hà Nội được nêu quan điểm xử lý và đưa mức án đề nghị với 29 bị cáo trong vụ án “Giết người”, “Chống người thi hành công vụ” xảy ra tại xã Đồng Tâm (Mỹ Đức, Hà Nội).

Người giữ quyền công tố khẳng định, đất đồng Sênh thuộc xã Đồng Tâm là đất quốc phòng nhưng ông Lê Đình Kình (SN 1936) cùng một số bị cáo trong vụ thành lập "Tổ Đồng thuận" nhằm lấn chiếm, sử dụng. Nhóm này cũng nhiều lần chống đối cơ quan chức năng, bắt giữ công an, cán bộ..Các bị cáo tại TòaCác bị cáo tại Tòa

Sáng 9/1, khi cảnh sát vào thôn Hoành bảo vệ các mục tiêu đã bị Tổ đồng thuận ném bom xăng, lựu đạn, dùng dao tấn công… Bị cáo Lê Đình Chức (con trai ông Kình) khai tại tòa, khi 3 chiến sĩ bị rơi xuống hố, Chức dùng tuýt sắt gắn dao nhọn chọc xuống liên tiếp rồi nhiều lần đổ xăng, thiêu họ đến tử vong.

Kiểm sát viên cho rằng, hành vi của bị cáo bất chấp pháp luật, vì tham lam, gây ảnh hưởng tới lợi ích của người dân khác. Các bị cáo còn dùng bùi nhùi, bom xăng, gạch đá… tấn công cảnh sát. Để đảm bảo an toàn, cảnh sát phải tiến hành bắt quả tang nhưng đã bị các bị cáo đổ xăng, thiêu 3 người tử vong.

Phía công tố đánh giá, các bị cáo giết người hết sức dã man, gây ảnh hưởng tới hoạt động đúng đắn của nhà nước, gây bất bình cho nhân dân… Hậu quả vụ án là không gì bù đắp được cho gia đình các chiến sĩ công an. “Chúng tôi tin rằng các anh mất đi không vô nghĩa, sự hi sinh của các anh góp phần đảm bảo bình yên của nhân dân, làm nhiều bị cáo ở đây thấy ăn năn” – kiểm sát viên nói.

Chuyển tội danh cho 19 bị cáo

Đánh giá mức độ, kiểm sát viên cho rằng các bị cáo Lê Đình Công, Bùi Viết Hiểu, Nguyễn Văn Tuyển, Nguyễn Quốc Tiến, Lê Đình Chức là chủ mưu cầm đầu với mục đích giết người rõ ràng.

Trong đó, bị cáo Công thường xuyên kích động giết cán bộ công an qua các clip tung lên mạng xã hội; dọa cho nổ trạm điện; dọa giết 300 – 500 cán bộ... Công trực tiếp ném lựu đạn, giết chết công an, mong muốn giết càng nhiều càng tốt nên phạm vào tội giết người với tình tiết định khung tăng nặng như giết 2 người trở lên, giết người vì lý do công vụ… Bị cáo này khai báo quanh co, có nhân thân xấu vì từng bị phạt tù về tội cố ý gây thương tích nhưng không tự răn đe lại gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nên cần loại bỏ vĩnh viễn khỏi đời sống xã hội.

Bị cáo Lê Đình Chức cũng chủ động chống đối, cùng mang hung khí lên trần nhà rồi ném bom xăng, lựu đạn về phía công an, dùng tuýp sắt gắn dao bầu chọc khiến 3 cảnh sát ngã xuống hố rồi cùng Doanh đổ xăng thiêu chết. Hành vi thể hiện sự mất nhân tính, không còn khả năng cải tạo và ra tòa lại đổ tội cho Doanh. Bị cáo này từng bị xét xử về tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có nhưng không hối cải. Lê Đình Chức cũng phạm tội với tình tiết tăng nặng là giết trên 2 người, có tổ chức, có tính côn đồ… nên cần thiết phải loại bỏ vĩnh viễn khỏi đời sống.

Bị cáo Lê Đình Doanh bị kiển sát viên đánh giá nhiều năm qua cũng chống đối chính quyền nhằm chiếm đất Đồng Sênh. Doanh mua dao bầu, đi hàn vào tuýp sắt để chống đối…Sáng 9/1, Doanh dùng gạch, bom xăng ném về phía công an và dùng dao bầu tấn công khiến 3 cảnh sát ngã xuống hố. Bị cáo này mang chậu xăng cho Chức và châm lửa, đẩy xuống đốt chết 3 cảnh sát.

Hành vi của bị cáo Doanh trực tiếp gây ra cái chết cho 3 người, bản thân có nhân thân rất xấu, từng bị xét xử về các tội cướp tài sản, trộm cắp, tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có. Tuy nhiên, ở giai đoạn điều tra và tại tòa, Doanh đã ăn năn hối cải và là con của Lê Đình Công nên không cần thiết phải loại bỏ khỏi xã hội nhằm cho bị cáo làm lại cuộc đời.

Với các bị cáo Bùi Viết Hiểu và Nguyễn Văn Tuyển cũng vì tham lam nên lôi kéo người khác. Việc 3 cảnh sát bị đốt chết có quan hệ nhân quả với hành vi của 2 bị cáo này. Vì vậy, xác định 2 bị cáo này đã phạm vào tội Giết người với tình tiết tăng nặng kịch khung nên cần xử lý nghiêm. Tuy nhiên, cả 2 không trực tiếp gây ra cái chết của 3 nạn nhân; Hiểu phạm tội khi đã trên 70 tuổi, Tuyển là người tàn tật và khai báo thành khẩn nhất… nên được giảm nhẹ hình phạt.

Bị cáo Nguyễn Quốc Tiến là người trực tiếp đi mua 10 quả lựu đạn, chuẩn bị xăng để chống đối, tham gia họp bàn để chống đối. Trong sáng 9/1, Tiến ném bom xăng về phía công an với động cơ giết người, không cảnh sát nào chết là nằm ngoài ý muốn của bị cáo nên cũng phạm tội “Giết người”.

Với các bị cáo còn lại, kiểm sát viên đánh giá họ là nông dân, hiểu biết kém và đều hoạt động theo sự phân công của Lê Đình Kình, Lê Đình Công… nên đã chuyển tội danh cho 19 người từ tội “Giết người” sang “Chống người thi hành công vụ” và đề nghị Tòa xem xét giảm nhẹ hình phạt.

Phiên tòa tiếp tục với phần bào chữa của các luật sư.

QUỲNH AN

Tin cùng chuyên mục

Thu hút, trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho Thủ đô

Thu hút, trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho Thủ đô

(PNTĐ) - Ngày 25/4, Báo Kinh tế và Đô thị phối hợp với Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học “Thu hút, trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)”. Ban tổ chức đã nhận được gần 20 tham luận gửi đến Hội thảo đóng góp ý kiến vào Dự thảo Luật.
Đồng bào các dân tộc Điện Biên với tinh thần “cả nước cùng chống giặc”

Đồng bào các dân tộc Điện Biên với tinh thần “cả nước cùng chống giặc”

(PNTĐ) - Phát huy sức mạnh đoàn kết các dân tộc, trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, Đảng bộ, nhân dân các dân tộc tỉnh Điện Biên đã chung sức, đồng lòng, cùng với cả nước, tích cực chủ động tham gia phục vụ chiến trường với tất cả tinh thần, sức lực, trí tuệ và của cải, tất cả cho chiến thắng.